Đề nghị truy tố 26 bị can trong vụ nhập lậu 1.280 container hàng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Hoàng Duy Tiến (37 tuổi, nguyên cán bộ Công an) và 25 đồng phạm về tội “Buôn lậu” trong vụ án hình sự phát hiện ngày 24/5/2021 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, TP Hồ Chí Minh.
Kết luận điều tra xác định đây là vụ án “Buôn lậu” do Hoàng Duy Tiến và các đồng phạm thực hiện trong thời gian dài, đã nhập lậu một số lượng đặc biệt lớn máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam.
Mặc dù biết rõ Quyết định số 18/2013/QĐ/TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chặt chẽ về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng vào Việt Nam nhưng Hoàng Duy Tiến vẫn móc nối với các chủ hàng để nhập khẩu trái pháp luật các máy móc, thiết bị cũ tại Nhật Bản, Trung Quốc vào Việt Nam để kinh doanh mua bán, nhằm hưởng lợi bất chính.
Để thực hiện hành vi của mình, Hoàng Duy Tiến và các nhân viên của Tiến đã trực tiếp sử dụng pháp nhân các công ty do Hoàng Duy Tiến chỉ đạo nhân viên thành lập, để làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
Số máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ nước ngoài nhập lậu về Việt Nam bị cơ quan Hải quan TP Hồ Chí Minh phát hiện tháng 7/2021.
Toàn bộ các hợp đồng ngoại thương, hóa đơn, chứng từ liên quan đến các lô hàng hóa đều được Tiến và đồng phạm điều chỉnh nội dung, làm giả, lập khống trở thành đủ điều kiện theo quy định của Quyết định 18 (chỉnh sửa năm sản xuất chỉ trong thời gian từ 2014 – 2015, mục đích nhập là phục vụ cho hoạt động sản xuất).
Video đang HOT
Sau đó, để hàng hóa đủ thủ tục thông quan theo Quyết định 18 thì Hoàng Duy Tiến đã móc nối với Công ty Cổ phần Giám định Đại Minh Việt để lập các biên bản hiện trường giám định hàng hóa, cấp chứng thư có nội dung khống để cung cấp cho cơ quan Hải quan cho đủ thủ tục thông quan theo quy định.
Từ tháng 9/2019 đến trước ngày 24/5/2021, Tiến đã sử dụng tư cách pháp nhân của 45 công ty, mở 1.146 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu trót lọt về Việt Nam 1.280 container hàng, tổng giá trị tài sản hàng hóa là 211,4 tỷ đồng.
Ngày 24/5/2021, Hoàng Duy Tiến đang tiến hành thủ tục nhập lậu 7 container hàng máy móc, thiết bị cũ với tổng trị giá tài sản hàng hóa là 6,1 tỷ đồng. Tại cơ quan điều tra, bị can Hoàng Duy Tiến đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội.
Hồ sơ vụ án thể hiện bị can Hoàng Duy Tiến là người cầm đầu, chủ mưu trong vụ án này.
Đối với các bị can là nhân viên Công ty Cổ phần Giám định Đại Minh Việt, mặc dù không thỏa thuận với Hoàng Duy Tiến về việc nhập khẩu hàng hóa máy móc, thiết bị cũ về Việt Nam để tiêu thụ nhưng các bị can là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Giám định, Giám định viên hoàn toàn biết rõ và buộc phải biết các quy định của Quyết định 18.
Tuy nhiên, các bị can đã bất chấp các quy định của pháp luật, lập khống các biên bản, cũng như cấp khống các chứng thư giám định, bỏ mặc hậu quả xảy ra để Hoàng Duy Tiến và nhân viên của Tiến hợp thức hóa hồ sơ thông quan hàng hóa trót lọt.
Đối với các bị can là chủ hàng của Hoàng Duy Tiến, do có nhu cầu mua bán các mặt hàng máy móc, thiết bị cũ để kiếm lời, các bị can đã móc nối, thỏa thuận với Tiến để Tiến nhập lậu hàng hóa về Việt Nam sau đó giao lại cho các bị can để kinh doanh mua bán, không có máy móc, thiết bị nào được nhập về để phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, hành vi của các bị can được xác định là đồng phạm với Hoàng Duy Tiến.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận thấy để thực hiện trót lọt, Tiến đã móc nối với một số cán bộ hải quan và một số cá nhân khác. Đối với hành vi trên, Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ để xử lý theo pháp luật
Diễn biến bất ngờ vụ xét xử cựu Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk
Sau gần 1 ngày đưa vụ án ra xét xử, HĐXX cho rằng, cáo trạng chưa làm rõ tội danh của từng bị cáo, từng giai đoạn trong quá trình đấu thầu mà gộp chung hành vi phạm tội của cả 16 người là chưa có cơ sở, phải điều tra bổ sung.
Liên quan đến vụ xét xử nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cùng 15 cấp dưới vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, chiều 21/9, TAND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phần xét hỏi 16 bị cáo.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Doãn Hữu Long (nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk) khẳng định, với vai trò người đứng đầu, ông đã rất cẩn thận trong việc tổ chức đấu thầu nên đã thành lập tổ chuyên gia, tổ giúp việc để thực hiện chặt chẽ các quy định. Tuy nhiên, thời điểm đó có sự chuyển giao các quy định về đấu thầu, các hướng dẫn về nhóm thuốc chưa thực sự rõ ràng và khi phát hiện sai sót, đơn vị và các nhà thầu đã sớm khắc phục.
Bị cáo Doãn Hữu Long, nguyên Giám đốc Sở Y tế tại toà.
Ở phần xét hỏi, đa số các bị cáo cho biết, cáo trạng truy tố, buộc tội mình cả những phần việc họ không tham gia. Vậy nên các bị cáo đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho đúng người, đúng tội.
Trong khi đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đã có văn bản gửi TAND tỉnh Đắk Lắk. Theo văn bản của Sở Y tế Đắk Lắk, thời điểm xảy ra vụ án đấu thầu thuốc vào năm 2014, có nhiều nguyên nhân khách quan như lần đầu tiên tổ chức đấu thầu theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, các cá nhân tham gia công tác đấu thầu đa số là các công chức, viên chức có trình độ chuyên môn y, dược... nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác đấu thầu, chưa có kinh nghiệm về đấu thầu thuốc.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng cho rằng, việc chưa ban hành kịp thời các văn bản, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền về việc xác định nhóm thuốc tại thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu gây khó khăn, vướng mắc cho Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh, thành khác nói chung. Tại thời điểm xảy ra vụ án, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc xác định nhóm thuốc theo phạm vi chứng nhận GMP và dạng bào chế được ghi trên giấy phép lưu hành của sản phẩm. Do đó, việc xác định sai nhóm thuốc đối với 14 mặt hàng sai nhóm của các cá nhân khi tham gia chấm thầu là do lỗi nhận định khách quan.
Các bị cáo tại phiên toà xét xử.
Những sai sót này do lỗi nhận định khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể xảy ra ở phần lớn các Sở Y tế trên cả nước tại thời điểm đó. Hầu hết Sở Y tế các tỉnh, thành đều phê duyệt kết quả trúng thầu sai nhóm đối với 14 mặt hàng thuốc này như Sở Y tế Đắk Lắk. Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng liệt kê danh sách hàng chục tỉnh, thành để dẫn chứng...
Sau khi nghị án, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ bổ sung theo đề nghị của các luật sư, bị cáo. Theo HĐXX, cáo trạng có nhiều chi tiết kết tội chung chung, chưa tách bạch tội danh từng bị cáo, từng giai đoạn. Ngoài ra, cáo trạng cũng chưa xem xét đầy đủ những đối tượng có dấu hiệu phạm tội trong quá trình đấu thầu có thể gây ra việc bỏ lọt tội phạm, gây oan sai.
Do đó, HĐXX xử yêu cầu Viện KSND Đắk Lắk xem xét khách quan, chi tiết để có cáo trạng bổ sung đầy đủ, chặt chẽ. Nếu xét thấy có dấu hiệu phạm tội có thể tiếp tục đấu tranh, khởi tố để làm rõ thêm
Cựu Tổng giám đốc Công ty IPC Tề Trí Dũng lại thêm án 15 năm tù Đang chấp hành hình phạt 19 năm tù, Tề Trí Dũng tiếp tục lãnh án vì tham ô hàng chục nghìn USD từ khi còn làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC). Sáng 16/9, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 15 năm tù đối với Tề Trí...