Đề nghị truy tố nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam
Nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam vừa bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao, đề nghị truy tố.
Ảnh minh họa.
Ngày 14/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an) đã kết luận điều tra các hành vi vi phạm xảy ra tại Trung tâm XNK Vinacafe, đồng thời chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 3 bị can.
Cụ thể, Nguyễn Công Hoàng (55 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam, kiêm Giám đốc Trung tâm XNK Vinacafe), Phạm Trung Tuyến (57 tuổi, cùng ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nguyên Giám đốc trung tâm), Võ Quang Vinh (30 tuổi, ngụ Đắc Lăk, nguyên Phó phòng tài chính kế toán trung tâm) bị đề nghị truy tố cùng tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, ngày 9/6/2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Tuyến và Vinh. Mở rộng điều tra vụ án, ngày 20/4/2016, Bộ Công an khởi tố, khám xét khẩn cấp, bắt tạm giam đối với Hoàng về hành vi trên.
Theo kết luận điều tra, Trung tâm XNK Vinacafe thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, ngành nghề kinh doanh gồm cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, lương thực, nông sản…
Năm 2011 đến 2012, Trung tâm XNK Vinacafe ký 28 hợp đồng với Công ty TNHH TM DV Nông sản Bắc Hà, Công ty TNHH Hoàng Đạo và Cơ sở kinh doanh Lê Thị Lệ Chiêu, mua hơn 6.000 tấn cà phê trị giá khoảng 250 tỷ đồng. Quá trình ký và thực hiện hợp đồng với các công ty trên, ông Tuyến, Vinh đã lợi dụng giấy ủy quyền và việc thiếu kiểm tra giám sát của lãnh đạo Tổng công ty cà phê Việt Nam để lập hồ sơ mua bán cà phê khống, thế chấp vay ngân hàng.
Video đang HOT
Tuyến và Vinh lấy số tiền vay được cho 3 công ty trên vay lại với lãi suất 21%/năm, hiện Trung tâm XNK Vinacafe không thu hồi hơn 40 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Ngày 22/12/2015, Trung tâm XNK Vinacafe đã gửi đơn kiến nghị đến Cơ quan CQCSĐT Bộ Công an đề nghị làm rõ sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công nợ hơn 42 tỷ đồng để có biện pháp giúp trung tâm thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Được chỉ đạo để làm sai?
Theo hồ sơ, từ năm 2010, Hoàng với vai trò là giám đốc Trung tâm XNK Vinacafe đã chỉ đạo Tuyến lập chứng từ khống ứng hơn 2 tỷ đồng để thu mua cà phê, sau đó dùng số tiền này chi hoa hồng cho giám đốc các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, để các đơn vị này bán cà phê cho Trung tâm XNK Vinacafe.
Theo tài liệu điều tra, Hoàng lập danh sách gồm 14 đơn vị thành viên Tổng công ty đã nhận hơn 2 tỷ đồng nói trên. Tuy nhiên, các giám đốc của các đơn vị trong danh sách này khẳng định không nhận tiền hoa hồng của Trung tâm XNK Vinacafe qua việc bán cà phê niên vụ 2010, 2011 cho Trung tâm.
Hoàng khai, tại cuộc họp giao ban Tổng công ty vào khoảng tháng 10/2010,Hoàng nhận được chỉ đạo Trung tâm XNK Vinacafe phải chi tiền hoa hồng cho lãnh đạo các đơn vị thành viên bán cà phê niên vụ 2010 – 2011 cho Trung tâm XNK Vinacafe để xuất khẩu. Nhưng đến nay, Hoàng thay đổi lời khai, không thừa nhận đã nói như vậy.
Theo Báo Thanh Niên
Giải thể một loạt công ty cà phê tại tỉnh Đắk Lắk
Thủ tướng vừa chỉ đạo về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối 6 công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1TV) Cao su Đắk Lắk; Công ty TNHH 1TV Cà phê Thắng Lợi; Cty TNHH 1TV Cà phê Phước An; Công ty TNHH 1TV Cà phê - Ca cao Tháng 10; Công ty TNHH 1TV Cà phê Ea Pốk; Công ty TNHH 1TV Sản xuất, kinh doanh tổng hợp Krông A na.
Giải thể đối với 3 công ty nông nghiệp: Cty TNHH 1TV Cà phê Buôn Ma Thuột; Cty TNHH 1TV Cà phê Đray H' Linh; Công ty TNHH 1TV Cà phê - Ca cao KrôngA na và phối hợp với nhà đầu tư khác thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên đối với Công ty TNHH 1 TV nông nghiệp Cà phê Cư pul.
Một số doanh nghiệp cà phê tại tỉnh Đắck Lắck chuẩn bị giải thể. ảnh: Báo Đắck Lắck.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích 6 công ty lâm nghiệp: Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Krông Bông; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp M'Đrăk; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Ea Kar; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Buôn Wing; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Chư Phả; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Ea Wy.
Chuyển Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Lăk thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu; phối hợp với nhà đầu tư khác thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên 8 công ty lâm nghiệp: Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Chư Ma Lanh; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Rừng Xanh; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Ya Lốp; Cty TNHH 1TV lâm nghiệp Ea H'Mơ; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Ea H'Leo; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Thuân Mân; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Phước An; Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Buôn Ja Wầm.
Tại tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần 3 công ty: Công ty TNHH 1TV Cà phê Gia Lai; Công ty TNHH 1TV Chè Biển Hồ; Công ty TNHH 1TV Chè Bầu Cạn.
Duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu Công ty lâm nghiệp, Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích 11 công ty: Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Ka Nak; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Sơ Pai; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Hà Nừng; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Trạm Lập; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Kông Chro; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Kông H'De; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Kông Chiêng; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Lơ Ku; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Đắk Roong; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Krông Pa; Cty TNHH 1TV Lâm nghiệp Ia Pa.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Kon Tum duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu Công ty lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Đăk Tô.
Cùng với đó là duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu Công ty lâm nghiệp do Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích gồm: Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Đăk Glei; Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Ngọc Hồi; Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Đăk Hà; Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Sa Thầy; Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Kon Rẫy; Công ty TNHH 1 TV Lâm nghiệp Kon Plông.
Đối với tỉnh Đắk Nông, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuyển công ty TNHH một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối đối với 2 công ty: Công ty TNHH 1 TV Cà phê Thuận An; Công ty TNHH 1 TV Cà phê Đức Lập.
Duy trì củng cố, phát triển và tái cơ cấu, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đại Thành và duy trì củng cố, phát triển và tái cơ cấu, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với 5 công ty: Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Đắk Wil; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Đắk N'Tao; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Đức Hoà; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Quảng Sơn.
Đồng thời, chuyển công ty TNHH một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối đối với Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Nam Nung; chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu đối với Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Đắk Măng.
Giải thể 6 công ty: Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Gia Nghĩa; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Thuận Tân; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Quảng Đức; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Quảng Tín; Công ty TNHH 1 TV lâm nghiệp Trường Xuân; Công ty TNHH 1 TV nông, lâm nghiệp Đức Lập.
Ngọc Quang
Theo giaoduc