Đề nghị không đặc xá cho tội phạm ma túy và đánh bạc
Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị bổ sung tội phạm ma túy và tội phạm liên quan đánh bạc vào đối tượng không được đề nghị đặc xá.
Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) ẢNH GIA HÂN
Sáng 7.11, thảo luận về luật Đặc xá sửa đổi tại Quốc hội, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung thêm một số đối tượng vào diện không được đề nghị đặc xá, quy định tại điều 12 của dự thảo luật.
Theo đó, đại biểu Thúy đề nghị bổ sung đối tượng là phạm nhân đã bị truy nã loại nguy hiểm trở lên mà không tự ra đầu thú, bị bắt.
Đại biểu tỉnh Tuyên Quang cho rằng, việc bổ sung này là cần thiết nhằm phân hóa nhóm phạm nhân này với những phạm nhân khác, nhằm bảo đảm công bằng cho những người có án phạt tù có ý thức chấp hành án tốt, đồng thời làm thay đổi nhận thức của các đối tượng bị truy nã, ra đầu thú để được hưởng khoan hồng, góp phần ngăn ngừa tội phạm.
Đại biểu Thúy cũng đề nghị bổ sung đối tượng là tội phạm về ma túy và tội phạm liên quan đến đánh bạc vào diện không được đề nghị đặc xá.
Khoản 1 điều 12 của dự thảo luật sửa đổi quy định đối tượng không được đề nghị đặc xá là những người bị kết án phạt tù về một trong các tội quy định tại các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 299 và một trong các tội quy định tại chương 26 của bộ luật Hình sự.
Đại biểu Thúy cho hay, theo các điều 108 – 112, cũng như điều 299, quy định về các tội phản bội Tổ quốc, lật đổ chính quyền, gián điệp, xâm phạm an ninh quốc gia, bạo loạn và tội khủng bố chống chính quyền nhân dân, nhưng chưa có quy định về tội phạm ma túy và tội phạm liên quan đến đánh bạc.
Video đang HOT
“Loại tội phạm ma túy và tội phạm liên quan đến đánh bạc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại tội phạm khác. Khả năng hoàn lương của các đối tượng này khi trở về địa phương rất thấp. Sau khi trở về địa phương thường gây mất trật tự, an ninh tại nơi cư trú. Bên cạnh đó, những trường hợp tái phạm sau khi đặc xá chủ yếu tập trung vào số đối tượng này, dù trong thời gian chấp hành án họ có thể cải tạo tốt”, đại biểu Thúy phân tích, và cho rằng việc bổ sung 2 đối tượng này vào diện không được đề nghị đặc xá là cần thiết.
Đề nghị không mở rộng đặc xá với người có án tử hình
Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không mở rộng đối tượng đặc xá với người bị kết án tử hình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy định của bộ luật Hình sự thì đây là đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.
Sau khi bị kết án tử hình, thực hiện chính sách khoan hồng của nhà nước, Chủ tịch nước đã quyết định ân giảm án tử hình cho họ và chuyển xuống hình phạt tù chung thân.
Theo quy định tại điều 63 và điều 64 bộ luật Hình sự, nếu cải tạo tốt, đối tượng này tiếp tục nhận được các chính sách khoan hồng khác như: được giảm xuống tù có thời hạn, được tiếp tục giảm án và có thể chỉ phải chấp hành 20 năm tù.
“Do đó, nếu dự thảo luật quy định đặc xá với người bị kết án tử hình thì đối tượng này được hưởng quá nhiều chính sách khoan hồng của nhà nước và sẽ không bảo đảm tính răn đe với đối tượng nguy hiểm này”, bà Nga cho hay.
Theo TNO
Tỷ lệ khởi tố tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng
Đây là thông tin Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bùi Mạnh Cường cho biết, khi báo cáo về công tác của ngành Kiểm sát năm 2018, tại phiên họp 11 của Uỷ ban Tư pháp, sáng 4/9, tại Hà Nội.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Bùi Mạnh Cường cho biết: Năm 2018 (từ 31/7/2017 đến 31/7/2018), cơ quan chức năng đã khởi tố, điều tra 60.242 vụ án, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2017; giảm nhiều nhất là các nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia 915%); tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (14,5%).
Tuy nhiên, một số nhóm tội phạm được phát hiện khởi tố, tiếp tục tăng như: tội phạm về tham nhũng, chức vụ (22,8%), tội phạm ma tuý (11,2%)... Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động công tố, kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các hoạt động điều tra. Theo đó, kết quả tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giảm 0,91%; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99,9%, vượt 9,9% chỉ tiêu của Quốc hội; tỷ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99,9%, vượt 4,9% so với chỉ tiêu cả Quốc hội.
Phó Viện trưởng VKSNDTC Bùi Mạnh Cường thông tin tại Phiên họp 11. Ảnh: TH.
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Công an, VKSNDTC đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực thực hiện nên chỉ trong thời gian ngắn đã kết thúc điều tra, quyết định truy tố một số vụ án tham nhũng, kinh tế lớn theo đúng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí Thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN).
Năm 2018, Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp tạo đột phá trong công tác giải quyết án tham nhũng; đã tích cực tham gia xây dựng Luật PCTN (sửa đổi, bổ sung); chủ trì xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch về công tác giám định, kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; bố trí kiểm sát viên có trình độ, năng lực tại các đơn vị nghiệp vụ chuyên trách PCTN; tổ chức Hội nghị tập huấn thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo đó, kết quả giải quyết án về tham nhũng, kinh tế chuyển biến tích cực; số vụ án được phát hiện, khởi tố tiếp tục tăng, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng; việc xử lý nghiêm minh, triệt để hơn theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng.
Đáng chú ý, đã khởi tố nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có sự cấu kết giữa chủ doanh nghiệp và cán bộ cơ quan Nhà nước để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, có vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Vai trò, trách nhiệm công tố của VKSND được thể hiện rõ hơn, nhất là việc áp dụng các biện pháp tố tụng trong đấu tranh làm rõ hành vi, xác định tội danh, thu hồi tài sản, qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong đấu tranh xử lý tội phạm về tham nhũng, kinh tế. Đồng thời, phát huy vai trò là cơ quan trung tâm, kết nối các hoạt động tố tụng, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn; trong thời gian ngắn đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo; tạo hiệu ứng tích cực, lan toả trong toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, các cơ quan tư pháp trong công cuộc đấu tranh PCTN, như các vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám định, định giá tài sản còn nhiều bất cập; việc kê biên, thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; nhiều trường hợp, VKS chậm nhận được hồ sơ vụ án nên khó khăn trong nghiên cứu, quyết định kháng nghị...
Phó Viện trưởng VKSNDTC Bùi Mạnh Cường cho biết: Trong năm 2019, ngành Kiểm sát tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính các cấp theo dõi, đôn đốc; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Thông qua công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ, VKSND đề nghị Quốc hội: "Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, bảo đảm việc xử lý triệt để, khách quan; sửa đổi bổ sung hoàn thiện Luật giám định tư pháp; chỉ đạo quyết liệt hơn việc thu hồi tài sản cho Nhà nước thông qua các biện pháp tố tụng đặc biệt", ông Cường nói.
Thay mặt Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật chỉ ra, tỷ lệ các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng TAND trả hồ sơ cho VKS yêu cầu điều tra bổ sung chiếm tới 21,5% (178/826 vụ); trong khi tỷ lệ trả hồ sơ nói chung với các loại tội phạm chỉ là 2,54%.
"Đề nghị VKSNDTC đánh giá kỹ các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung loại tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn như vừa qua và giải pháp khắc phục hạn chế này", ông Luật nói./.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 16 nghìn vụ; 282 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ (tăng 27,03%).
Các cơ quan chức năng đã khởi tố 1.247 vụ, 1.818 bị can phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (tăng 68,06% vụ và 42,03 bị can so với cùng kỳ năm 2017); 264 vụ, 530 bị can phạm tội tham nhũng và các vi phạm khác về chức vụ (tăng 27,54% vụ, 8,38% bị can).
Công tác kê biên, thu hồi tài sản bị thiệt hại có chuyển biến tích cực, một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao. Từ năm 2017, đến nay thu hồi tài sản kinh tế gần 24.000 tỷ đồng (tăng 44,84%) và tài sản tham nhũng gần 2.700 tỷ đồng (đạt 38,76%).
Thu Hằng
Theo cpv.org.vn
Thủ tướng: Thành viên Chính phủ phải nêu gương, chấm dứt tình trạng trên nóng dưới lạnh Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ phải đổi mới phương pháp công tác, đi đầu nêu gương, chấm dứt tình trạng trên nóng dưới lạnh. Chiều nay, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Thủ tướng bày tỏ: "Năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn nhưng đều chung ở bàn tay, vì vậy trước tiên...