Đề nghị thúc đẩy cung ứng vắc xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam càng nhanh càng tốt
Tại buổi làm việc với đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) hôm nay 9-6, Bộ Y tế đề nghị thúc đẩy cung ứng vắc xin cho Việt Nam càng sớm càng tốt.
Tại buổi làm việc với bà Rana Flowers, trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề nghị UNICEF – đối tác thực hiện chương trình – tăng cường trao đổi với COVAX để đẩy nhanh tiến trình cung ứng vắc xin cho Việt Nam.
Theo ông Long, Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch thứ 4 với sự xuất hiện của biến chủng virus mới (chủng xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ), với đặc điểm lây lan nhanh và tiến triển nặng cũng nhanh hơn các chủng trước đây.
Trong khi đó, dù Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận vắc xin để từ nay đến cuối năm tiêm đủ cho 70% dân số, đảm bảo miễn dịch cộng đồng, nhưng vắc xin đang về rất chậm.
Video đang HOT
Trong số vắc xin Việt Nam đã tiếp cận được, Chương trình COVAX cam kết cung ứng 38,9 triệu liều, nhưng đến nay mới có khoảng 2,5 triệu liều về đến Việt Nam. “Đề nghị UNICEF tăng cường thúc đẩy để vắc xin về Việt Nam nhanh nhất”, ông Long nói.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online , ngoài 38,9 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 do COVAX hỗ trợ, từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Australia, UNICEF và các tổ chức liên quan đã đặt mua 1.910 tủ lạnh công suất lớn bảo quản vắc xin, số này sẽ về Việt Nam trong tháng 7-2021, cùng 5 triệu bơm kim tiêm.
Về vắc xin, đại diện UNICEF cho biết đợt vắc xin của COVAX gần nhất sẽ về Việt Nam trong tháng 7 tới. Theo ông Long, Bộ Y tế cam kết vắc xin về bao nhiêu sẽ tiêm hết, và “chúng tôi cam kết người dân Việt Nam được sử dụng vắc xin công bằng, hiệu quả”.
Cho đến nay, mới có khoảng 1,37 triệu người Việt Nam được tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó có trên 42.100 người được tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ tiêm ngừa đạt khoảng 2% số có chỉ định (từ 18 tuổi trở lên), là tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu khẩn trương triển khai chiến lược vắc xin.
Cấp phép nhập khẩu vaccine Covid-19 trong 5-10 ngày
Các địa phương, doanh nghiệp muốn nhập khẩu vaccine Covid-19, có thể được Bộ Y tế phê duyệt cấp phép khẩn cấp trong vòng 5-10 ngày làm việc nếu đủ hồ sơ hợp lệ.
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế, ngày 8/6 cho biết như trên.
"Nếu các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn tiếp cận được vaccine Covid-19, Bộ Y tế sẵn sàng tạo mọi điều kiện hỗ trợ về các thủ tục nhập khẩu. Hiện tất cả quy trình liên quan đến cấp phép và nhập khẩu vaccine Covid-19 được Bộ Y tế rút gọn tối đa", Cục trưởng Cường cho hay.
Các đơn vị muốn nhập khẩu vaccine phải chuẩn bị đủ hồ sơ, gồm giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất và giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý. Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế (NICVB) sẽ dựa trên các giấy tờ này để cấp giấy chứng nhận xuất xưởng trong vòng 48 giờ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
"Chúng tôi cũng cảnh báo các tổ chức, cá nhân cũng như các địa phương, việc tiếp cận nhập khẩu vaccine phải đảm bảo đúng xuất xứ, nguồn gốc và phải có hồ sơ chất lượng để tránh bị lừa đảo", ông Cường nói.
Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, với khoảng 150 triệu liều tiêm. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 29/5 cho biết Chính phủ tạo mọi điều kiện, mở tất cả các cửa để sớm có vaccine cho toàn dân. 36 đơn vị đã được Bộ Y tế cấp phép chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu, bảo quản vaccine, trong đó có vaccine Covid-19.
Máy bay chuyển lô vaccine AstraZeneca về Việt Nam, ngày 24/2. Ảnh: Hữu Khoa.
Các vaccine đã được WHO phê duyệt khẩn cấp, như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Johnson & Johnson, Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt trong 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp và ủy quyền chính thức của đơn vị sản xuất vaccine. Nếu vaccine đã được quốc gia khác phê duyệt nhưng chưa được WHO cấp phép, Bộ Y tế sẽ xem xét, phê duyệt trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Có hai hình thức nhập khẩu vaccine. Các cơ quan ngoại giao, lãnh sự nhập khẩu theo quy định tại điều 75 của Nghị định 54/2017 hướng dẫn thi hành Luật Dược. Các địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhập khẩu theo quy định tại điều 67 cùng nghị định.
Đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức chưa có kinh nghiệm nhập khẩu vaccine, cần liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu để phối hợp thực hiện, hoặc liên hệ với Cục quản lý Dược theo hai số máy gồm 0913510464 và 0963837797 để được hỗ trợ. Trong trường hợp đơn vị không có khả năng tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị y tế tiêm cho người dân.
Cục Quản lý Dược đề nghị các công ty nộp hồ sơ để có cơ sở trình Hội đồng xem xét, phê duyệt đối với vaccine của Moderna, Johnson & Johnson... Cục cũng làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn qua điện thoại song chưa nhận được thêm thông tin về đơn hàng nhập khẩu vaccine Covid-19, theo ông Cường.
Đến nay, Cục quản lý Dược đã giải quyết kịp thời các đơn nhập khẩu vaccine Covid-19 của Covax, Công ty AstraZeneca Việt Nam; trình phê duyệt khẩn cấp có điều kiện một số vaccine của AstraZeneca, Gamaleya (Sputnik V), Sinopharm. Ngày 7/6, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã họp và thống nhất đề nghị phê duyệt vaccine Pfizer.
Mua vắc xin, chỉ là một nửa câu chuyện... Từ tháng 8 trở đi, tất cả nguồn vắc xin ngừa COVID-19 mà Việt Nam tiếp cận được (khoảng 150 - 170 triệu liều) sẽ về tương đối nhiều, theo lời của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 70% dân số trong năm nay, tiến công trong mặt...