Đề nghị truy tố 4 “quái xế” gây rối trong khu công nghiệp
Ngày 14-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết cơ quan này đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bốn “quái xế” về tội gây rối trật tự công cộng.
Một trong bốn chiếc xe của các “quái xế” bị công an tạm giữ – Ảnh: QUỲNH GIANG
Theo đó, những người bị đề nghị truy tố gồm: Nguyễn Chí Thông (19 tuổi, quê Kiên Giang), Nguyễn Hoàng Mến (18 tuổi, quê Bạc Liêu), Từ Vũ Luân (18 tuổi, quê An Giang) và Nguyễn Văn Lào (18 tuổi). Cả bốn cùng ngụ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Nguyễn Văn Lào đã rủ Thông, Mến, Luân chạy xe đến khu vực bờ hồ thuộc KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng (thị xã Phú Mỹ) để tụ tập với các thanh niên khác. Tại đây, cả bốn đã điều kiển xe môtô phân khối lớn chạy thành hàng ngang với tốc độ cao, rú ga, nẹt pô, lạng lách, đánh võng.
Video đang HOT
Nguyễn Chí Thông tại cơ quan công an – Ảnh: QUỲNH GIANG
Khi cảnh sát giao thông Công an thị xã Phú Mỹ xuất hiện, nhóm thanh niên này phóng xe bỏ chạy. Luân và Mến bị công an giữ lại và mời về trụ sở làm việc, còn Nguyễn Chí Thông không chấp hành lệnh của công an mà còn có hành vi chống đối, làm bị thương một cán bộ công an.
Tại cơ quan điều tra, cả 4 “quái xế” thừa nhận, trước khi bị bắt đã nhiều lần tụ tập, điều khiển xe môtô phân khối lớn lạng lách, đánh võng, nẹt pô. Hiện cơ quan công an đã bắt tạm giam đối với Nguyễn Chí Thông, ba người còn lại được cho tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Thêm chứng cứ cáo buộc bà Diệp Bạch Dương
Giữ nguyên quan điểm truy tố đại gia Diệp Bạch Dương, VKS còn bổ sung 3 tài liệu "thể hiện dùng tài sản đã thế chấp để lừa đảo", gây thiệt hại hơn 186 tỷ đồng.
Theo VKSND Tối cao, các tài liệu này đều do bà Dương Thị Bạch Diệp (72 tuổi, tức đại gia Diệp Bạch Dương, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) ký gửi Ban Nội chính Trung ương năm 2014 và Bộ Công an năm 2017, thể hiện căn nhà 57 Cao Thắng (quận 3) đang thế chấp cho Agribank chưa được giải chấp.
Vì vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố bà Diệp về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS. Hồ sơ vụ án đã được chuyển cho TAND TP HCM tiếp tục xét xử các bị cáo.
Động thái này được VKS đưa ra sau gần 3 tháng toà trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung một số tình tiết mới, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Bà Diệp Bạch Dương trong phiền tòa hồi tháng 3. Ảnh: Hữu Khoa .
Hồi giữa tháng 3, trong hơn một tuần toà xét xử bà Diệp đã liên tục diễn ra các tình huống kịch tính. Trong ngày đầu tiên, bà Diệp yêu cầu thay đổi KSV vì cho rằng người này không khách quan nhưng toà bác, cho rằng "không có cơ sở". Tiếp đó, đại gia bất động sản liên tục kêu oan, thậm chí đập bàn gào khóc... phản đối những lời buộc tội. Bà Diệp và các luật sư cũng đưa ra nhiều tài liệu, căn cứ bảo vệ quan điểm "hợp đồng thế chấp nhà cho Agribank" là giả mạo.
VKSND Tối cao cho rằng, lời khai và chứng cứ bà Diệp đưa ra tại tòa không phải là tình tiết mới phát sinh. Toàn bộ lời khai về việc nhà 57 Cao Thắng "không thế chấp cho bất kỳ hợp đồng tín dụng nào, các tài liệu ngân hàng đưa ra là giả" đều thể hiện trong suốt quá trình điều tra bà này.
Để chứng minh cho hành vi lừa đảo, cơ quan điều tra đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn: Agribank TP HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND TP HCM, Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank), Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch, Phòng công chứng số 1. Đây là 6 tổ chức nhà nước hoạt động theo quy định pháp luật, tài liệu của các tổ chức này cung cấp đều phù hợp với nhau về diễn biến vụ án, kết quả điều tra, kết quả thẩm vấn công khai tại tòa.
Cơ quan điều tra cũng đã giám định chữ ký của bị cáo Diệp trong hồ sơ thế chấp, hợp đồng tín dụng, các chứng từ và trưng cầu giám định tài sản theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
VKSND Tối cao giữ nguyên quan điểm hồ sơ vụ án đã có các tài liệu, chứng cứ vật chất xác định bà Diệp gian dối trong việc sử dụng căn nhà đã thế chấp cho Agribank để hoán đổi nhà 185 Hai Bà Trưng (trụ sở Tung tâm Ca nhạc nhẹ, tài sản nhà nước). Sau khi được hoán đổi và cấp giấy chủ quyền, bà Diệp tiếp tục mang đi thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam vay 160 tỷ đồng. Việc này khiến nhà nước mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 Hai Bà Trưng, thiệt hại hơn 186 tỷ đồng.
Về việc tòa yêu cầu làm rõ quá trình làm thủ tục hoán đổi nhà đất bà Diệp có hay không nói với các nhân viên UBND TP HCM biết tài sản 57 Cao Thắng đang thế chấp với Agribank, VKS cho rằng, quá trình điều tra cũng như tại tòa, các cán bộ nhân viên của UBND TP HCM đều khai "không biết" và bà Diệp cũng thừa nhận không thông báo việc thế chấp này.
Liên quan đến vụ án, cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài và hàng loạt người nguyên là lãnh đạo các sở ngành bị cáo buộc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
TAND TP HCM dự kiến mở lại phiên xử vào ngày 26/5 đến 2/6.
Cựu thanh tra giao thông nhận hối lộ khai 'chỉ là lái xe cơ quan' Trần Sỹ Cương bị cáo buộc nhận 136 triệu đồng để "bảo kê" cho các xe vi phạm song khai "không có thẩm quyền" làm điều này. Ngày 11/5, TAND Hà Nội mở phiên xét xử vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan 4 cựu cán bộ thanh tra giao thông bị truy tố nhận hơn 300 triệu đồng và một...