Đề nghị HĐND TPHCM giúp Lào cách thu ngân sách trong lĩnh vực bất động sản
Nhận xét tại Lào còn một số vấn đề chưa quản lý được, chưa thu được hết nguồn thu từ đất đai, đồng chí Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu đề nghị HĐND TPHCM giúp HĐND thủ đô Viêng Chăn và HĐND cấp tỉnh kinh nghiệm về quy định mức giá, nguyên tắc xây dựng các quy định về đất đai.
Ngày 25-7, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM do đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM làm trưởng đoàn, đã tới chào xã giao đồng chí Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu.
Phát biểu trong buổi chào xã giao, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu nhiệt liệt chào đón Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM sang thăm, làm việc tại Lào. Đồng chí xem đây là biểu hiện tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào nói chung, giữa TPHCM và thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
Đồng chí Pany Yathotu gửi lời cảm ơn lãnh đạo TPHCM thời gian qua đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm giúp Lào, giúp thủ đô Viêng Chăn trong lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.
Thay mặt Quốc hội Lào và HĐND cấp tỉnh, đồng chí Pany Yothotu cũng gửi lời cảm ơn HĐND TPHCM đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu giúp Lào nâng cao chất lượng, hiệu quả của đại biểu HĐND các địa phương; vai trò của HĐND các địa phương cũng ngày được nâng cao, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM chào xã giao đồng chí Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu
Chủ tịch Quốc hội Lào bày tỏ mong muốn HĐND TPHCM tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ HĐND thủ đô Viêng Chăn cũng như HĐND các địa phương của Lào trong thời gian tới. Cụ thể, đồng chí Pany Yathotu đề nghị, điều đầu tiên trong quá trình phối hợp, hợp tác giữa HĐND TPHCM và HĐND các địa phương ở Lào cần nhấn mạnh vào chất lượng, hiệu quả công tác thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Lào đề xuất, thời gian tới, bên cạnh các chuyến thăm, hai bên cần xem xét, phối hợp tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm sâu, theo chuyên đề cụ thể. Đồng chí Pany Yathotu đánh giá HĐND cấp tỉnh ở Lào chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thông qua các văn bản pháp lý cấp tỉnh. Vì thế, đồng chí mong muốn HĐND TPHCM chia sẻ nhiều hơn kinh nghiệm về vấn đề này.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi chào xã giao
Một vấn đề được Chủ tịch Quốc hội Lào đặc biệt quan tâm là xây dựng nền tảng để thu ngân sách, tạo nguồn thu từ bất động sản. Nhận xét tại Lào còn một số vấn đề chưa quản lý được, chưa thu được hết nguồn thu từ đất đai, đồng chí Pany Yathotu đề nghị HĐND TPHCM giúp HĐND thủ đô Viêng Chăn và HĐND cấp tỉnh kinh nghiệm về quy định mức giá, nguyên tắc xây dựng các quy định về đất đai.
Đồng thời, đồng chí đề nghị trong năm 2019, hoặc năm 2020, HĐND TPHCM chia sẻ bài học kinh nghiệm cho Quốc hội Lào, HĐND các địa phương tại Lào trong quản lý, thực hiện chính sách quản lý về bất động sản nhằm tạo nguồn thu tốt, dồi dào. Trong đó, đi sâu vào các vấn đề quy định giá, quản lý thế nào, phối hợp thế nào giữa HĐND và các sở, ban, ngành; giữa sở, ban ngành với các nhà đầu tư… Theo đồng chí Pany Yathotu, đây là vấn đề cấp bách với Lào, nhằm quản lý nguồn thu tốt hơn, chống thất thu.
Đoàn Đại biểu cấp cao TPHCM chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn Quốc hội Lào
Thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM, đồng chí Nguyễn Thị Lệ tiếp nhận đầy đủ các vấn đề đồng chí Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu đề cập. Đồng chí cho biết, trên cơ sở đó, sẽ chuẩn bị các nội dung, chương trình hội thảo phù hợp trong năm 2020.
Đối với TPHCM, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ cho hay, hiện nay Đảng bộ TPHCM đang chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI vào tháng 10-2020. Sau Đại hội, vào năm 2021, là công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Do đó, nội dung trọng tâm giám sát của HĐND TPHCM không chỉ giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, mà còn tập trung giám sát 7 chương tình đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã đề ra. Năm 2019, HĐND TPHCM cũng tập trung giám sát về đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính đặc thù phát triển TPHCM.
Trên địa bàn TP, tiến tới xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh, năm 2019, TPHCM đã thí điểm và tập trung mô hình phòng họp không giấy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Mới đây, kỳ họp thứ 15 HĐND TPHCM khóa IX, đã tiên phong thực hiện kỳ họp không giấy, được cử tri đánh giá cao.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ khẳng định, TPHCM luôn coi trọng tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào nói chung, giữa TPHCM và thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ bày tỏ lòng tin tưởng và chúc nước Lào tiếp tục phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM đã đến đặt vòng hoa tại Đài Liệt sĩ Vô danh
MẠNH HÒA
Theo SGGP
Dự án đường Vành đai 2 và 3 thực hiện quá chậm
Chiều 11-6, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Triệu Đỗ Hồng Phước cùng các sở ngành, quận, huyện đã có buổi giám sát tiến độ khép kín đường Vành đai 2 và triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 trên địa bàn TPHCM.
Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Đức Hải.
Tại buổi giám sát, báo cáo về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 2, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Nguyễn Văn Tám cho biết, tuyến đường Vành đai 2 thành phố có tổng chiều dài 64,1km, trong đó đã đầu tư xây dựng đưa vào khai thác 50,2km (đoạn quốc lộ 1A từ Gò Dưa đến An Lạc, đường Nguyễn Văn Linh, đường Vành đai phía Đông từ nút giao Khu A đến cầu Phú Hữu). Hiện đang triển khai đầu tư xây dựng 2,75km (đoạn 3) và còn 11,15 km chưa đầu tư xây dựng (đoạn 1, 2 và 4). Cụ thể, đoạn 1 từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía Đông đến xa lộ Hà Nội (gồm nút giao thông Bình Thái) dài 3,82km; đoạn 2 từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng dài l,99km; đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa (quốc lộ 1) dài 2,75km; đoạn 4 từ nút giao An Lập (quốc lộ 1) đến đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3km. Toàn tuyến có tổng mửc đầu tư hơn 16 ngàn tỷ đồng, trong đó, giải phóng mặt bằng gần 10,721 ngàn tỷ đồng, xây lắp khoảng 5,777 ngàn tỷ đồng.
Đại biểu chất vấn tại buổi giám sát. Ảnh: QUỐC HÙNG
Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND TP chấp thuận bố trí vốn ngân sách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đoạn 1, 2 và giao quận 9, Thủ Đức thực hiện thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư công. Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP đang tổ chức lập đề xuất chủ trương đầu tư công, sau khi chủ trương đầu tư dự án được thông qua sẽ lập, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án, tổ chức thi công. Đối với đoạn 3 khởi công từ cuối 2017 theo hình thức hợp đồng BT. Hiện khối lương thực hiện ước đat 40% và đang chậm hơn so với kế hoạch đề ra khoảng 10 tháng do chậm bàn giao mặt bằng và mặt bằng được bàn giao không liên tục. Đoạn 4 (từ nút giao nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh) dự án nhà đầu tư lập chưa được phê duyệt, do hiện nay còn vướng các quy định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án BT. Vì vậy, đề xuất dự án chưa được phê duyệt, chưa tổ chức lựa chọn nhà đâu tư theo kế hoạch dự kiến.
Hiện đang gấp rút trình dự án thông qua chủ trương đầu tư công vào tháng 7 này và dự kiến thi công, hoàn thành công trình quý IV-2022.
Về đường Vành đai 3 đi qua địa phận TPHCM và các tỉnh Đông Nai, Bình Dương và Long An với tổng chiều dài khoảng 89,3km (đã đầu tư xây dựng đưa vào khai thác 16,3km, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn). Gồm 4 đoạn, đoạn 1 từ Tân Vạn - Nhơn Trạch dài 34,28km đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TPHCM; đoạn 2 từ Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16,3km thuộc địa phận tỉnh Bình Dương đã được đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng; đoạn 3 từ Bến Lức - Quốc lộ 22 dài 28,86km đi qua địa phận TPHCM và tỉnh Long An; đoạn 4 từ Quốc lộ 22 - Bình Chuẩn dài 19,l km đi qua địa phận TPHCM và tỉnh Bình Dương.
Hướng tuyến đường Vành đai 3. Ảnh: QUỐC HÙNG
Hiện Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tưởng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM, đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 - Bến Lức. Song song đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ ngành liên quan làm việc với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để thống nhất danh sách các dự án cam kết tài trợ giai đoạn 2019-2021 trong chương trình quốc gia Việt Nam của ADB, trong đó có dự án này.
Tại buổi giám sát, ý kiến nhiều đại biểu cho rằng, các sở ngành liên quan cần xác định thời gian cụ thể xong quy trình thủ tục để trình UBND TP. Lãnh đạo TP đã chỉ đạo từ nay đến cuối năm phải bàn giao mặt bằng nhưng hiện tại chỉ có quận Thủ Đức có chuyển biến, còn các quận huyện khác chưa thấy gì. Sở ngành nào cũng có báo cáo nhưng việc phối hợp để thực hiện thì không có.
Kết luận tại buổi giám sát, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Triệu Đỗ Hồng Phước nhấn mạnh: Dự án thực hiện quá chậm so với kế hoach đề ra. Công tác phối hợp các đơn vị chưa chặt chẽ, thông tin báo cáo chưa thống nhất, dự kiến thời gian tiến độ sắp tới vẫn chưa xác định được. Các sở ngành có báo kế hoạch lộ trình cụ thể tiến độ, thời gian thực hiện của từng đơn vị để thực hiện dự án này.
QUỐC HÙNG
Theo SGGP
Họp mặt truyền thống kỷ niệm 60 năm mở đường Trường Sơn Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM bày tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc đối với những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và bao máu xương của chiến sĩ, đồng chí, đồng bào cả nước đã làm nên một con đường Trường Sơn huyền thoại, cho chiến thắng vẻ vang của cả...