Đề nghị truy tố 5 cựu cán bộ, nhân viên phòng giao dịch ngân hàng ở Khánh Hòa
Ông Võ Việt Luân, Trưởng phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank Cam Ranh ( Khánh Hòa) cùng 4 cựu nhân viên bị đề nghị truy tố do vi phạm pháp luật.
Ngày 14/11, Công an tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố ông Võ Việt Luân (43 tuổi, cựu Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Sacombank Khánh Hòa – kiêm Trưởng phòng giao dịch Cam Ranh) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
4 người khác từng làm việc tại phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh, gồm bà Nguyễn Thị Thanh Hà (cựu phó phòng giao dịch), Ngô Thị Hồng Nhạn (cựu thủ quỹ), Nguyễn Trà My và Ngô Nữ Hồng Hải (đều là cựu giao dịch viên) cùng bị truy tố tội Tham ô tài sản.
Phòng giao dịch ngân hàng ở Cam Ranh (Khánh Hòa), nơi có 5 cựu cán bộ, nhân viên bị đề nghị truy tố.
Gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 17,3 tỷ đồng
Theo kết luận điều tra, năm 2022, ông Võ Việt Luân khi giữ chức Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Sacombank Khánh Hòa và kiêm Trưởng phòng giao dịch Cam Ranh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thông đồng, che giấu và tạo điều kiện cho bà Hà làm trái quy định trong hoạt động ngân hàng.
Bà Hà với vai trò là cựu phó phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh đã sử dụng thông tin tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm gửi của khách hàng để lập khống hồ sơ, chứng từ rút tiền từ ngân hàng để phục vụ mục đích cá nhân bà và của ông Luân.
Cựu phó phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh chi trả các khoản nợ gốc, lãi phát sinh từ các khoản vay bên ngoài của nhóm 21 khách hàng tại phòng giao dịch (do bà Hà theo dõi) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, trả nợ vay của nhóm Nhật Tùng – là Công ty TNHH Nhật Tùng và các cá nhân có liên quan đến công ty trên, gây thiệt hại cho Sacombank hơn 17,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong kết luận điều tra cũng nêu, bà Hà là người có vai trò xuyên suốt trong vụ án, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định pháp luật, chỉ đạo lập khống chứng từ. Sau đó, bà Hà sẽ trực tiếp phê duyệt nhằm chiếm đoạt tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Đối với ba bị can khác là bà My, Nhạn và Hải có sai phạm khi thực hiện theo chỉ đạo bà Hà.
Liên quan vụ án này, ngoài đề nghị truy tố 5 bị can trên, Công an tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo kiểm tra, thanh tra toàn diện các hoạt động của ngân Sacombank chi nhánh Khánh Hòa. Từ đó, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai phạm (nếu có), không để nhân viên ngân hàng lợi dụng danh nghĩa ngân hàng để làm trái quy định của pháp luật.
Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức vung tiền sắm biệt thự, chi 60 tỷ 'chạy án'
Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân giao người quản lý hơn 100 tỷ thu lợi bất chính, khi cần mua bất động sản, xe ô tô hoặc tiêu dùng.
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM và các đơn vị liên quan, đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân và 7 người khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
CQĐT xác định, đối với khoản lợi nhuận từ việc trúng 27 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế vào Bệnh viện TP Thủ Đức, số tiền này sau khi trừ đi chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí phục vụ hoạt động của nhóm các công ty thì đều chuyển về cho ông Quân và vợ là bà Nguyễn Trần Ngọc Diễm.
Tổng số tiền hưởng lợi của vợ chồng ông Quân đối với 27 gói thầu là 103,6 tỷ đồng, được xác định là tiền thu lợi bất chính, cần phải thu hồi.
Ông Nguyễn Minh Quân, cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức. Ảnh: Bộ Công an
Tại CQĐT, ông Quân khai, Công ty Ngọc Đạo là của vợ chồng bị can thành lập. Sau khi được bổ nhiệm PGĐ Bệnh viện TP Thủ Đức từ năm 2006, ông Quân rút tên khỏi công ty, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lợi làm PGĐ, bổ nhiệm vợ là bà Nguyễn Trần Ngọc Diễm đứng tên Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Các công ty Nguyễn Tâm, Trung Dũng, Hải Đăng, Thanh Vương SG, Y Đức đều là công ty do ông Lợi thành lập, điều hành theo chỉ đạo của ông Quân với mục đích để những công ty này tham gia đấu thầu mua bán thiết bị, vật tư y tế cung cấp cho Bệnh viện TP Thủ Đức, vì ông Lợi là chỗ tin tưởng.
Theo lời khai của ông Quân, toàn bộ số tiền vốn kinh doanh của các công ty trên đều là tiền của bị can đưa cho ông Lợi. Cựu Giám đốc BV Thủ Đức giao cho ông Lợi quản lý toàn bộ tiền của mình, khi nào cần thanh toán hoặc mua bất động sản, xe ô tô hoặc tiêu dùng, ông Quân sẽ chỉ đạo ông Lợi chuyển tiền thanh toán hoặc đưa tiền mặt.
Quá trình điều tra vụ án, CQĐT đã kê biên các tài sản liên quan đến ông Nguyễn Minh Quân gồm: Căn biệt thự du lịch nghỉ dưỡng thuộc Dự án Vinpeal Golf land Resort & Villas, ở Hòn Tre, Nha Trang, Khánh Hòa; Căn biệt thự song lập tại Dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn- Ba Son (Vinhome Golden River) ở quận 1 TP.HCM.
Kết quả điều tra đến nay xác định, nguồn tiền mua 2 căn biệt thự trên là của Công ty Nguyễn Tâm, Ngọc Đạo và Trung Dũng (các công ty của ông Nguyễn Minh Quân) trúng các gói thầu trang thiết bị y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức, liên quan trong vụ án.
CQĐT còn kê biên 2 căn nhà tại quận 10, TP.HCM mà vợ chồng ông Nguyễn Minh Quân đứng tên; kê biên thửa đất có diện tích 11.523,1m2 tại huyện Củ Chi, TP.HCM do vợ ông Quân đứng tên.
Tịch thu sung công tiền "chạy án"
Vào đầu năm 2021, khi biết CQĐT Bộ Công an "sờ gáy", do lo sợ những hành vi sai phạm của mình bị phát hiện xử lý hình sự nên ông Quân đã liên hệ và đưa tiền cho ông Bùi Trung Kiên, cựu cán bộ Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và luật sư Bùi Thị Hồng Giang để nhờ "chạy án".
Cuối năm 2021, thấy CQĐT vẫn tiếp tục kiểm tra, xác minh làm rõ các sai phạm của mình nên ông Quân đã đòi lại tiền "chạy án".
Đến ngày 6/11/2021, cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức bị khởi tố và bắt tạm giam vì vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức. Lúc này ông Quân đã làm đơn tố cáo hành vi nhận tiền "chạy án" của những người liên quan.
Theo cáo buộc, từ tháng 3-7/2021, ông Quân đã nhiều lần đưa tiền cho ông Bùi Trung Kiên và 2 người khác hơn 2,6 triệu USD (tương đương hơn 59 tỷ đồng) với mục đích, thông qua những người này đưa hối lộ cho người có thẩm quyền để giúp ông Quân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các hành vi sai phạm trong hoạt động đấu thầu tại Bệnh viện TP Thủ Đức.
Tuy nhiên, sau đó ông Bùi Trung Kiên đã lừa đảo chiếm đoạt của ông Quân số tiền 1,05 triệu USD (tương đương 23,5 tỷ đồng).
Tại phiên tòa xét xử những người cầm tiền để "chạy án" cho ông Quân, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Quân cho rằng, trong vụ án này, cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức được xác định là người bị hại. Vì vậy, việc đại diện VKS đề nghị tịch thu số tiền 1,05 triệu USD là không xác đáng.
Đại diện VKS cho rằng, trong vụ án này, ông Quân không bị xem xét tội Đưa hối lộ nhưng bị đại diện VKS đề nghị tịch thu toàn bộ số tiền đưa hối lộ sung công quỹ Nhà nước là đúng quy định của pháp luật. Việc không xem xét ông Quân tội Đưa hối lộ đã là chính sách khoan hồng của pháp luật rồi.
Về số tiền ông Quân dùng để "chạy án", HĐXX đưa ra phán quyết tịch thu sung công.
Lời khai nhận tiền dịp Tết của ông Nguyễn Quang Tuấn Theo lời khai của ông Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội), vào các dịp trước Tết âm lịch năm 2016, 2017, tại phòng làm việc, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Nga đã biếu ông 10 nghìn USD để cám ơn. Như VietNamNet đã đưa, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố nguyên Giám đốc...