Đề nghị loại bỏ nhiều dự án thủy điện ở Tây Nguyên
Nhiều thuỷ điện ở Tây Nguyên được cho là gây tác hại xấu đến môi trường trong khi công tác quản lý còn quá buông lỏng.
Ngày 22/7, tại hội nghị sơ kết 6 tháng, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo rà soát lại qui hoạch, loại bỏ thêm các dự án thủy điện và các vị trí tiềm năng không khả thi và có tác động xấu đến môi trường, đồng thời tạm dừng xây mới các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên trong hai năm 2013-2014 để tập trung khắc phục hậu quả về môi trường.
Đường ống dẫn nước thủy điện Đạm Bol ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) bị vỡ hồi tháng 6/2011 đã làm một em bé tử vong và làm bị thương 3 mẹ con. Ảnh: Quốc Dũng
Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến nay vùng Tây Nguyên đã phải chuyển 80.000 ha đất các loại cho xây dựng thủy điện. Việc khắc phục hậu quả môi trường thực hiện chậm, cụ thể chỉ mới tổ chức trồng thay thế được 757 ha rừng so với 22.770 ha rừng đã chuyển đổi mục đích cho việc xây dựng các dự án thủy điện.
Video đang HOT
Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 118 dự án thủy điện đã hoàn thành đưa vào khai thác với tổng công suất 57 98MW, 75 dự án thủy điện đang thi công. Thời gian qua Bộ Công thương và các tỉnh trong vùng đã loại bỏ 155 dự án thủy điện và 72 vị trí tiềm năng. Tuy nhiên theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, việc loại bỏ các dự án cần phải được tiếp tục để tránh những hậu quả xấu về môi trường.
Trong khi đó, công tác quản lý chất lượng các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Nguyên trong thời gian qua được cho là còn buông lỏng, để xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng. Nhiều dự án chậm bố trí tái định canh, định cư cho người dân, hàng trăm hộ dân chưa được cấp đủ đất để sản xuất, việc khắc phục hậu quả môi trường bằng trồng rừng thay thế triển khai rất chậm chạp. Một số hạng mục giao thông và công trình phúc lợi chưa bố trí vốn xây dựng sau khi đã hoàn thành dự án thủy điện.
Theo VNE
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đúng mức, khách quan, không bưng che những thiếu sót khuyết điểm"
Sáng 17-7, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ ba. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013; cho ý kiến triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; cho ý kiến chỉ đạo xử lý về một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Trong quý III, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập 7 Đoàn công tác do các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát một số ngành và địa phương trên toàn quốc.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chọn 8 vụ án; 2 vụ việc tham nhũng và kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, phức tạp, dư luận quan tâm vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư lưu ý: Công tác phòng, chống tham nhũng còn nhiều việc phải làm, phải làm lâu dài, kiên trì, kiên quyết. Đây là cuộc đấu tranh gian nan, lâu dài, phức tạp, hết sức khó khăn, không thể chủ quan, bằng lòng được. Các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục cố gắng, chú ý hơn công tác xây dựng thể chế. Công tác kiểm tra đôn đốc các khâu, các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm cần được quan tâm hơn.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng theo Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng cần được triển khai bài bản hơn, đúng mức, khách quan, không bưng che những thiếu sót khuyết điểm, tạo niềm tin trong nhân dân.
Sớm đưa ra xét xử một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp
Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra xét xử một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo đưa ra xét xử 02 vụ án: Vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (giai đoạn I) và vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tòa án Nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án nhân dân: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Nông sớm đưa ra xét xử 3 vụ án tham nhũng nghiêm trọng mà Viện Kiểm sát đã quyết định truy tố (Vụ Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vụ Nguyễn Bi và Nguyễn Thị Thanh Huyền tham ô tài sản tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam; Vụ Vũ Việt Hùng cùng đồng phạm nhận hối lộ, vi phạm quy định về cho vay, lừa đảo chiếm đoạt tài sản).
Theo ANTD
Chậm di dân lòng hồ thủy điện, địa phương kiến nghị chưa tích nước Sáng 11.7, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp báo thông tin về những vấn đề liên quan đến việc chậm di dân và tái định cư thủy điện Đăk Đrinh tại xã Đăk Nên, H.Kon Plong. Tại buổi họp báo, ông Đặng Thanh Long, Chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, cho biết: Thủy điện Đăk Đrinh động thổ vào năm...