Đề nghị gọi nhập ngũ ngay sau tốt nghiệp đại học
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc gọi nhập ngũ với thanh niên tốt nghiệp đại học nên thực hiện ngay sau khi ra trường, tránh gọi người có công ăn việc làm, gây dang dở trong cuộc sống sau này.
Đại biểu quốc hội đã phân tích kỹ nhiều nội dung và đưa ra nhiều đề xuất trong buổi thảo luận góp ý cho dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chiều 12/11.
Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình, Phó tư lệnh Quân khu 7.
Đồng tình tăng thời hạn tại ngũ lên 24 tháng
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện nhận xét, Luật Nghĩa vụ quân sự được sửa đổi khi tình hình trong nước và quốc tế phức tạp, diễn biến khó lường, đòi hỏi phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đó là điều kiện để đảm bảo được nền hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực trong xây dựng hòa bình quốc tế và khu vực.
“Từng đi bộ đội nên tôi hiểu, huấn luyện thô sơ thời xưa đã là 3 tháng. Nay với vũ khí, công nghệ tiên tiến, muốn tiếp cận và sử dụng tốt cần có thời gian, nên thời hạn phục vụ tại ngũ 24 tháng là vừa phải, đúng mức”, ông Thiện nói.
Đại biểu Ngô Ngọc Bình, Phó tư lệnh Quân khu 7 cho biết, hiện nay theo quy định, huấn luyện tân binh là 3 tháng, được phân bổ theo đó chính trị chiếm 15%, quân sự 79%, hậu cần 3%… nên tỷ lệ huấn luyện cho một chiến sỹ mới rất hẹp hòi. Sau khi bổ sung về cho các đơn vị, bộ đội chỉ có thời gian huấn luyện thêm một tháng là không đảm bảo vấn đề kỹ thuật, chiến thuật.
“Thống nhất 24 tháng nghĩa là hơn 6 tháng so với thời gian hiện nay, nhưng đó là 6 tháng rất quý giá. Thời chiến tranh Tây Nam, có thực trạng gà mẹ dẫn một đàn gà con ra trận nên thiệt hại rất nhiều, lãng phí xương máu chiến sĩ, mà nguyên nhân một phần là công tác huấn luyện chưa đáp ứng đầy đủ”, Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình nói và khẳng định, thời gian công dân phục vụ tại ngũ nên để 24 tháng để phù hợp với tình hình đất nước và nhu cầu xây dựng quân đội.
Phản đối đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự
Đại biểu Chu Sơn Hà và Đinh Xuân Thảo làm nóng tổ thảo luận Hà Nội khi đồng ý quan điểm cho phép công dân đóng tiền để không phải đi nghĩa vụ quân sự. Ông Hà cho rằng, trước đây hình thức đóng tiền thay thế cũng đã được thực hiện như nghĩa vụ lao động công ích, nếu ai không đi thì phải đóng tiền. Để huấn luyện đội ngũ này, hàng năm, địa phương sẽ tổ chức các khoá huấn luyện quân đội.
Video đang HOT
Phản đối gay gắt vì cho rằng đóng tiền rất phản cảm, sẽ làm mất đi tính thiêng liêng của nghĩa vụ quân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi phân tích, khi vào quân đội, công dân sẽ được trang bị kiến thức quốc phòng, hiểu biết về vũ khí, tác chiến và hiệp đồng tác chiến… Khi cần phải tổng động viên, lực lượng này có thể tham gia chiến đấu ngay. Khi đóng tiền thay thế nghĩ vụ quân sự, dù bằng cách nào cũng không thể trang bị đầy đủ kiến thức quốc phòng cho công dân.
Gọi nhập ngũ đến 27 tuổi
Đại biểu Đỗ Kim Tuyến đồng tình nâng độ tuổi gọi nhập ngũ từ 25 lên 27 để thu hút người có trình độ thực hiện quân sự trong điều kiện quân đội đang hiện đại hóa, sử dụng công nghệ trong tác chiến.
“Luật muốn gọi những người sau khi tốt nghiệp đại học vào phục vụ trong quân đội là tốt, nhưng xét góc độ nào đó thì đối tượng này cũng cần cho xã hội, có thể phục vụ mục đích phát triển kinh tế. Đây là điểm đáng lưu ý. Chúng tôi đồng tình nâng lên 27 tuổi nhưng phải có chế độ để thu hút và đãi ngộ xứng đáng”, đại biểu Tuyến nói.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh thì cho rằng, công dân được tham gia nghĩa vụ quân sự là điều may mắn vì cách rèn giũa của quân đội là kỷ luật mà các gia đình mơ ước. Một minh chứng rõ nét là hàng năm, vào dịp nghỉ hè, nhiều gia đình đã bỏ khoản tiền lớn để cho con được tham gia học kỳ quân đội.
“Tôi đồng tình gọi vào bộ đội đến 27 tuổi nhưng phải tính toán làm sao cuộc đời các cháu ko bị lỡ dở. Cần quy định học xong gọi đi phục vụ quân đội ngay, chứ để các cháu đi làm rồi mới gọi thì sẽ dở dang”, bà Khánh đề xuất.
Không để tình trạng con nghiện nhập ngũ
Cho rằng tình trạng thanh niên hiện nay nghiện hút khá nhiều, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh kiến nghị phải khám cẩn thận, không để đối tượng nghiện hút lọt vào quân đội. “Tôi được biết vừa qua có nhiều đối tượng nghiện hút vẫn lọt được vào lính. Cần làm nghiêm, không để xảy ra tình trạng chạy chọt đưa con vào quân đội để cai nghiện”, bà Khánh đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Văn Hưng nêu thực trạng lực lượng chính nhập ngũ là con em nông dân, ở nông thôn; có nơi đưa toàn thành phần khó khăn đi bộ đội. Ông Hưng đề nghị, luật sửa đổi cần nghiên cứu hoãn nghĩa vụ quân sự cho đối tượng xóa đói giảm nghèo, đã có vợ con.
“Có lần tôi đi giao quân, thấy thanh niên một vợ một con, gia đình rất khó khăn, nằm trong diện xóa đói giảm nghèo mà địa phương gọi đi, khi gọi giao quân, cô này ôm con bỏ trước hàng quân rồi đi về”, ông Hưng kể.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Đề xuất tăng tuổi nhập ngũ lên 27
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) nâng tuổi nhập ngũ lên 27 thay vì 25 như hiện nay.
Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến hết 27
Trình bày Tờ trình về dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) trước Quốc hội chiều 3/11, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay, Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Do vậy, hằng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
Dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi
Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Cụ thể, dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) quy định độ tuổi gọi nhập ngũ: "Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi".
Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết, nhiêu ý kiến Ủy ban quốc phòng và an ninh tán thành vơi dư thao Luât quy đinh vê đô tuôi goi nhâp ngu.
Điều này giúp co thê tuyển chọn đươc nhiêu công dân đa hoc xong chương trinh đao tao bậc đai hoc vao phuc vu tai ngu, nâng cao chât lương đâu vao, giam chi phi đao tao, khăc phuc đươc nhưng han chê, vương măc vê chât lương tuyên quân như hiên nay, bao đam công băng trong thưc hiên nghia vu bao vê Tô quôc va quyên đươc hoc tâp cua công dân.
Tuy nhiên, môt sô y kiên đê nghi giư nguyên quy đinh vê đô tuôi goi nhâp ngu tư đu 18 tuôi đên hêt 25 tuôi như Luât Nghĩa vụ quân sự hiên hanh vi cơ ban đa thưc hiên ôn đinh.
Nhưng vương măc vưa qua trong khâu tuyên chọn, goi công dân nhâp ngu đối với sinh viên tôt nghiêp đào tạo bậc đại học va can bô, công chưc không phai do han chê vê đô tuôi mà do khâu tổ chức thực hiện.
Nâng thời hạn nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng
Theo dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng.
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ thời chiến thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ của Chủ tịch nước.
Trình bày trình về dự án Luật trước Quốc hội, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết thơi han phuc vu tai ngu trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo luật hiện hành con nhiêu bât câp.
Vì vậy, dự án Luật quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai bốn tháng nhằm bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí khi tác chiến xảy ra...
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, Quân đội nhân dân Việt Nam đang xây dựng Quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao.
Vì vậy, bộ đội phải có đủ thời gian huấn luyện nâng cao trình độ. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như: Cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, công tác dân vận..., đã chiếm một phần đáng kể thời gian huấn luyện của bộ đội.
Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (18 tháng và 24 tháng), chưa thật sự công bằng, ảnh hưởng đến tư tưởng của hạ sĩ quan và binh sĩ, nhất là đối với đối tượng phục vụ tại ngũ hai bốn tháng. Hằng năm phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt, gây tốn kém về vật chất và thời gian của các địa phương.
Dự kiến ngày 21/11/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Theo Hoàng Yến (Khám phá)
Chỉ tạm hoãn nhập ngũ sinh viên đại học chính quy Trình Quốc hội Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, để tránh lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, Luật sửa đổi quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy. Chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng...