Đề nghị công khai đường dây nóng các đơn vị xử lý sự cố điện, nước
Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An công khai các đơn vị xử lý sự cố điện, nước… từng khu vực để người dân dễ liên hệ.
Bộ Xây dựng đề nghị cho lực lượng xử lý sự cố điện, nước, thông tin được lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội tăng cường – Ảnh: MINH HÒA
Bộ Xây dựng vừa có công văn hỏa tốc đến UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về việc duy trì dịch vụ sửa chữa hệ thống điện, nước trong nhà trong điều kiện tăng cường giãn cách xã hội từ 0h ngày 23-8.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh, thành nghiên cứu, cân nhắc xem xét tạo điều kiện cho các dịch vụ sửa chữa đối với các sự cố điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kỹ thuật trong nhà được tiếp tục thực hiện để đáp ứng nhu cầu của người dân khi có sự cố.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành rà soát, lựa chọn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc nêu trên ở các địa bàn dân cư và công khai các số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.
Chính quyền cần tạo điều kiện để công nhân, nhân viên kỹ thuật được tham gia giao thông, có dấu hiệu nhận diện song song với việc kiểm soát an toàn phòng chống dịch COVID-19 cho các đối tượng này.
Theo Bộ Xây dựng, biện pháp trên nhằm bảo đảm duy trì các dịch vụ sửa chữa đối với các hư hỏng hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kỹ thuật trong nhà (ví dụ chập điện, tắc đường thoát nước, hư hỏng hệ thống thông gió, điều hòa…) trong thời gian các tỉnh, thành tiếp tục tăng cường biện pháp giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Hiện tại, theo hướng dẫn của TP.HCM thì lực lượng xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật được lưu thông trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội tăng cường.
Chính phủ đề nghị Bộ Y tế chuyển vắc xin theo tiến độ cho TP.HCM và 3 tỉnh
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp vừa ký văn bản gửi đến Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ cho TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An để sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, xét kiến nghị của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin ngừa COVID-19, đề xuất phân bổ vắc xin cho TP.HCM, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế phân bổ vắc xin theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Trước đó, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp đã ký văn bản gửi đến Bộ Y tế, UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về việc phân bổ, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Văn bản nêu, để tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất đối với khu vực TP.HCM (bao gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An chủ động phối hợp với Bộ Y tế điều chỉnh quy trình tiêm vắc xin cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời xây dựng kế hoạch tiêm và thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vắc xin theo kế hoạch tiêm. Xây dựng phương án tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại... của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân sau khi người dân được tiêm vắc xin.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ tiêm theo đề nghị của UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng.
Chính phủ đề nghị Bộ Y tế phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ cho TP.HCM và 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trước đó, ngày 3-8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký công văn khẩn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị cấp vắc xin phòng COVID-19 liên tục cho TP.
Theo đó, qua 16 đợt phân bổ vắc xin ngừa COVID-19 của Bộ Y tế, TP.HCM đã tổ chức tiêm được hơn 1,7 triệu liều (riêng đợt 5 đã triển khai gần 800.000 liều) thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên.
Do tính chất cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và để đảm bảo độ bao phủ vắc xin cho người dân, UBND TP.HCM dự kiến trong tháng 8-2021 tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và tổ chức tiêm hơn 4 triệu liều.
UBND TP đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm, xem xét phân bổ vắc xin liên tục cho TP để thực hiện hiệu quả mục tiêu đến cuối tháng 8 có 70% người dân trên 18 tuổi của TP được tiêm vắc xin.
Ngày 8-8, UBND tỉnh Bình Dương ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long để "cầu cứu", đề nghị phân bổ vắc xin phòng COVID-19.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, với quy mô dân số 2,6 triệu người, trong thời gian tới (tháng 8 và 9-2021) thì tỉnh phải tiêm vắc xin cho hơn 2 triệu người trên địa bàn nhằm đảm bảo đủ lao động.
Đến ngày 10-8, UBND tỉnh Bình Dương có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc phân bổ vắc xin phòng COVIID-19.
Địa phương này kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét phân bổ thêm 1 triệu liều vắc xin để tỉnh sớm đạt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống người dân trở về trạng thái "bình thường mới".
Tỉnh Bình Dương cam kết sẽ thực hiện tiêm hết 1 triệu liều vắc xin trong thời gian 10 ngày, bảo đảm an toàn, hiệu quả và theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
Ngày 18-7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã ký văn bản khẩn thiết đề nghị Bộ Y tế bổ sung vắc xin phòng COVID-19 cho địa phương.
Trong 2 đợt gần đây, Đồng Nai được Bộ Y tế phân bổ 226.520 liều vắc xin. Tuy nhiên, số vắc xin này vẫn chưa đủ để tiêm cho các đối tượng ưu tiên và miễn phí theo quy định tại nghị quyết 21 của Chính phủ (Đồng Nai có trên 400.000 người thuộc nhóm đối tượng này).
Trong khi đó, gần 1,2 triệu lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các khu công nghiệp đang bị đe dọa bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng chưa có vắc xin để tiêm phòng.
Covid 24h: TP HCM thêm 3 trung tâm hồi sức, Hà Nội ban hành giấy đi lại Bộ Y tế thiết lập khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP HCM để điều trị ca nặng, Hà Nội ban hành mẫu giấy đi lại trong thời gian giãn cách xã hội. 4.592 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 29/7 đã nâng tổng số ca mắc ở TP HCM trong đợt dịch thứ tư lên hơn...