Đề nghị công dân Việt Nam ở Nam Phi tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn
Trước tình trạng bạo loạn và cướp phá tại các tỉnh KwaZulu-Natal, Gauteng và một số địa phương khác của Nam Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã thông báo tới toàn thể cộng đồng người Việt đang cư trú và làm ăn tại Nam Phi cần theo dõi sát diễn biến tình hình bất ổn tại địa bàn, không đến các khu vực đang là điểm nóng bất ổn, không đi lại vào ban đêm khi không thật cần thiết và cần về nhà trước 20h.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi. Ảnh: Phi Hùng/Pv TTXVN Nam Phi
Đại sứ quán cũng thông báo số điện thoại liên lạc khẩn cấp phục vụ công tác bảo hộ công dân trên trang mạng chính thức của Đại sứ quán và các nền tảng xã hội.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi yêu cầu các bộ phận trực thuộc Đại sứ quán tăng cường những biện pháp đảm bảo an toàn con người, trụ sở và phương tiện, tuyệt đối chấp hành các quy định của Đại sứ về đi lại, di chuyển và thực thi các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong bối cảnh phức tạp tại địa bàn.
Trao đổi với Đại sứ Hoàng Văn Lợi và đại diện cộng đồng người Việt tại Johannesburg, Durban và một số khu vực khác của Nam Phi đang có bất ổn, phóng viên TTXVN thường trú tại Nam Phi chưa ghi nhận công dân Việt Nam bị ảnh hưởng về tính mạng, sức khỏe và tài sản trước tình trạng bạo loạn và cướp phá tại địa bàn.
Theo thông báo của Quyền Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nam Phi Khumbudzo Ntshavheni, đến sáng 15/7, các cơ quan chức năng Nam Phi đã bắt giữ 2.203 đối tượng cướp bóc và phá hoại tài sản tại 2 tỉnh KwaZulu-Natal và Gauteng, ghi nhận 117 trường hợp thiệt mạng do bạo lực trong các vụ bất ổn. Trong đêm 14/7, Cơ quan chức năng ghi nhận tỉnh Gauteng “tương đối bình lặng” với 6 vụ cướp phá xảy ra, trong khi tình hình ở tỉnh KwaZulu-Natal, tâm chấn của bạo lực, “vẫn còn nhiều biến động” với 39 vụ cướp phá.
Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Nam Phi Nosiviwe Mapisa-Nqakula ngày 14/7 đề nghị Quốc hội xem xét cho phép triển khai thêm 25.000 binh sĩ để bảo vệ các cơ sở trọng yếu quốc gia và hỗ trợ Lực lượng Cảnh sát Nam Phi (SAPS) đảm bảo an ninh trật tự. Đến sáng 15/7, Lực lượng Quốc phòng Nam Phi (SANDF) đã triển khai 15.000 binh sĩ tại các điểm nóng. Tư lệnh Quân đội Nam Phi, Trung tướng Lawrence Khulekani Mbatha, ngày 14/7 đã ra thông báo đề nghị toàn bộ các thành viên lực lượng dự bị Nam Phi trình diện tại các đơn vị đã đăng ký sớm nhất trong ngày 15/7 để phục vụ đất nước khi có yêu cầu.
Chính phủ Nam Phi và các cơ quan chức năng đã tổ chức họp với các đảng chính trị, lãnh đạo các tôn giáo, các lãnh đạo truyền thống đứng đầu các bộ tộc và nhiều tổ chức xã hội dân sự để tìm kiếm sự đồng thuận xã hội và đề nghị nhân dân hỗ trợ khôi phục trật tự pháp luật, hòa bình và ổn định, ngăn chặn tình trạng bất ổn lan sang khu vực khác và dần khắc phục các khu vực bị đốt phá, cướp bóc.
Quyền Bộ trưởng Ntshavheni ngày 15/7 cho biết các lực lượng thực thi pháp luật Nam Phi đã xác định 12 đối tượng đóng vai trò tổ chức và kích động tình trạng bạo loạn và cướp phá đang diễn ra, trong đó một đối tượng đã bị bắt giữ.
Mẹ thả con từ tòa nhà bốc cháy
Naledi Manyoni liều mình thả con gái hai tuổi xuống đám đông phía dưới để cứu con khỏi tòa nhà bốc cháy trong bạo loạn ở Duran.
Tòa chung cư nơi Manyoni đang ở ngày 13/7 bị một đám đông biểu tình quá khích xông vào đập phá, hôi của các gian hàng bên dưới rồi phóng hỏa, khiến tòa nhà bốc cháy
"Tất cả những gì tôi có thể nghĩ khi ấy là đảm bảo con tôi được sống", Manyoni, 26 tuổi, chia sẻ.
Do thang máy tòa nhà không hoạt động vì hỏa hoạn, Manyoni vội vã bế con chạy thang bộ từ tầng 16 nhưng không xuống được tầng dưới, nơi đám cháy bốc lên. Người mẹ trẻ tìm cách lách qua ban công, cầu xin đám đông phía dưới hãy dang tay đỡ lấy con gái của mình khi chuẩn bị thả con xuống.
"Điều duy nhất tôi có thể làm lúc ấy là tin tưởng vào đám đông hoàn toàn xa lạ", cô nói.
Manyoni thả con gái nhỏ từ tòa nhà đang bốc cháy ở Durban, Nam Phi, hôm 13/7. Video: Twitter/Nomsa Maseko.
Khoảnh khắc Manyoni liều mình thả con xuống dưới đường và đám đông biểu tình dang tay đỡ bé gái đã được một người dân ghi lại, đăng trên Twitter và từ đó lan truyền khắp mạng xã hội.
Manyoni cùng con gái nhỏ Melokuhle đều an toàn và hai mẹ con đã nhanh chóng đoàn tụ sau đó.
Sau khi cựu tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bị bắt, nước này đã nổ ra các cuộc biểu tình dẫn tới bạo loạn, cướp bóc, khiến ít nhất 72 người thiệt mạng. Nam Phi đã triển khai khoảng 2.500 binh sĩ để hỗ trợ cảnh sát địa phương và bắt hơn 1.200 kẻ gây rối, song vẫn chưa thể dẹp được nạn cướp bóc tràn lan.
Đại dịch Covid-19, dẫn tới suy giảm việc làm, suy thoái kinh tế cũng như gia tăng nạn đói, dường như cũng góp phần biến các cuộc biểu tình của người dân Nam Phi nhanh chóng trở thành bạo loạn. Theo số liệu thông kê, hơn một nửa trong khoảng 60 triệu dân Nam Phi đang sống trong cảnh đói nghèo, với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 32%.
Ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên nhiễm 2 biến thể Covid-19 Một phụ nữ Bỉ 90 tuổi tử vong vì Covid-19 vào tháng 3 nhiễm đồng thời cả chủng virus Anh và Nam Phi. Một y tá theo dõi bệnh nhân tại phòng hồi sức cấp cứu tháng 7/2020. Ca bệnh được thảo luận tại Hội nghị Vi sinh vật lâm sàng & bệnh nhiễm trùng châu Âu (ECCMID), nằm trong một nghiên cứu...