Đề nghị Trung Quốc hỗ trợ ngư dân Việt Nam tránh bão số 8
Ngày 24/10, bão số 8 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 13. Dự kiến ngày 25/10, bão sẽ gây mưa tại nhiều địa phương của miền Trung.
Chủ động ứng phó bão số 8, những ngày qua, Bộ đội Biên phòng và Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.477 tàu/289.298 lao động biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Hiện, còn 1 tàu cá số hiệu BĐ 97126 với 4 lao động của tỉnh Bình Định đang ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, khu vực tâm bão đã đi qua. Chủ tàu báo cáo tàu không bị hỏng máy và vẫn an toàn. Bộ đội Biên phòng đang giữ liên lạc thường xuyên, hướng dẫn tàu di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Bảo đảm an toàn cho tàu thuyền là nhiệm vụ trọng tâm. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.
Để kịp thời hỗ trợ tàu thuyền đang hoạt động trên biển, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao đã thông báo tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc biết thông tin tàu thuyền để hỗ trợ các lực lượng triển khai cứu nạn khi có đề nghị.
Video đang HOT
Hiện nay, tại khu vực Trung Bộ có 28 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn. Đáng lo ngại khi tại các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ hiện có nhiều hồ chứa, công trình đê điều đang hư hỏng. Cụ thể, khu vực Bắc Bộ có 2.543, trung bình đạt 90% dung tích thiết kế, trong đó, 81 hồ hư hỏng nặng, 51 hồ đang thi công.Khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ, trung bình đạt 75 – 95% dung tích thiết kế, tỏng đó, 55 hồ hư hỏng nặng, 41 hồ đang thi công. Khu vực Nam Trung Bộ có 517 hồ, trung bình đạt 30% – 90% dung tích thiết kế, trong đó có 24 hồ hư hỏng nặng, 31 hồ đang thi công.
Để chủ động ứng phó diễn biến bão số 8, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Vũ Xuân Thành đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư; Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là rà soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn đối với tàu thuyền đang hoạt động trên biển và neo đậu tại nơi tránh trú. Quản lý chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi, chủ động quyết định việc cấm biển.
Kiểm tra an toàn hồ đập, đê điều nhất là các công trình xung yếu, đang thi công; khu vực sạt lở; chủ động điều tiết các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy nước đảm bảo an toàn công trình. Đồng thời dành dung tích phòng lũ để sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lũ do bão số 8 gây ra.
Cùng với đó, khẩn trương rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn, nhất là các hộ dân đang ở tại nhà yếu, khu vực ven biển, vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tổ chức chằng chống nhà cửa, cây lớn có nguy cơ gẫy đổ, chặt tỉa cành cây…
37 tàu cá trong vùng nguy hiểm của bão số 8
Trong số này có một tàu cá của ngư dân Bình Định đang ở vùng tâm bão. Chủ tàu đã liên lạc với cơ quan chức năng yêu cầu ứng cứu khẩn cấp.
Thông tin này được ông Nguyễn Quang Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chiều 23/10.
Theo ông Hùng, tàu cá của Bình Định đang chết máy, phải neo lại cách tâm bão khoảng 16 hải lý. Lúc 12h trưa nay, chủ tàu liên lạc yêu cầu ứng cứu khẩn cấp.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết chiều 23/10, bão số 8 đang áp sát quần đảo Hoàng Sa khiến biển động dữ dội, các phương tiện cứu hộ cứu nạn chưa thể ra đến nơi để ứng cứu cho các tàu đang gặp nguy hiểm.
Lực lượng chức năng vẫn giữ được liên lạc với chủ tàu gặp nạn đang ở trong tâm bão. Theo cập nhật lúc 17h, tàu đã nổ được máy và đang di chuyển sang vùng an toàn.
"Chúng tôi đã yêu cầu Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, liên hệ với nước bạn Trung Quốc, nhờ triển khai phương án ứng cứu", ông Tỵ nói và cho biết vẫn còn tình trạng ngư dân không chịu di chuyển về nơi tránh trú khi được lực lượng chức năng cảnh báo về bão.
Trước đó ngày 11/10, Bộ Quốc phòng chấp thuận phương án điều động trực thăng ứng cứu cho những ngư dân gặp nạn trên tàu Vietship01. Ảnh: Việt Linh.
Trước tình huống trên, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ ngoại giao liên tục đôn đốc phía Trung Quốc hỗ trợ cứu nạn tàu của ngư dân Bình Định. Đồng thời, bộ đội biên phòng, lực lượng kiểm ngư cần phối hợp với địa phương để bám đuổi đến cùng, đưa 37 tàu khác ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo báo cáo của bộ đội biên phòng và Tổng cục Thủy sản, tính đến chiều 22/10, đơn vị đã thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn hơn 59.000 tàu thuyền với tổng hơn 289.000 lao động biết hướng di chuyển của bão số 8 để các chủ tàu thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, 5 phương tiện với 44 lao động đã nắm được diễn biến bão số 8 và đang di chuyển đến nơi tránh trú an toàn. Tại các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, 525 tàu thuyền và phương tiện thủy nội địa đang neo đậu tại các khu vực cảng biển.
Cơ quan khí tượng cảnh báo trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông nằm từ vĩ tuyến 15 đến 20 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 108,5 đến 117,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, giật cấp 15. Sóng biển cao từ 6-8 m, biển động dữ dội.
Dứt khoát phải đảm bảo an toàn cho tuyến biển Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu: Dứt khoát khu vực hoạt động trên biển phải an toàn; trong đó, lưu ý đến các tàu vãng lai, vận tải hàng hóa. Cần thông tin, kiên quyết bảo đảm an toàn cho các tàu này. Chiều ngày...