Đề nghị Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị phía Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam và triển khai thực hiện việc tuyển chọn lao động kỹ năng đặc định theo quy định tại Thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước.
Ngày 20/9, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có buổi tiếp và làm việc với ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản về các vấn đề Việt Nam – Nhật Bản cùng quan tâm, trong đó có chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng cho biết, sắp tới đây, Việt Nam – Nhật Bản sẽ tổ chức kỷ niệm 50 năm thiếp lập quan hệ ngoại giao. Bộ trưởng cảm ơn các cơ quan Nhật Bản trong việc phối hợp với Việt Nam triển khai nhiều chương trình hiệu quả, trong đó lĩnh vực hợp tác lao động và phát triển nguồn nhân lực đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản,
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam đã trình Chính phủ và Quốc hội sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm các quy định chính sách, nhất là vi phạm về thu phí.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Nhật Bản xem xét tiếp tục cải tiến các chương trình tiếp nhận thực tập sinh, chương trình lao động kỹ năng đặc định, đặc biệt là đánh giá lại chương trình tiếp nhận điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi,… để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, nghiệp đoàn hai bên trong phối hợp thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Nhật Bản xem xét mở rộng ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong các lĩnh vực phục vụ nhà hàng, khách sạn, lái xe, dịch vụ, bảo dưỡng trong ngành đường sắt đô thị và tàu cao tốc, thi công, xây dựng hệ thống công trình ngầm xử lý nước thải, môi trường đô thị vv.. là những ngành, nghề người lao động Việt Nam nhanh thích ứng, nâng cao được kỹ năng nếu qua đào tạo cơ bản.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phía Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam và triển khai thực hiện việc tuyển chọn lao động kỹ năng đặc định theo quy định tại Thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước.
Ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản cho biết, tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm Nhật Bản, và tháng 5 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng đã đến thăm Việt Nam.
Theo Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản, chỉ trong nửa năm, cả hai nước đã thăm chính thức nhau, đây là minh chứng cụ thể nhất về quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ông Nakatani Gen tiếp thu và ghi nhận những ý kiến, đề nghị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực xúc tiến để thực hiện những đề xuất trên.
"Đề xuất chính sách, tôi không vì chuyện "quyền anh, quyền tôi"
"Chính tôi là người đề xuất chính sách, đã bàn thảo rất thận trọng, không có chuyện cẩu thả, cũng không có chuyện "quyền anh, quyền tôi" ở đây" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định trước Quốc hội.
Kết thúc buổi làm việc chiều qua, 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc tới vấn đề làn sóng lao động rời bỏ Thành phố Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam về các địa phương không chỉ một lần mà 3 lần, theo số liệu của Bộ trưởng Bộ Lao động là khoảng 1,3 triệu người. Lãnh đạo Quốc hội yêu cầu, không chỉ Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho đến khi kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn vào trưa mai, 12/11, các thành viên Chính phủ cùng tập trung báo cáo, giải trình, làm rõ thêm vấn đề này trước cử tri và Quốc hội.
Phiên chất vấn Bộ trưởng LĐ-TB&XH tại Quốc hội kéo từ chiều 10/11 sang sáng 11/11 (Ảnh: Quốc Chính).
Theo Chủ tịch Quốc hội, ngoài vấn đề xác định nguyên nhân, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của nhà nước đối với dân thì quan trọng là giải pháp để giải quyết việc thiếu hụt lao động ở các thị trường này, giải quyết sinh kế và việc làm cho người lao động đang đi về các tỉnh. Hơn nữa, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi, qua việc này, cả nước rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong việc phân tích, đánh giá, dự báo và nhà nước có cam kết là không để xảy ra tình trạng này trong tương lai không?
Đó là trách nhiệm của cả chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, ở cả nơi có lao động rời đi và nơi có lao động trở về.
Các Bộ trưởng, Trưởng ngành và các đại biểu Quốc hội trao đổi thêm với Bộ trưởng Lao động bên hành lang Quốc hội.
Cũng trong buổi chiều qua, có 4 đại biểu đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, chờ câu trả lời trong sáng nay, 11/11.
Đưa vào vận hành hệ thống xác thực ngăn chặn hàng giả qua QRCode Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode tại địa chỉ https://truyxuat.gov.vn nhằm hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp phát triển những sản phẩm trong giao dịch thương mại điện tử. Khách hàng...