Đề nghị tuyên hủy nghĩa vụ cấp dưỡng của ông Chấn đối với con nạn nhân
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44 – Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung đối với vụ án “giết người, cướp tài sản” tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra cách đây hơn 11 năm đã khiến ông Chấn phải ngồi tù oan 10 năm.
Nội dung chính của bản kết luận điều tra mới là làm rõ tình tiết liên quan đến trách nhiệm dân sự. Theo đó, cơ quan điều tra đã đề nghị cấp có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm về việc buộc ông Nguyễn Thanh Chấn (người tù oan 10 năm) phải trả tiền cấp dưỡng nuôi cháu Nguyễn Văn Đức (con đẻ nạn nhân Nguyễn Thị Hoan).
Mới đây, cơ quan điều tra cũng có công văn gửi VKSND Tối cao đề nghị cơ quan này ra bản kháng nghị để đề nghị TAND Tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hủy các bản án từng buộc ông Nguyễn Thanh Chấn phải trả tiền cấp dưỡng nuôi cháu Nguyễn Văn Đức.
Theo kết luận điều tra, năm 1988, chị Nguyễn Thị Hoan (SN 1972, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) kết hôn với anh Nguyễn Xuân Chung (SN 1968, ở huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang).
Năm 1990, chị Hoan sinh con trai là Nguyễn Xuân Tiến. Đến năm 1998, anh Nguyễn Xuân Chung và chị H. làm thủ tục ly hôn. Chi H. đề nghị: “Con chung giao cho anh Chung nuôi, tôi góp một phần phí tổn mỗi tháng là 15kg thóc đến khi con trưởng thành đủ 18 tuổi”. Sau đó, chị H. làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, xin hoãn việc góp phí nuôi con.
Đối tượng Lý Nguyễn Chung tại cơ quan điều tra.
Năm 1999, TAND huyện Tân Yên quyết định thuận tình ly hôn. Con chung là cháu Nguyễn Xuân Tiến giao cho anh Nguyễn Xuân Chung nuôi và tạm hoãn việc góp phí tổn nuôi con chung đến khi chị Hoan có điều kiện”.
Năm 2003, chị Hoan bị Lý Nguyễn Chung giết hại. Căn cứ vào tài liệu điều tra, cơ quan điều tra xác định: Chị Nguyễn Thị Hoan có 2 người con gồm Nguyễn Xuân Tiến (SN 1990) và Nguyễn Văn Đức (SN 2002).
Phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung về tội “giết người, cướp tài sản” đã từng được mở nhưng phải hoãn và trả hồ sơ bổ sung do phần trách nhiệm dân sự nói trên chưa được làm rõ.
Video đang HOT
Trước đó, ông Chấn được tuyên hủy án và đình chỉ điều tra về trách nhiệm hình sự. Nhưng phần án dân sự về trách nhiệm đối với nạn nhân vẫn chưa được hủy. Hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đây tuyên buộc ông Nguyễn Thanh Chấn cấp dưỡng cho cháu Nguyễn Văn Đức (con trai thứ 2 của chị Hoan, nạn nhân). Tại phiên tòa bị hoãn hồi cuối tháng 9 còn xuất hiện thêm đơn của anh Nguyễn Xuân Tiến (24 tuổi, con đầu lòng của chị Hoan).
Mặc dù ông Chấn được tuyên hủy án và đình chỉ điều tra về trách nhiệm hình sự nhưng phần án dân sự về trách nhiệm đối với nạn nhân vẫn chưa được hủy.
Luật sư Giáp Văn Điệp (bảo vệ cho nạn nhân) đã công bố lá đơn của anh Nguyễn Xuân Tiến, yêu cầu hung thủ gây ra cái chết của mẹ anh phải bồi thường cho anh. Theo anh Tiến, lúc mẹ mình bị sát hại, anh mới hơn 13 tuổi. Do bố mẹ anh ly hôn nên anh ở với bố và mẹ vẫn qua lại chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ ngày mẹ anh qua đời, anh không nhận được sự chăm sóc của mẹ nữa.
Bà Hoàng Thị Hội (mẹ đẻ nạn nhân Hoan) cũng đã có đơn đề nghị cơ quan pháp luật buộc kẻ gây ra cái chết của chị Hoan phải trợ cấp nuôi dưỡng anh Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Xuân Tiến (con trai chị Hoan) theo chi phí cấp dưỡng kể từ thời điểm chị bị giết đến 18 tuổi. Bà Hội còn yêu cầu hung thủ phải bồi thường về vật chất và tinh thần cho gia đình bà Hội theo quy định pháp luật.
Lý Nguyễn Chung là người đã để lại vụ án oan 10 năm đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang). Sau khi gây án, Lý Nguyễn Chung đã bỏ trốn vào Tây Nguyên sinh sống. Ở quê hương, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị bắt và kết án tù chung thân. Ông Chấn chịu tội thay cho Chung 10 năm trời. Mười năm sau mới ra đầu thú. Ông Chấn được trả tự do. Chung bị đưa ra xét xử về tội “giết người” theo Điểm g, Khoản 1, Điều 93 – Tức là “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.
Q. Đô
Theo Dantri
Ông Chiêm có thể tự mình đưa ra kết luận ông Chấn giết người?
Để ra bản án xác định ông Chấn phạm tội giết người, một mình ông Chiêm, dù với tư cách là chủ tọa phiên tòa cũng không thể tự mình ban hành. Như vậy, ý kiến các thành viên HĐXX phúc thẩm vụ án ông Chấn là những ai và quyết định của họ tại biên bản nghị án như thế nào cũng cần phải được làm rõ.
Sau khi Cục Điều tra hình sự VKSNDTC ra quyết định khởi tố Hình sự đối với ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên Thẩm phán TANDTC, chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, nhiều ý kiến đồng tình và cho rằng đã có sự thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động trong việc giải quyết án oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng cũng có ý kiến băn khoăn với quyết định này, nhất là về tội danh khởi tố ông Chiêm.
Người sai phạm phải bị xử lý nghiêm, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, PLVN xin được đăng ý kiến của Luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP.HCM về việc ông Chiêm bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 285 Bộ luật Hình sự.
LS Đức cho rằng, theo điều luật này, người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (Khoản 1). Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm (Khoản 2).
Xét về khoa học pháp lý, mặt khách quan của tội phạm đó là hành vi không thực hiện (trong khi luật buộc phải thực hiện) hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao dẫn đến việc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ngày ông Chấn được tha.
Vụ án oan ông Chấn: Đâu là trách nhiệm của cơ quan điều tra, công tố?
Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà hậu quả vẫn xảy ra thì không phải là thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội này, dù hậu quả gây ra có rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Lỗi trong trường hợp này là lỗi vô ý, có thể vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin.
Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Hầu hết trường hợp người phạm tội này đều không có đồng phạm. Chủ thể của tội này là người có chức vụ, quyền hạn.
Trở lại trường hợp của ông Chiêm, nếu xét qua thì dường như ông Chiêm có các dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng nếu xem xét một cách thận trọng thì thấy rằng việc khởi tố này có điều gì đó chưa ổn về mặt pháp luật. Bởi lẽ:
Thứ nhất: Hoạt động xét xử là hoạt động tư pháp, kết quả của bản án là dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa và để xác định một người có hành vi phạm tội hay không phải dựa trên kết quả nghị án với nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 17 Bộ luật Tố tụng Hình sự).
Như vậy, để ra bản án xác định ông Chấn phạm tội giết người, phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định ông Chấn phạm tội, một mình ông Chiêm, dù với tư cách là chủ tọa phiên tòa cũng không thể tự mình ban hành quyết định ấy được. Như vậy, ý kiến các thành viên HĐXX phúc thẩm vụ án ông Chấn là những ai và quyết định của họ tại biên bản nghị án như thế nào cũng cần phải được làm rõ.
Khi trả lời báo chí về việc mình bị khởi tố, ông Chiêm nói rằng HĐXX đã nhất trí là ông Chấn có tội và họ đã làm hết trách nhiệm nhưng không phát hiện được hồ sơ vụ án bị ngụy tạo về chứng cứ. Nếu phát biểu của ông Chiêm là đúng thì được hiểu là cả ba thành viên cùng quyết định ông Chấn có tội.
Vậy thì về mặt chủ quan, nếu họ thấy rằng hồ sơ vụ án chưa rõ ràng nhưng vẫn quyết định ông Chấn có tội thì lỗi này không phải là lỗi vô ý mà là cố ý. Một khi họ thực hiện hành vi với lỗi cố ý thì không thể phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Việc khởi tố ông Chiêm về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" chỉ đúng khi hai thẩm phán thành viên biểu quyết nhất trí nhưng không đọc hồ sơ, không nghiên cứu mà giao ông Chiêm với tư cách chủ tọa phiên tòa toàn quyền quyết định tất cả, họ chỉ bỏ phiếu cho có. Lúc này, hai thẩm phán thành viên trở thành người đồng phạm với ông Chiêm thì mới đảm bảo tính đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật. Để xác định họ biểu quyết cho có thì cơ quan tố tụng phải chứng minh, mà việc chứng minh này không phải là dễ.
3.699 ngày oan trái của ông Chấn: Án mạng và 9 ngày bức cung, nhục hình
Thứ hai: Ông Chiêm và các thành viên HĐXX phúc thẩm nhân danh Nhà nước để đưa ra bản án đối với ông Chấn, có nghĩa là họ đang thực hiện quyền tư pháp. Việc họ ban hành bản án buộc tội ông Chấn trong khi hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn thì hành vi đó có dấu hiệu xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Tư pháp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, tức nhóm tội xâm phạm hoạt động Tư pháp.
Trong trường hợp cụ thể này, nếu chứng minh ông Chiêm và các thành viên biết rõ hồ sơ vụ án không đủ để buộc tội ông Chấn nhưng vẫn ra bản án thì có dấu hiệu của tội "Ra bản án trái pháp luật" theo Điều 295 Bộ luật Hình sự mới chính xác. Trong trường hợp này, cơ quan tố tụng phải chứng minh ông Chiêm và hai thẩm phán thành viên HĐXX có lỗi cố ý.
Thứ ba: Khi vụ ông Chấn vừa mới bị phát hiện, đã có nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia pháp luật cho rằng cần phải giải quyết vụ ông Chấn theo thủ tục giám đốc thẩm do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thế nhưng người có thẩm quyền của các cơ quan tố tụng ở Trung ương cho rằng việc phát hiện ra ông Chấn bị oan không phải do vi phạm tố tụng mà do hung thủ Lý Nguyễn Chung bị bắt và khai ra hành vi giết người ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vào năm 2003.
Chính vì vậy nên vụ án của ông Chấn sau đó đã được giải quyết theo trình tự tái thẩm, tức xuất hiện tình tiết mới (Lý Nguyễn Chung thú tội) làm thay đổi bản chất vụ án ông Chấn.
Quyết định tái thẩm và ý kiến của người có thẩm quyền của các cơ quan tố tụng ở Trung ương gián tiếp xác định hồ sơ vụ án của ông Chấn đã được CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang ngụy trang một cách rất hoàn hảo, không thể phát hiện ra bất cứ manh mối nào liên quan đến việc ép cung, mớm cung.
Điều đó còn được thể hiện qua việc gần 10 năm ông Chấn liên tục kêu oan nhưng các cơ quan có thẩm quyền đều trả lời việc xét xử của các cấp tòa là đúng, không có căn cứ để xem xét đơn kêu oan của ông. Điều này cho thấy, ông Chiêm và HĐXX phúc thẩm tại thời điểm đó không thể phát hiện ra sự bất thường của hồ sơ vụ án. Nếu vậy thì không thể khởi tố ông về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như quyết định của Cục Điều tra hình sự VKSNDTC./.
Theo Pháp luật Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Chấn chính thức được tuyên vô tội Ông Chấn được trả tự do vào ngày 4/11/2013 sau 10 năm chấp hành án phạt chung thân về tội "giết người". Ông Nguyễn Thanh Chấn trong vòng tay người thân sau khi được trả tự do Ngày 25/1, tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã công...