Đề nghị Lào đánh giá thêm tác động của đập Luang Prabang
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đề nghị Lào xem xét các đề xuất mới với thủy điện Luang Prabang, khi Ủy hội sông Mekong hoàn tất tham vấn dự án vào 30/6.
Ba nước thành viên Ủy hội sông Mekong (MRC) hôm qua yêu cầu Lào thực hiện đánh giá nghiêm ngặt tác động xuyên biên giới của thủy điện Luang Prabang, tăng cường các biện pháp giảm nhẹ tác hại tiềm ẩn của dự án, MRC cho biết trong thông cáo ngày 1/7.
Các đề xuất này của ba nước thuộc MRC được nêu lên trong phiên họp đặc biệt ngày 30/6 của Ủy ban hỗn hợp (JC).
Cụ thể, Campuchia cho rằng Lào nên thực hiện thêm đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, cung cấp tài liệu về chiến lược quản lý phù sa. Thái Lan đề nghị Lào và nhà thầu thiết lập Quỹ cấp vốn, xác định các biện pháp giảm thiểu tác động xuyên biên giới về kinh tế, xã hội, sinh kế và môi trường. Việt Nam đề nghị các nước đánh giá toàn diện tác động của cả Luang Prabang và tất cả các dự án trên dòng chính sông Mekong.
Dự án thủy điện Xayaburi của Lào trên dòng sông Mekong. Ảnh: AFP.
Chanthanet Boualapa, trưởng đoàn của Lào dự phiên họp của JC, cho biết chính phủ nước này cam kết xử lý các quan ngại chính, sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin, tổ chức các chuyến thăm dự án và giám sát chung, để đảm bảo dự án không gây nên các tác động tiêu cực lớn, mang lại lợi ích cho các bên.
Ông Boualapacho hay Lào đã thay đổi Hướng dẫn bảo đảm an toàn của đập, theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, các dự án mới, trong đó có Luang Prabang, sẽ tuân theo các hướng dẫn này.
Để hoàn tất quá trình tham vấn dự án Luang Prabang vào ngày 30/6, JC đã ra Tuyên bố thể hiện quan điểm của MRC, kêu gọi chính phủ Lào xem xét, giải quyết các đề xuất của các nước thành viên. JC cũng thông qua Kế hoạch hành động chung (JAP) để thực hiện Tuyên bố, đưa ra cơ chế và nền tảng để thông báo về hoạt động của dự án. MRC đã phải lùi thời gian hoàn tất tham vấn dự án Luang Prabang do ảnh hưởng của Covid-19. Quá trình tham vấn dự án này bắt đầu từ tháng 10/2019, dự kiến kết thúc vào 7/4.
Luang Prabang là dự án thủy điện thứ 5 Lào đưa ra tham vấn trước MRC. Lào có kế hoạch xây đập Luang Prabang trên dòng chính sông Mekong, đoạn chảy qua làng Houygno thuộc tỉnh Luang Prabang, nằm giữa dự án Pak Beng đã đề xuất ở thượng lưu và dự án Xayaburi đã hoàn thành ở hạ lưu. Thủy điện Luang Prabang dự kiến khởi công năm nay và hoàn thành năm 2027, vận hành quanh năm và sản xuất 1.460MW điện.
Hồi tháng 9/2019, Lào cũng đệ trình dự án đập thuỷ điện thứ sáu Sanakham, nằm cách bắc thủ đô Vientiane 155 km. JC cho biết quy trình tham vấn dự án thủy điện Sanakham của Lào sẽ chỉ diễn ra sau khi có kết luận về dự án thủy điện Luang Prabang. Dự án Sanakham trị giá gần 2,1 tỷ USD, dự kiến khởi công trong năm nay và hoạt động liên tục từ năm 2028 với công suất 684 MW. Điện sản xuất tại nhà máy thủy điện Sanakham sẽ chủ yếu bán sang Thái Lan.
Các dự án Lào triển khai trên dòng chính sông Mekong gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Sanakham. Trong đó, Xayaburi và Don Sahong đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020.
Video đang HOT
Đánh giá về các dự án trên sông Mekong, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế-xã hội của các nước ven sông.
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong là một nguyên nhân chính khiến mực nước xuống thấp kỷ lục trong 2019, gây hạn hán nặng. Dòng sông cũng mất cân bằng sinh thái do thiếu phù sa và lượng cá tự nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam không chỉ thiếu nước cho canh tác mà còn khiến hàng chục nghìn người thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt.
Gần 9,9 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 9,9 triệu ca nhiễm và gần 496.000 người chết do nCoV, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Mỹ.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 9.882.684 ca nhiễm và 495.605 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 197.628 và 6.689 trong 24 giờ qua. 5.343.772 người đã bình phục.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở Santiago, Chile ngày 9/6. Ảnh: Reuters.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.547.365 ca nhiễm và 127.361 ca tử vong, tăng lần lượt 42.777 và 581 ca trong 24 giờ. Sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn nCoV, Mỹ liên tiếp ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục trong vài ngày qua. Quá trình tái mở cửa ở tất cả 50 bang đã tạo điều kiện cho dịch bệnh trỗi dậy một lần nữa. Ít nhất 11 bang dừng hoặc đảo ngược kế hoạch mở cửa trở lại do số ca mới tăng mạnh, gồm Florida, Texas, Arizona, Arkansas, Delaware, Idaho, Louisiana, Maine, Nevada, New Mexico, Bắc Carolina.
Florida cho rằng tình hình tại bang này tăng nhiệt vì nhiều người trẻ đổ đến các quán bar và không tuân thủ các quy định giãn các xã hội. Họ đã ra lệnh cấm bán rượu tại quán bar có doanh thu từ rượu chiếm hơn 50%. Bang Washington và California yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Trong khi đó, tình hình giảm nhiệt tại một số điểm nóng ban đầu như New York, New Jersey. Hai bang này và Connecticut ra chỉ dẫn đi lại, yêu cầu cách ly 14 ngày người đến từ các bang có tỷ lệ nhiễm nCoV trung bình 7 ngày cao hơn 10 người trên 100.000 cư dân.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 41.827 ca nhiễm và 907 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.274.974 và 55.961. Các nhà nghiên cứu lo ngại số người chết vì Covid-19 trên thực tế tại Brazil bị che đậy.
Các thống đốc và thị trưởng dỡ bỏ những hạn chế đối với thương mại và hoạt động kinh tế khác do áp lực từ Tổng thống Jair Bolsonaro và sự chán nản của công chúng sau nhiều tháng thực hiện "cách biệt cộng đồng". Các chuyên gia y tế cảnh báo việc nới lỏng hạn chế quá sớm có nguy cơ làm tăng tốc độ lây nhiễm và gây thêm nhiều tử vong.
Các quốc gia khác ở khu vực Mỹ Latinh cũng đang chứng kiến tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Peru ghi nhận thêm 3.762 ca nhiễm và 178 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 272.364 và 8.939, tiếp tục là vùng dịch thứ bảy thế giới. Peru là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa hồi giữa tháng ba nhưng từ tháng 5, chính phủ đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất.
Chile xếp thứ tám với 263.360 ca nhiễm và 5.068 ca tử vong, tăng lần lượt 4.296 và 165. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Mexico đứng thứ 11 với 202.951 ca nhiễm và 25.060 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.104 và 736. Thủ đô Mexico City buộc phải hoãn các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, trong khi giới chức y tế cảnh báo số ca nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng khi quá trình làm phẳng đường cong đang chững lại.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 176 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 8.781. Số ca nhiễm tăng 6.800, lên 620.794, đánh dấu lần đầu tiên ca mới trong một ngày ở Nga dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát. Nước này hôm 24/6 cũng tổ chức duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng sau khi hoãn sự kiện này hơn một tháng vì đại dịch.
Nga cho biết dù tình hình dịch đã giảm nhiệt, nước này vẫn chuẩn bị phương án để đối phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm mới bùng lên vào mùa thu.
Anh báo cáo thêm 1.380 ca nhiễm và 184 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 309.360 và 43.414. Giới chức Anh đã giảm cấp cảnh báo Covid-19 từ "đại dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc đang tăng theo cấp số nhân" xuống "dịch đang lây lan". Người nhập cảnh Anh từ các quốc gia có rủi ro Covid-19 thấp sẽ không phải cách ly 14 ngày.
Thủ tướng Boris Johnson dự kiến cho phép quán rượu, khách sạn, nhà nghỉ, khu cắm trại, rạp chiếu phim, bảo tàng và phòng trưng bày mở cửa trở lại từ ngày 4/7. Quy định giãn cách hai mét ở nơi công cộng sẽ được giảm xuống còn một mét, trong khi tất cả trường học dự kiến mở cửa lại vào tháng 9. Tuy nhiên, các câu lạc bộ đêm, phòng tập gym và bể bơi vẫn đóng cửa.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 419 ca nhiễm và 8 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 294.985 và 28.338. Nước này từ 21/6 chấm dứt tình trạng khẩn cấp sau ba tháng áp dụng để chống Covid-19. Họ cũng cho phép người nước ngoài từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không cần cách ly hai tuần. Bồ Đào Nha là ngoại lệ duy nhất khi quyết định tiếp tục đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha tới 1/7.
Người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các không gian công cộng, cả ở trong nhà lẫn ngoài trời, nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m. Chính quyền từng khu vực sẽ quyết định về số lượng người tối đa được phép có mặt cùng lúc tại các không gian công cộng như bãi biển, bể bơi, nhà hát, trường học và quán ăn.
Italy ghi nhận thêm 255 ca nhiễm và 30 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 239,961 và 34.708. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng đã mở cửa trở lại, người dân cũng được tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.
Đức báo cáo thêm 614 ca nhiễm và 14 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 194.399 và 9.026. Đức đã mở cửa biên giới cho các quốc gia trong khối EU từ 15/6. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến 29/6. Thủ tướng Angela Merkel cấm tổ chức các sự kiện lớn cho đến tháng 10.
Giới chức y tế Đức đang đối phó đợt bùng phát mới tại nhà máy chế biến thịt Rheda-Wiedenbruck ở quận Gueterloh, bang Bắc Rhine-Westphalia. Bang này đã tái áp đặt phong tỏa với Guetersloh và thị trấn lân cận Warendorf.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.628 ca nhiễm, nâng tổng số lên 217.724, trong đó 10.239 người chết, tăng 109 trường hợp so với hôm trước.
Iran đã cho phép toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar và phương tiện công cộng hoạt động, một số trường học vẫn đóng cửa. Chính quyền đang cân nhắc ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.938 ca nhiễm và 46 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 174.577 và 1.474. Nước này bắt đầu chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6 nhưng các cuộc hành hương tôn giáo và tụ tập hơn 50 người trở lên vẫn bị hạn chế.
Giới chức có kế hoạch giới hạn số người được phép tham gia lễ hành hương Hajj, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7, nhằm tránh virus lây lan.
Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 509.446 ca nhiễm, và 15.689 ca tử vong, tăng lần lượt 18.276 và 381.
Dù số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn tăng, Ấn Độ đã cho phép cửa hàng, nhà hàng, quán bar mở trở lại, các trường học tại khu vực nguy cơ cao bị đóng cho đến 30/6. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các căn bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn. Giới chức thủ đô New Delhi tuần này chuyển đổi một trung tâm tôn giáo lớn thành cơ sở cách ly để đối phó dịch.
Trung Quốc báo cáo 21 ca mới, gồm 4 ca ngoại nhập, 17 ca còn lại ở Bắc Kinh, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 83.438. Ca tử vong không tăng, duy trì ở mức 4.634.
Giới chức Bắc Kinh hôm 24/6 tuyên bố về cơ bản kiểm soát được ổ dịch bùng phát từ chợ Tân Phát Địa nhưng lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn tiếp diễn. Chợ Tân Phát Địa và hàng chục khu dân cư được coi là rủi ro cao đã bị phong tỏa từ 13/6.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 51.427 ca nhiễm, tăng 1.240 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.683 người chết, tăng 63 ca. Trường học đóng cửa cho đến 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động, chỉ các cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở lại.
Singapore ghi nhận 42.955 ca nhiễm, tăng 219, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore đang dỡ bỏ hạn chế theo từng giai đoạn. Từ đầu tháng 6, các trường học đã hoạt động trở lại. Phòng tập gym, công viên, bãi biển và nhà hàng hiện có thể mở cửa trở lại nhưng các sự kiện tôn giáo, quán bar, nhà hát và các sự kiện quy mô lớn vẫn chưa được phép.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Gần 9,7 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 9,7 triệu ca nhiễm và gần 489.000 người chết do nCoV, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 9.685.056 ca nhiễm và 488.916 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 180.848 và 5.235 trong 24 giờ qua. 5.249.151 người đã bình...