Đề nghị thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam là vi phạm chủ quyền!
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam chính là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một loại tiền là Việt Nam đồng.
Mới đây, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo gửi Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN) cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam. Bởi theo hai đơn vị này thì nhu cầu giao dịch thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt.
“Đề nghị này của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam đồng, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta không cho phép lưu hành song song một đồng tiền nào khác” – chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm.
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh
Theo ông Doanh, hiện nay NHNN đã dần dần thu hẹp phạm vi cấp tín dụng bằng đồng đô la và đã nghiêm cấm việc sử dụng vàng, cho nên đề nghị này của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
“Phía Trung Quốc lập luận rằng ở biên giới Việt – Trung đã sử dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ nên bây giờ kiến nghị Việt Nam cho phép thanh toán bằng đồng tiền này thì tôi cho rằng NHNN và các tỉnh biên giới cần phải có một câu trả lời rõ ràng là tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ ở biên giới được? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?” – ông Doanh nhấn mạnh.
Một vấn đề khác mà chuyên gia cũng chỉ ra là hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc. Nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác thì Việt Nam còn có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất khẩu sang Mỹ, sang Nhật… Nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ thì Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc.
“Tức là ngoài nhập siêu, chúng ta còn phụ thuộc thêm về mặt tài chính đối với Trung Quốc và đây là điều rất đáng lo ngại, cần phải xem xét kỹ” – ông Doanh nói
Cuối cùng, vị chuyên gia này cũng thẳng thắn chỉ rõ điều mà Trung Quốc muốn hiện nay là muốn xây dựng một nền kinh tế thật lớn mạnh, có dự trữ ngoại tệ dồi dào. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc luôn muốn bành trướng phạm vi ảnh hưởng và phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ như một đồng tiền quốc tế. Trung Quốc cũng tham vọng thay thế đồng đô la trên thế giới bằng đồng Nhân dân tệ.
“Việt Nam luôn mong muốn có quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng luật pháp của mỗi nước. Vì vậy nên có một đề án nghiên cứu xem đồng Nhân dân tệ có thể thanh toán trên cơ sở quan hệ thương mại song phương đến mức độ nào, trên các kênh nào, và đối với những hàng hóa nào?
Tức là phải có những điều kiện kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính vấn đề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân dân tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam.
Tôi cho rằng kiến nghị này cần phải được xem xét một cách rất nghiêm túc, với một tinh thần nhìn vào sự thật và muốn có một hợp tác hai bên cùng có lợi, bình đẳng với Trung Quốc nhưng không thể nào vi phạm chủ quyền tài chính của Việt Nam” – ông Doanh nhận định.
Theo Duyên Duyên
Một Thế giới
Cụ ông 101 tuổi hết hạn tìm kiếm "kho báu" ở núi Tàu
Đến nay dù đã cho phép sử dụng phương pháp nổ mìn phá đá, nhưng việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả. Ngày 31/12/2014 là thời hạn cuối cùng UBND tỉnh Bình Thuận cho phép ông Trần Văn Tiệp tìm kiếm "kho báu" tại núi Tàu.
Chiều 30/12, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận về việc thăm dò "kho báu" ở núi Tàu của ông Trần Văn Tiệp.
Khoan thăm dò "kho báu" ở núi Tàu (Ảnh: Người lao động)
Núi Tàu ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, được ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng đây là nơi chứa 4.000 tấn vàng do quân đội nước Nhật chôn giấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tiệp đã tiến hành hàng chục đợt thăm dò tìm tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, dù đã sử dụng rất nhiều thiết bị hiện đại để đo đạc địa chất, tìm kiếm hang ngầm chứa tài sản và khoan sâu gần 50m, nhưng đến nay "kho báu" vẫn chưa được tìm thấy, trong khi những đợt đào bới đã gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.
Từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2013, ông Tiệp đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép khai thác thăm dò kho báu và nhiều lần gia hạn, nhưng việc tìm kiếm vẫn không mang lại kết quả. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã gia hạn cho ông Tiệp thêm 1 năm từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2014. Lần này, UBND tỉnh cho phép khoan thăm dò và tiến hành nổ mìn để tìm tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu. UBND tỉnh Bình Thuận cũng buộc ông Tiệp phải ký quỹ hoàn thổ môi trường 500 triệu đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận trước khi tiến hành. Tính đến ngày 23/12/2014, bên thực hiện phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu đã tiến hành 7 đợt nổ mìn với 372 mũi khoan.
Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cũng cho biết: Lực lượng chức năng nhận thấy trong suốt quá trình nổ mìn 7 đợt trong năm 2014, không có một dấu hiệu nào cho thấy có tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu, mặc dù các đơn vị được ông Trần Văn Tiệp thuê đào đất đã khoan và nổ mìn theo phương pháp hiện đại.
Hiện việc thăm dò tìm kiếm tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu đã tạm dừng. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đang xem xét sẽ chấm dứt hay tiếp tục cho phép thăm dò tìm kiếm tại núi Tàu.
Nguyễn Thanh
Theo TTXVN
Phát hiện nhiều thi thể gần vùng nước đen bị nghi là máy bay AirAsia Hãng tin AP đưa tin, nhiều thi thể đã được tìm thấy tại địa điểm không quân Indonesia phát hiện một vùng nước đen bị nghi là chiếc máy bay mất tích. Nhiều mảnh vỡ của máy bay cũng được phát hiện trước đó. (Liên tục cập nhật) Một thân nhân hành khách ngất xỉu khi nghe tin dữ từ lực lượng tìm...