Đề nghị kiểm toán ngân hàng 0 đồng: Tiếp theo là gì?
Theo chuyên gia, các ngân hàng 0 đồng có rủi ro gì, có minh bạch hay không… đều có trong kết luận của đơn vị kiểm toán.
Cho ý kiến về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2020, một trong những đề xuất của các vị đại biểu Quốc hội là xem xét thực hiện kiểm toán 3 ngân hàng 0 đồng để xác định thực trạng tài chính hiện nay của 3 ngân hàng này.
Trao đổi với Đất Việt, TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng, việc kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, kể cả doanh nghiệp có 100% hay 50-75% vốn nhà nước luôn luôn cần thiết. Ba ngân hàng 0 đồng có hình thức như công ty TNHH Một thành viên mà Nhà nước là chủ sở hữu, cho nên kiểm toán các báo cáo tài chính của các ngân hàng này là đúng. Cơ quan thực hiện kiểm toán, theo vị chuyên gia, có thể là Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.
TS Tín lưu ý nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán, đó là xác định các số liệu trong báo cáo tài chính của 3 ngân hàng 0 đồng có minh bạch hay không; hoạt động kinh doanh có đủ đảm bảo tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư hay không…
“Các ngân hàng 0 đồng có rủi ro gì, có minh bạch hay không… đều có trong kết luận của đơn vị kiểm toán”, TS Bùi Quang Tín nói.
Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm toán 3 ngân hàng 0 đồng để xác định thực trạng tài chính hiện nay của ba ngân hàng này
Nhấn mạnh bản chất các ngân hàng 0 đồng là yếu kém, vị chuyên gia cho hay, điều quan trọng sau khi kiểm toán xong là các kiến nghị của cơ quan kiểm toán, cách thức tái cơ cấu những ngân hàng này như thế nào.
Video đang HOT
“Quá trình tái cơ cấu không hề đơn giản, tốn thời gian, chưa tính việc phải thay đổi bộ máy nhân sự, nâng cấp công nghệ, hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng, … Do đó kiểm toán là một việc, nhưng làm sao tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng này để chúng hoạt động hiệu quả lại là một câu chuyện chưa chắc đã cùng một đáp số.
Ví dụ, một trong những việc cần làm trong quá trình tái cơ cấu là thay đổi ban điều hành nếu ban điều hành quản lý không tốt. Việc này Ngân hàng Nhà nước đã làm nhiều lần thông qua việc đưa những lãnh đạo tài giỏi từ Vietcombank, BIDV, Vietinbank… qua làm lãnh đạo các ngân hàng 0 đồng.
Ngoài ra, quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng này có liên quan đến quy trình, thủ tục, rà soát lại các khoản nợ, tùy theo nhóm nợ, nhóm khách hàng mà có thể phải có những giải pháp riêng”, TS Bùi Quang Tín chỉ rõ.
Từ phân tích trên, vị chuyên gia kinh tế cho biết, điểm nghẽn trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng là rất nhiều, từ trình độ nhân sự tới công nghệ, danh sách khách hàng trong báo cáo tài chính của ngân hàng… Đó chính là lý do khiến quá trình tái cơ cấu phải tốn nhiều thời gian, tốn nhiều chi phí.
“Nếu ngân hàng có nền tảng tốt thì quá trình tái cơ cấu đơn giản hơn, còn nếu ngân hàng có nền tảng xấu thì quá trình tái cơ cấu rất tốn công sức, tiền bạc, thời gian và sự quan tâm của Nhà nước…”, TS Bùi Quang Tín nói.
Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) chia sẻ với sự lo lắng, sốt ruột của đại biểu Quốc hội về 3 ngân hàng 0 đồng bởi việc xử lý của Ngân hàng Nhà nước, theo ông, đối với các ngân hàng 0 đồng dù chưa có tiền lệ nhưng có phần chậm.
“Nếu cảm thấy xử lý được thì Ngân hàng Nhà nước phải xử lý, nếu không thì phải rõ ràng”, ông Thịnh nói.
Khẳng định kiểm toán là việc cần thiết, song PGS.TS Đinh Trọng Thịnh thừa nhận tái cơ cấu 3 ngân hàng 0 đồng lại là một bài toán khó.
Ngay việc cơ quan quản lý thông tin có nhiều nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngỏ ý, hoặc đang trong giai đoạn tìm hiểu, thương thảo để mua lại các ngân hàng yếu kém đang tái cơ cấu, vị chuyên gia cũng tỏ ra chưa mấy lạc quan.
“Ngay việc định giá 3 ngân hàng 0 đồng thế nào cũng là việc làm khó khăn khi chúng vẫn đang nằm một chỗ để đợi xử lý.
Mặt khác, muốn tái cơ cấu, bán cho nhà đầu tư nước ngoài thì yêu cầu đầu tiên là phải minh bạch thông tin, tình hình sức khỏe của tổ chức tín dụng. Nguyên tắc là như vậy song một câu hỏi được đặt ra là: công khai ra thì giải quyết được điều gì, công khai thì nhà đầu tư có còn hào hứng không?”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đặt câu hỏi.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Việt Nam nằm trong tốp 30 thế giới về nộp thuế
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra báo cáo Doing Business 2020, trong đó xếp Việt Nam thứ 70/190 nền kinh tế về thuận tiện kinh doanh.
Thứ hạng này đã rớt 1 bậc so với năm 2018. Tuy nhiên, World Bank nhấn mạnh, Việt Nam cải thiện rất nhiều về một loạt các chỉ số như minh bạch tín dụng, nộp thuế, cải thiện môi trường đầu tư... Trong đó nộp thuế xếp thứ 25/190. Tuy nhiên Việt Nam vẫn yếu về việc giải quyết tình trạng phá sản xếp thứ 122.
World Bank cho rằng trong nhiều năm qua Việt Nam cải thiện rất nhiều môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và hiện Việt Nam đang là thỏi nam châm hấp dẫn các nguồn FDI. Tính đến tháng 10-2019, Việt Nam thu hút FDI tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự gia tăng niềm của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Doing Business 2020, Việt Nam có nhiều cải thiện đáng chú ý trong việc tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp đễ dàng tiếp cận tài chính và thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày.
Điều khá thú vị là Việt Nam gia tăng tính minh bạch thông tin tín dụng. Vào tháng 10 vừa qua, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) và Ngân hàng Nhà nước đã cho ra mắt cổng thông tin kết nối giữa người vay và các tổ chức tín dụng.
Điều này giúp cho người vay dễ dàng chọn các gói tín dụng và khoản vay theo nhu cầu thông qua cổng thông tin trực tuyến. Thậm chí người vay theo dõi được điểm, thông tin tín dụng của mình, giám sát được cấp độ tín dụng và tránh bị gian lận.
Một cải cách lớn nhất của Việt Nam theo World Bank chính là Tổng cục thuế đã cải tiến lớn hạ tầng công nghệ thông tin giúp cho việc nộp thuế của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Theo World Bank, nhiều năm qua các doanh nghiệp có thể mất từ 2-3 ngày để hoàn thành việc nộp thuế nhưng hiện nộp thuế trực tuyến giúp họ hoàn tất trong vòng 1 ngày. Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, từ tháng 6-2019, 99% thuế xuất nhập khẩu đều thực hiện trực tuyến.
"Việc số hóa và thuận tiện trong các thủ tục hành chính đã thúc đẩy môi trường kinh doanh của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy nhanh công nghệ 4.0 ứng dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Với việc nền kinh tế đang tăng tốc nhanh chóng và những cải cách thiết thực về môi trường kinh doanh thì không nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đang thu hút đầu tư và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn", World Bank nhấn mạnh.
PHƯƠNG MINH
Theo PLo.vn
Băn khoăn tỷ lệ 49% vốn ngoại vào fintech Tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các fintech là 49% sẽ giúp "giải nhiệt" cơn khát vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp cho thị trường fintech sẽ đạt 9 tỷ USD trong năm 2020 mà vẫn tránh được sự thao túng của doanh nghiệp ngoại. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo đánh giá của...