Đề nghị giảm giá cước taxi
Trước việc giá nhiên liệu giảm mạnh, Hiệp hội Taxi TPHCM đã có văn bản đề nghị các thành viên điều chỉnh giảm giá cước cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM Tạ Long Hỷ, giá cước taxi giảm 500 đồng/km là phù hợp.
Hiệp hội Taxi TPHCM đề nghị các thành viên giảm giá cước khi giá nhiêu liệu liên tiếp giảm
Theo ông Tạ Long Hỷ, nếu tính thời điểm tăng giá cước vào giữa tháng 5/2015 tới nay thì xăng đã có 2 lần tăng giá (tổng tăng: 1.480 đồng/lít) và 5 lần giảm giá (tổng giảm: 3.380 đồng/lít). Mặc dù mức giảm 1.900 đồng/lít là chưa nhiều nhưng các đơn vị vận tải cần hưởng ứng chủ trương bình ổn giá và kiểm soát lạm phát của Nhà nước.
“Với mức giảm 1.900 đồng/lít, các doanh nghiệp vận tải có thể cân nhắc để điều chỉnh giá cước ở mức hợp lý và thực hiện kê khai, niêm yết giá theo đúng quy định. Tôi đề nghị các đơn vị thành viên giảm 500 đồng/km. Đây là mức giảm phù hợp với tình hình thực tế” – ông Hỷ nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Chánh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM cho biết, theo hướng chung thì các doanh nghiệp trong hiệp hội sẽ giảm giá cước vận tải. Tuy nhiên, mức giảm sẽ không đáng kể.
Ông Chánh phân tích: “Đặc thù của vận tải hàng hóa có nhiều điểm khác biệt so với vận tải hành khách tuyến cố định và taxi. Trong vận tải hàng hóa chủ yếu sử dụng dầu, mà giá dầu giảm chưa tới 1%. Trong cơ cấu giá thành vận chuyển hàng hóa thì chi phí nhiên liệu chiếm 35 – 40% nên với mức giảm giá hiện tại thì tính ra giá cước chỉ giảm khoảng 0,1%”.
Ông Chánh cho biết thêm, việc giảm giá cước còn phụ thuộc vào cơ chế thị trường, sự thỏa thuận giữa chủ hàng và doanh nghiệp vận tải. Bởi, vận tải hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng hàng, cự ly tuyến đường, phương tiện, loại hàng, thời gian chở hàng,… Thậm chí người ta còn đấu giá theo gói hàng. Trong khi đó, vận tải hành khách tuyến cố định thì ổn định về lộ trình, thời gian, chi phí trên hành trình.
Trước đó, Sở Giao thông vận tải TPHCM có văn bản đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh taxi và doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuyến cố định ( xe đò) xem xét thực hiện điều chỉnh giảm giá cước cho phù hợp. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị trên đăng ký, kê khai giá cước theo đúng quy định.
Theo đại diện Sở GTVT TP, theo Thông tư 152 của liên Bộ Tài chính – GTVT, giá cước các doanh nghiệp tự kê khai với Sở Tài chính. Tuy nhiên, do thực tế giá nhiên liệu giảm mạnh nên Sở GTVT TP yêu cầu các đơn vị giảm giá cước để đảm bảo quyền lợi cho hành khách.
Quốc Anh
Th eo Dantri
Nhà xe phải hoàn trả gần 500 triệu đồng tiền vé đội giá cho hành khách
Chiều 3/3, Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai cho biết, Sở đã yêu cầu các nhà xe tuyến Gia Lai - TPHCM hoàn trả gần 500 triệu đồng cho các hành khách.
Trước đó, ngày 22/1/2015, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định số 283/UBND-KTTH về việc phụ thu giá cước vận tải hành khách dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Theo đó, các hãng xe tuyến Gia Lai - TPHCM, trước Tết phụ thu chiều TPHCM- Gia Lai được tính từ ngày 25-30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ với mức 60%; sau Tết phụ thu chiều Gia Lai - TPHCM từ ngày 4-8 tháng Giêng năm Ất Mùi cũng được áp mức 60%.
Tuy nhiên, trước ngày 25 tháng Chạp đường dây nóng Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đã nhận được điện thoại của một hành khách thông báo xe của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Gia Lai đã tự ý tăng giá vé xe ngoài thời gian quy định của UBND tỉnh. Ngay lập tức, Sở Giao thông vận tải vào cuộc yêu cầu hãng xe này hoàn trả lại tiền cho hành khách.
Mặc dù đã có quyết định nêu rõ về thời hạn cho các hãng xe phụ thu, tuy nhiên, ngày 9 tháng Giêng âm lịch, khi đại diện Sở Giao Thông vận tải tỉnh Gia Lai có mặt tại bến xe Đức Long (TP.Pleiku) thì tất cả các hãng xe tuyến Gia Lai - TPHCM vẫn giữ nguyên giá cước đã phụ thu với giá 450 nghìn đồng/vé (giá không phụ thu 280 nghìn đồng/vé). Ngay lập tức, Sở đã yêu cầu bến xe phát lên loa yêu cầu các hãng xe trả lại số tiền vượt quá quy định cho hành khách.
Quyết định của UBND tỉnh về thời gian và mức giá phụ thu dịp Tết đối với các hãng xe
Ông Đoàn Hữu Dũng - Phó phòng Kế hoạch, Tài chính, Vận tải - Sở Giao thông cho biết, trong thời điểm năm mới, mỗi tối có 22 chuyến xe đi TPHCM, mỗi xe là 43 chỗ. Tính trong 3 ngày (từ 9-11/1 âm lịch) các nhà xe đã thu phụ trội của hành khách số tiền gần 500 triệu đồng cho khoảng 3.000 vé. Sở đã yêu cầu các nhà xe hoàn trả lại cho hành khách ngay lúc lên xe, trước khi xuất bến. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các nhà xe đã hoàn trả lại tiền cho hành khách. Kành khách nào vẫn chưa được nhận tiền phụ thu không đúng quy định có thể phản ánh với bến xe hoặc đường dây nóng, Sở sẽ yêu cầu nhà xe đó hoàn trả lại tiền.
Ông Dũng cho biết thêm, sự việc trên xảy ra không phải do các nhà xe tự ý kéo dài thời gian phụ thu. Mà do cách đó cả tháng nhiều hành khách đã đặt chỗ ngồi trước, nên nhà xe đã cho giấy hẹn chứ chưa xuất vé nên nhiều hành khách vẫn chưa trả tiền vé. Lúc này, chưa có quy định phụ thu giá cước của UBND tỉnh nên không thể quy cho các hãng xe hành vi tự ý tăng giá vé được.
Thiên Thư
Theo dantri
Lệ phí đăng ký ô tô con tăng gấp 5 lần từ 1/9 tới Từ 1/9/2015, nhóm ô tô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải lần đầu đăng ký sẽ đóng lệ phí là 11 triệu đồng. Như vậy, so với mức lệ phí hiện nay là 2 triệu đồng thì mức lệ phí mới tăng gấp 5,5 lần. Chiều 29/7, đa số đại biểu HĐND TP khóa...