Đề nghị gia hạn khoảng 22.600 tỷ đồng thuế GTGT, 4.500 tỷ tiền thuê đất
Để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2020, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã soạn thảo Nghị định gia hạn về thuế, tiền thuê đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường.
Ngày 4/3 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, tại điểm 1, Mục II của Chỉ thị có giao: “Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 , báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020.”
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã soạn thảo Dự thảo Nghị định và đã được tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy trình xây dựng văn bản pháp luật, đăng trên trang thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử Bộ Tài chính. Căn cứ vào ý kiến của các tổ chức, cá nhân, Bộ Tài chính đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị định.
Theo Bộ Tài chính, để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 thì cần thiết phải có giải pháp gia hạn về thuế, tiền thuê đất nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường.
Căn cứ vào tổng hợp của các bộ ngành liên quan, cơ quan quản lý đã tính toán xác định các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như: dịch vụ du lịch; nông, lâm, thủy hải sản; vận tải (đường sắt; đường bộ; đường thủy; hàng không); sản xuất, chế biến thực phẩm; ngành dệt may, da giầy; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống); dịch vụ kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống (có danh mục cụ thể).
Nghị định dự kiến gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do dịch COVID-19 (trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành và tổ chức quốc tế ).
Về số thuế gia hạn, với thuế giá trị gia tăng (GTGT), theo quy định của Luật Quản lý thuế thì cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế theo tháng nếu có tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên; thực hiện khai thuế theo Quý nếu có tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ dưới 50 tỷ. Đồng thời, đối với số thuế GTGT kê khai theo tháng, doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế trước ngày 20 của tháng tiếp theo; đối với số thuế GTGT kê khai theo Quý, doanh nghiệp thực hiện nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Do vậy, để không ảnh hưởng đến cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2020, Bộ Tài chính đề nghị thời gian gia hạn là 5 tháng.
Cụ thể, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của các tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 của các doanh nghiệp, thuộc đối tượng được xác định đủ tiêu chí, đang thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tháng. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Video đang HOT
Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của Quý I và Quý II năm 2020 của các doanh nghiệp thuộc đối tượng xác định đủ tiêu chí. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số thuế phải nộp và hồ sơ khai bổ sung gửi đến cơ quan thuế trước thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung…
Bộ Tài chính đánh giá tác động, việc thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT 5 tháng đối với số thuế GTGT phải nộp từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020 (nộp thuế trong tháng 4 đến tháng 7) thì số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của các tháng đó giảm khoảng khoảng 22.600 tỷ đồng (trong đó: số thuế GTGT giãn của doanh nghiệp theo ngành kinh tế: 11.700 tỷ đồng; số thuế GTGT giãn của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: 10.900 tỷ đồng). Tuy nhiên, số thu NSNN của năm 2020 không giảm do doanh nghiệp phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 31/12/2020.
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc đối tượng được xác định hỗ trợ. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này trước ngày 15 tháng 12 năm 2020.
Bộ Tài chính đánh giá tác động trên cơ sở số thuế phát sinh phải nộp năm 2019 của nhóm được gia hạn là khoảng 3.000 tỷ đồng nhưng số thu NSNN của năm 2020 không giảm do hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 15/12/2020.
Đối với tiền thuê đất, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm và sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế xác định. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính đánh giá tác động, dự kiến số tiền thuê đất được gia hạn khoảng 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu NSNN của năm 2020 không giảm do doanh nghiệp hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 31/10.
Được biết, dịch COVID-19 đã và đang tác động trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất của nước ta, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế do suy giảm tăng trưởng kinh tế từ Trung Quốc và toàn cầu. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong trường hợp khống chế được dịch trong Quý I/2020 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta cả năm 2020 dự báo đạt 6,25%, giảm 0,55 điểm % so với chỉ tiêu 6,8% đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ; trường hợp dịch được khống chế trong Quý II/2020 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,96%, giảm 0,84 điểm % so với mục tiêu.
Anh Minh
Theo Chinhphu.vn
Tại sao Ngân hàng Nhà nước đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu cho từng ngân hàng thấp?
Chuyên gia MBKE cho rằng việc này nên hiểu là tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2020 sẽ thấp là do ảnh hưởng từ dịch virus corona (Covid-19).
Nhận định được ông Quản Trọng Thành, Trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích, Khối Khách hàng Tổ chức của CTCK Maybank Kim Eng chia sẻ về lĩnh vực ngân hàng Với tình huống tâm lý thị trường hiện đang yếu do ảnh hưởng từ corona virus (Covid-19), việc đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp cho mỗi ngân hàng gần như làm tăng thêm lo ngại về triển vọng vĩ mô nói chung và cả ngành ngân hàng nói riêng. Ông Thành cho rằng thị trường hiện có nhiều ý kiến đang trở nên ngày càng bất hợp lý và quá tiêu cực.
Ông Thành nhận định, động thái của Ngân hàng Nhà nước ( NHNN ) không đại diện cho chính sách thắt chặt tiền tệ bởi vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả ngành ngân hàng trong 2020 vẫn không đổi ở mức 14%.
Hơn nữa, đây cũng là hoạt động bình thường, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, NHNN đều có khuynh hướng đặt mục tiêu ban đầu về tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thấp hơn hạn mức tăng trưởng của cả ngành. Sau đó, NHNN sẽ đánh giá lại tình hình hoạt động nửa đầu năm của từng ngân hàng và tùy thuộc vào các chỉ số thận trọng cũng như mức độ tuân thủ với những quy định và chính sách của từng ngân hàng để quyết định tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng theo từng trường hợp cụ thể (có thể tăng thêm 3-4% cho các ngân hàng mạnh như đã từng trong 2017-2018).
"Tôi cho rằng việc này nên hiểu là tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2020 sẽ thấp là do ảnh hưởng từ dịch corona virus, cho nên NHNN chỉ là đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thấp hơn, trong khi vẫn cung cấp một khoản hợp lý cho các ngân hàng thương mại tăng trưởng và cũng cho phép NHNN duy trì việc giám sát các ngân hàng địa phương. Nghĩa là yêu cầu các ngân hàng quản lý chặt hơn chất lượng tài sản, tuân thủ các quy định, và hỗ trợ chính sách của NHNN. Ví dụ như giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Mục tiêu này đã được đặt ra từ trước khi bùng phát dịch corona virus, và hiện đang trở nên hành động cấp thiết được Chính phủ, NHNN kêu gọi các ngân hàng thực hiện", chuyên gia của MBKE nhìn nhận.
Ông Thành phân tích, với hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu được đặt ra thấp cho các ngân hàng này (đa số là ngân hàng lớn và mạnh), điều này có nghĩa là hạn mức cho các ngân hàng nhỏ hơn có thể sẽ còn thấp hơn. Cùng với thanh khoản hiện đang dư thừa, hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ giúp giảm mức độ cạnh tranh về tăng huy động giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Do đó sẽ góp phần ổn định, thậm chí có thể giảm lãi suất tiền gửi, mở ra lộ trình cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
"Với hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn, các ngân hàng sẽ cần phải lựa chọn ngành, khách hàng tốt hơn để cho vay. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng tài sản", ông Thành phân tích.
Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 tới tăng trưởng kinh tế trong năm nay, cũng như sẽ ảnh hưởng ngành ngân hàng trong việc tăng trưởng tín dụng và chất lượng tài sản ra sao, ông Thành cho biết, hiện tại, phía MBKE vẫn duy trì kịch bản cơ sở là dịch bệnh có thể được kiểm soát vào cuối tháng 4/2020, và xem xét tới hành động cũng như hướng dẫn của NHNN đối với các ngân hàng về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, MBKE tin là chất lượng tài sản sẽ duy trì tốt.
Về tăng trưởng tín dụng, chuyên gia MBKE cho rằng ở kịch bản cơ sở, có thể kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2020 ở mức 12,5-13%. Trong báo cáo chiến lược của MBKE hồi tháng 1/2020, công ty này cũng dự báo tăng trưởng trong khoảng 13-14% khi xem xét đến cho vay mảng thế chấp nhà ở và xây dựng sẽ tăng trưởng chậm lại.
Ông Thành cũng nêu tín hiệu tích cực là chính quyền TP.HCM đã phản hồi và càng chủ động hơn trong việc giải quyết tình trạng thắt nút cổ chai đối với vấn đề cấp giấy phép cho các dự án bất động sản nhà ở. Theo đó, đặt mục tiêu đến cuối tháng 4 tới mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Trong trường hợp đó, sẽ hỗ trợ tăng trưởng cho vay thế chấp tài sản, bù đắp cho nhu cầu tín dụng chậm lại trong các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Chia sẻ về việc lựa chọn cổ phiếu ngân hàng để đầu tư, ông Thành cho biết nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những ngân hàng có lợi thế cạnh tranh rõ ràng, có khả năng duy trì tăng trưởng cũng như khả năng sinh lợi trong dài hạn, và khả năng "chống sốc" trong ngắn hạn (xem xét tỷ lệ nợ xấu và khả năng dự phòng rủi ro nợ xấu).
Như cổ phiếu VCB và ACB, với tài sản chất lượng tốt và tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu tốt, có khả năng duy trình tăng trưởng lợi nhuận tốt trong 2020 (20-26%) và ROE (21-23%). Tuy nhiên với ACB nhà đầu tư nước ngoài khó mua được vì hết "room".
Câu chuyện của VPB năm nay vẫn xoay quanh khả năng thương vụ bán FE Credit với giá cao hơn rất nhiều so với định giá hiện tại của thị trường.
MBB thì ít động lực hơn và chất lượng tài sản, chi phí tín dụng trong quý IV/2019 ít hấp dẫn. Điều này cần được quan sát kỹ hơn trong nửa đầu năm 2020 để xem ngân hàng có thể tự bảo vệ chất lượng tài sản của mình.
Theo Bizlive.vn
Lo lợi nhuận giảm, ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu Để bù đắp doanh thu và lợi nhuận do tín dụng sụt giảm, các ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu bằng các dịch vụ ngoài lãi, đa dạng hóa cơ cấu khách vay. Cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng đã cải thiện mạnh mẽ những năm gần đây. Ảnh: Đức Thanh Khối ngân hàng "quốc doanh" có...