Đề nghị nâng cao mức sống, điều kiện làm việc cho người lao động
UBND TP HCM vừa có văn bản, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện tốt việc nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
Theo UBND TP, việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân tuy đã được cải thiện song vẫn còn không ít khó khăn.
Trong đó, UBND TP HCM nhấn mạnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phát huy trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc không ngừng nâng cao thu nhập và phối hợp với tổ chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Thành phố khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiến tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; đảm bảo an ninh, an toàn nơi ở, nơi làm việc của người lao động.
Video đang HOT
Đặc biệt, UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định, tham mưu đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm.
Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn vốn ngân sách thành phố và thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Theo đánh giá của UBND TP, trong thời gian qua, Thành phố và Liên đoàn Lao động đã tích cực phối hợp hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mỗi bên đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn.
Tuy vậy, theo UBND TP, việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân tuy đã được cải thiện song vẫn còn không ít khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước…
Lực lượng biên phòng luôn sát cánh cùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới
Những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới (KVBG) ngày càng được nâng lên.
Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam lần thứ 2. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam lần thứ 2, sáng 4/12, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) khẳng định: Với chức năng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP xác định tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở KVBG là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong tình hình hiện nay.
Những năm qua, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, BĐBP đã ký kết chương trình phối hợp với 19 bộ, ngành Trung ương về tham gia phát triển KT-XH ở KVBG, trong đó đã ký kết Chương trình phối hợp với Ủy ban Dân tộc về việc "Vận động đồng bào các dân tộc phát triển KT-XH, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia".
Trên cơ sở phối hợp, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn lực lượng tập trung tuyên truyền, phổ biến cho đồng bào các DTTS ở KVBG về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Luật Biên giới quốc gia, các văn kiện pháp lý về biên giới, tuyên truyền, vận động đồng bào về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhất là những vấn đề liên quan đến đồng bào các DTTS.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức của đồng bào các DTTS KVBG về quốc gia, quốc giới được nâng lên, tích cực tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và tình hình thực tiễn của địa bàn KVBG, BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể của địa phương tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, như: Chương trình 134, 135, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80 của Chính phủ... Các đồn Biên phòng trực tiếp giúp địa phương triển khai thực hiện hàng trăm dự án, mô hình phát triển KT-XH với tổng trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào các DTTS lao động, sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đến nay, nhiều mô hình phát triển kinh tế đang được nhân rộng ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực, có nơi, từ chỗ du canh, du cư với phương thức canh tác lạc hậu, đến nay bà con đã biết khai hoang, làm thủy lợi, trồng lúa nước và các loại cây nông sản, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao; đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện như: Đồng bào La Hủ, ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; tộc người thiểu số Đan Lai ở bản Búng và bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An; đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh...
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của các địa phương, BĐBP đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay, tính đến nay BĐBP đã có 22 mô hình, chương trình, phong trào giúp dân xóa đói, giảm nghèo. Một số mô hình, chương trình tiêu biểu mà BĐBP đã và đang triển khai có hiệu quả như: "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo", "Bò giống giúp người nghèo biên giới", "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương". Đặc biệt Chương trình "Nâng bước em tới trường" và "Con nuôi đồn Biên phòng". Đến nay các đồn Biên phòng đã nhận 355 cháu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn làm con nuôi, được cán bộ, chiến sĩ BĐBP nuôi dưỡng tại các đồn Biên phòng.
Bộ đội Biên phòng Đồn Biên phòng Pha Long (Lào Cai) cùng các cháu học sinh Trường Tiểu học Pha Long thăm nghĩa trang liệt sĩ để giáo dục truyền thống yêu nước. Ảnh: Viết Tôn
Hiện nay BĐBP còn phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc tuyên truyền, vận động nhân dân KVBG thực hiện tốt phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"; tham mưu cho địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, thống nhất với các tỉnh, thành ủy bố trí 455 cán bộ BĐBP tham gia cấp ủy cấp huyện, xã biên giới, phân công 9.661 đảng viên các đồn Biên phòng phụ trách 42.247 hộ gia đình, trong đó hộ gia đình là người dân tộc thiểu số chiếm 48%; giới thiệu 2.096 đảng viên đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản sát biên giới.
Những việc làm trên đã củng cố lòng tin của đồng bào các DTTS với Đảng, Nhà nước, mối quan hệ đoàn kết quân - dân gắn bó mật thiết; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các DTTS trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tích cực tham gia có hiệu quả cùng BĐBP và các lực lượng trong công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới; đấu tranh phòng, chống tội phạm... góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi, xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Cơ sở dữ liệu quốc gia: Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người dân. Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm là CSDLQG lưu trữ...