Đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung
Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Nguyễn Đức Chung và 3 bị can khác đã chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Ngày 21/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Nguyễn Đức Chung và 3 người khác về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Các bị can còn lại gồm Nguyễn Anh Ngọc (công tác tại Phòng Thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND Hà Nội), Nguyễn Hoàng Trung (chuyên viên Phòng Thư ký biên tập thuộc Văn phòng UBND Hà Nội, lái xe của ông Nguyễn Đức Chung) và Phạm Quang Dũng (cán bộ của C03 Bộ Công an).
Theo kết quả điều tra của cơ quan an ninh, ông Chung và các bị can đã có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật, trong đó có tài liệu mật liên quan đến vụ án Nhật Cường. Ông Chung bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 28/8.
Cơ quan điều tra thu tài liệu khi khám xét nơi ở của ông Chung vào tối 28/8. Ảnh: Việt Hùng.
Trước đó, ngày 11/8, ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác 90 ngày để xác minh, điều tra vai trò liên quan đến 3 vụ án gồm: Nhật Cường Mobile, Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Đối với đại án Nhật Cường, cơ quan điều tra thấy rằng có gói thầu số hóa của Sở KH&ĐT Hà Nội có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại 19,8 tỷ đồng. Việc này có một phần trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung trên cương vị Chủ tịch Hà Nội.
Trong vụ xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C, cơ quan điều tra xác định quá trình triển khai và thực hiện, dự án đã gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 41 tỷ đồng. Với vai trò là Chủ tịch Hà Nội, ông Chung có một phần trách nhiệm.
Bị can Nguyễn Đức Chung từng là Đội trưởng Đội Trọng án, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội. Từ năm 2004 đến 2007, ông là Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự rồi Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự.
Video đang HOT
Ông Chung làm Phó giám đốc Công an Hà Nội giai đoạn 2011-2012, sau đó được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an TP vào tháng 9/2012. Tháng 12/2015, ông Nguyễn Đức Chung được bầu giữ chức Chủ tịch UBND Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Chung không được tại ngoại: Tội chiếm đoạt bí mật Nhà nước nghiêm trọng mức nào?
Theo luật sư, Cơ quan Điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật của bị can Nguyễn Đức Chung là nghiêm trọng, nên không cho thay đổi biện pháp ngăn chặn là đúng pháp luật. Còn việc xác định tội danh gì, như thế nào thì còn phải chờ kết luận điều tra và truy tố của Cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới.
Mới đây, Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã nhận đơn đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn với ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, vừa bị tạm giam để điều tra liên quan 3 vụ án.
"Qua điều tra và trao đổi với Viện Kiểm sát, thấy tội chiếm đoạt bí mật nhà nước là nghiêm trọng nên trước mắt chưa giải quyết thay đổi biện pháp ngăn chặn", ông Xô nói.
Ông Nguyễn Đức Chung không được tại ngoại chữa bệnh.
Ông Xô khẳng định, Cơ quan An ninh điều tra sẽ phối hợp cơ quan y tế khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ông Chung trong trại tạm giam.
Ông Xô cho biết, sức khỏe của ông Chung theo báo cáo của Cơ quan điều tra là bình thường trong điều kiện mới. Việc điều tra hiện vẫn đang được tiếp tục, liên quan tới 3 vụ án và nếu có liên quan sẽ tiếp tục điều tra thêm.
Trước đó, đã có đề nghị cho ông Chung được tại ngoại để chữa bệnh ung thư.
Liên quan đến việc này, luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định hiện hành của Bộ Luật Hình sự năm 2015, thì tội phạm nghiêm trọng được quy định tại khoản 2 điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015.
Theo đó tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn, mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 3 năm đến 7 năm tù.
Luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP.HCM.
"Việc xác định tội phạm nghiêm trọng trong Bộ Luật Hình sự 2015 là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt, nếu như một người phạm tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là từ trên 3 năm đến 7 năm tù thì người này phạm tội nghiêm trọng", luật sư Tuấn nói.
Theo vị luật sư, điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định rõ, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành bốn loại, ngoài tội phạm nghiêm trọng nêu trên, còn có các loại tội phạm khác.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 7 năm đến 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
"Cơ quan Điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật của bị can Nguyễn Đức Chung là nghiêm trọng, nên không cho thay đổi biện pháp ngăn chặn là đúng pháp luật, xác định tội danh gì, như thế nào còn phải chờ kết luận điều tra và truy tố của Cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới", vị luật sư phân tích.
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 2 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tướng Tô Ân Xô: 'Ông Nguyễn Đức Chung sức khoẻ bình thường trong điều kiện mới' Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, theo báo cáo của cơ quan an ninh điều tra, sức khoẻ của ông Nguyễn Đức Chung "bình thường trong điều kiện mới". Chiều 2/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 9, trả lời câu hỏi của báo chí về việc ông Nguyễn Đức Chung có đơn xin tại ngoại để điều trị...