Đề nghị làm rõ vụ lừa đảo gần 300 tỷ đồng tại Công ty chứng khoán SMES
HĐXX đề nghị làm rõ việc cựu Chủ tịch SMES Phan Huy Chí có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với PVFI và Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) hay không? Nếu có thì số tiền chiếm đoạt là bao nhiêu?
Sau hai ngày xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến Công ty cổ phần chứng khoán SME (SMES) và Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI), chiều 10/5, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ vụ án, đề nghị làm rõ một số nội dung.
Cụ thể, HĐXX đề nghị làm rõ việc cựu Chủ tịch SMES Phan Huy Chí có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với PVFI và Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) hay không? Nếu có thì số tiền chiếm đoạt là bao nhiêu? Từ đó mới có cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của các bị cáo trong vụ án này.
6 trong số 10 bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 gồm: Phan Huy Chí (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SMES), Phạm Minh Tuấn (cựu Tổng Giám đốc SMES), Nguyễn Thành Nam (cựu Giám đốc SMES, chi nhánh TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Huy Sơn (Trưởng bộ phận dịch vụ tài chính SMES), Nguyễn Phương Lan (Trưởng bộ phận lưu ký chứng khoán SMES) và Cao Tuấn Nghĩa (cựu Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn Anh). 4 bị cáo còn lại gồm: Chu Xuân Lai (cựu Tổng Giám đốc PVFI), Lê Xuân Tân (cựu Phó Tổng Giám đốc PVFI), Vũ Xuân Công (cựu Phó Trưởng Ban dịch vụ tài chính PVFI) và Vũ Thị Hồng Lan (cựu Trưởng Ban dịch vụ tài chính PVFI) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 BLHS năm 1999.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, SMES thành lập năm 2006, có vốn điều lệ 255 tỷ đồng, do Phan Huy Chí làm Chủ tịch Hội đồng quản trị; Phạm Minh Tuấn làm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật. SMES đăng ký các ngành kinh doanh: Lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán.
Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2011, do cần tiền để sử dụng cá nhân và thanh toán các khoản nợ cũ, Phan Huy Chí, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Phương Lan (lãnh đạo chủ chốt của SMES) đã tạo dựng khách hàng, xác nhận, phong tỏa khống số dư chứng khoán có tính thanh khoản cao trong tài khoản giao dịch chứng khoán của các khách hàng để tạo niềm tin và chiếm đoạt của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), PVFI và Ngân hàng TMCP Habubank Hà Nội với tổng số tiền gần 300 tỷ đồng.
Chu Xuân Lai, Lê Xuân Tân, Vũ Xuân Công và Vũ Thị Hồng Lan (lãnh đạo chủ chốt của PVFI) đã tiếp tay cho nhóm lãnh đạo SMES thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của PVFI. Cụ thể, Chu Xuân Lai và nhóm bị cáo của PVFI đều là những người có chức trách, nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao. Các bị cáo đã không làm đúng, đầy đủ quy trình hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết của PVFI và qui định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết đã được ký kết giữa PVFI với SMES.
Khi PVFI ký kết các hợp đồng về việc niêm yết chứng khoán với SMES, các bị cáo đã không có mặt các bên cùng tham gia; không thực hiện đúng với nội dung hợp đồng… tạo điều kiện để nhóm bị cáo của SMES lợi dụng chiếm đoạt số tiền gần 112 tỷ đồng của PVFI.
Giai đoạn trước khi xét xử, Viện KSND tối cao ghi nhận, Phan Huy Chí và gia đình đã trả cho PVI số tiền hơn 80 tỷ đồng. Vụ án tại SMES được khởi tố từ 31/7/2012, Phan Huy Chí bị khởi tố và tạm giam cùng ngày. Sau đó 5 năm, các bị cáo thuộc PVFI bị khởi tố. Từ năm 2012 đến năm 2019, vụ án trải qua 7 lần điều tra bổ sung. Hiện, cả 10 bị cáo đều được tại ngoại.
Video đang HOT
4 đại gia Việt giàu sụ bị bắt giam trong năm 2021, lộ vỏ bọc đằng sau không ai ngờ
Thông tin những đại gia này bị bắt khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Nữ đại gia BĐS Vũng Tàu Lâm Thị Thu Trà
Ngày 21/5, lãnh đạo Viện KSND thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) xác nhận cơ quan này đã phê chuẩn lệnh khởi tố về tội "rửa tiền" đối với bị can Lâm Thị Thu Trà. Trước đó, bị can Trà đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "cho vay lãi nặng".
Theo đó, quá trình điều tra vụ án "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự", cơ quan điều tra xác định bị can Lâm Thị Thu Trà (47 tuổi, quê Thái Bình, ngụ Vũng Tàu) có hành vi "rửa tiền".
Nữ đại gia Lâm Thị Thu Trà là vợ của một diễn viên nổi tiếng
Trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Lê Thái Thiện cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự và rửa tiền, công an xác định bị can Lâm Thị Thu Trà cùng chị dâu đã cho cha con đại gia Thiện Soi vay nặng lãi với số tiền gần 10 tỷ đồng, tính lãi từ 2.000 đồng - 3.000 đồng/1 triệu đồng/ngày.
Về hành vi cho vay lãi nặng của Lâm Thị Thu Trà sau hơn 1 tháng điều tra, cơ quan công an đã xác định bị can này đã thu về số tiền gốc hơn 200 tỉ đồng và đã thu lãi bất chính số tiền gần chục tỉ đồng. Hành vi của Trà được sự giúp sức của Đặng Thị Tuyết Lan bằng việc tính toán lãi suất cho người vay, ghi chép sổ sách.
Bà Lâm Thị Thu Trà không chỉ là đại gia bất động sản "khét tiếng" mà còn được nhiều người biết đến là người vợ thứ 2 của nam diễn viên nổi tiếng. Cả hai công khai tình cảm vào năm 2006 sau khi đã trải qua 1 lần đổ vỡ hôn nhân.
Tổng Giám đốc Thuduc House Nguyễn Vũ Bảo Hoàng
Ngày 25/11, thông tin Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House). Theo nguồn tin, ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng bị bắt về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng bị bắt về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng sinh năm 1976, ngụ Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, tạm trú chung cư Catavil Premier, phường An Phú, quận 2, TP HCM. Ông Hoàng là Tiến sĩ quản trị kinh doanh, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM (tức Fideco). Ngoài ra, ông Bảo Hoàng còn giữ nhiều chức vụ trong các công ty bất động sản và là gương mặt doanh nhân trẻ điển hình của TP HCM.
Trước khi bị đã khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng đã có đơn từ nhiệm tư cách thành viên hội đồng quản trị và rút khỏi hội đồng quản trị của doanh nghiệp và từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức vào ngày 23/11.
Nữ đại gia Trương Thị Kim Soan
Cuối tháng 8/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Thị Kim Soan (47 tuổi, trú tại quận Phú Nhuận, TP.HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nữ đại gia Trương Thị Kim Soan.
Theo cơ quan điều tra, bà Trương Thị Kim Soan đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông John Koon (quốc tịch Australia) và các công ty do ông John Koon làm đại diện được ủy quyền với tổng số tiền là 11.290.000 USD (tương đương hơn 234 tỷ đồng).
Trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam, bà Trương Thị Kim Soan được biết đến là nữ đại gia có tiếng trong lĩnh vực khoáng sản và bất động sản. Bà Soan là môi giới đầu tư khai thác khoáng sản, nguyên Giám đốc, đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Vàng Titan Việt Nam, Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân, Công ty TNHH Đầu tư khoáng sản Thiên Bình và một số công ty khác.
Năm 2016, bà Soan được nhắc đến nhiều khi là 1 trong 189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam có tên trong "hồ sơ Panama" gây chấn động.
Chủ tịch tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan
Ngày 9/11, Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vimedimex cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khóa Hòa Bình và 7 bị can về tội: "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản".
Bà Nguyễn Thị Loan bị khởi tố do liên quan đến nhiều sai phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản là đất xảy ra tại huyện Đông Anh.
Bà Nguyễn Thị Loan.
Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng tháng 8/2020, Ban quản lý dự án huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức đấu giá khu đất rộng 5 ha ở xã Cổ Dương. Khu đất này được Công ty CP thẩm định giá và đầu tư Hà Nội xác định khu đất này có giá trị bán đấu giá khoảng 500 tỉ đồng.
Tuy nhiên bà Loan đã thông đồng với cán bộ của Ban quản lý cùng với các bị can thuộc công ty thẩm định giá can thiệp, lập khống phiếu khảo sát để đưa vào hồ sơ thẩm định giá và hạ giá trị khu đất xuống còn 300 tỉ đồng.
Sau đó, hội đồng thẩm định giá đất đã duyệt mức giá sàn là hơn 18 triệu đồng/m2 để tổ chức đấu giá khu đất trên. Bà Loan đã lập nhiều công ty cùng tham gia đấu giá khu đất này, sau đó một công ty do bà Loan nắm quyền chi phối đã trúng đấu giá khu đất với mức hơn 20 triệu đồng/m2.
Kết quả điều tra xác định chỉ 1 tháng sau khi được bàn giao đất, bà Loan đã bán khu đất trên với giá từ 80 triệu đến cả trăm triệu/m2 tùy vị trí.
Đà Nẵng: Bắt nhóm bị can làm giả, đánh tráo giấy tờ rồi đóng vai chủ đất để lừa đảo Ngày 31.12, cơ quan công an di lý về Đà Nẵng 4 bị can có hành vi làm giả giấy tờ đất rồi đánh tráo giấy tờ thật, đóng giả chủ đất để lừa đảo. Trước đó, ngày 30.12, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đàm Xuân Khuê (58...