Đề nghị công bố hết dịch Covid-19 tại Thanh Hóa
Ngày 21-2, Sở Y tế có văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét và đề nghị Bộ Y tế công bố hết dịch Covid-19 tại Thanh Hóa.
Bệnh nhân N.T.Tr xuất viện vào ngày 3-2-2020.
Ngày 24-1-2020, tại Thanh Hóa ghi nhận 1 trường hợp nghi mắc Covid-19. Bệnh nhân là N.T.Tr, 25 tuổi tại xã Định Hòa, huyện Yên Định, có tiền sử đi từ TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước ngày 17-1-22020 và về quê ngày 23-1-2020. Từ 18h00 ngày 23-1-2020, có biểu hiện sốt, ho, khó thở, 13h45 ngày 24-1-2020, bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa huyện Yên Định khám bệnh.
Tại đây, qua thăm khám, khai thác tiền sử bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ nhiễm Covid-19, chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cách ly, điều trị.
Kết quả trả lời ngày 30-1-2020 bệnh nhân dương tính với Covid-19. Đến ngày 2-2-2020, bệnh nhân ổn định không còn các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Xét nghiệm lại, kết quả âm tính với Covid-19 và được xuất viện vào ngày 3-2-2020.
Ngay khi ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế, các ban, ngành đoàn thể, các địa phương triển khai kịp thời, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp bao vây dập dịch. Kích hoạt công tác đáp ứng phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, tổ chức điều tra, giám sát, cách ly, theo dõi sức khỏe của các trường hợp nghi ngờ tiếp xúc với người mắc Covid-19 và trở về Thanh Hóa từ vùng dịch.
Video đang HOT
Tính đến ngày 21-2-2020, tại Thanh Hóa không ghi nhận trường hợp mắc mới Covid-19.
Thanh Hóa đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28-1-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
Quyết định 219/QĐ-BYT ngày 29-1-2020 của Bộ Y tế về việc Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007…, Thanh Hóa đã đủ điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định (thành lập Ban chỉ đạo chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch; kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A,…).
Ngày 21-2, Sở Y tế đã có văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét và đề nghị Bộ Y tế công bố hết dịch Covid-19 tại Thanh Hóa.
Tô Hà
Theo baothanhhoa
Pháp lý việc các tỉnh muốn công bố hết dịch COVID-19
Khi nào được công bố hết dịch? Trường hợp nào thì bộ trưởng Bộ Y tế có quyền công bố hết dịch, trường hợp nào thì phải là Thủ tướng mới được ký quyết định công bố hết dịch?...
Đến nay đã 30 ngày Khánh Hòa không ghi nhận ca nhiễm mới nên đủ điều kiện để công bố hết dịch. Ảnh: Công Thi
Từ việc UBND các tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa... đang chuẩn bị được công bố hết dịch COVID-19, nhiều người đã thắc mắc về các căn cứ để công bố hết dịch này.
Vậy khi nào được công bố hết dịch? Trường hợp nào thì bộ trưởng Bộ Y tế có quyền công bố hết dịch, trường hợp nào thì phải là Thủ tướng mới được ký quyết định công bố hết dịch?...
Ở Khánh Hòa, vào ngày 31-1, khi xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh xảy ra ở tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị và Bộ Y tế đã quyết định công bố tỉnh này có dịch. Đến ngày 1-2, khi có ba tỉnh là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa đã có sáu trường hợp mắc bệnh thì theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng đã ký quyết định công bố Việt Nam có dịch.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, do là loại bệnh đặc biệt nguy hiểmcó khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao nên bệnh trên được xếp là nhóm A.
Dựa trên nguyên tắc mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố chính xác, kịp thời, có hai người được quyền công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Gồm có: 1. Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của chủ tịch UBND cấp tỉnh; 2. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Y tế khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Trong việc công bố hết dịch, cũng theo luật trên, việc công bố hết dịch phải thỏa hai điều kiện. Đó là các cơ quan chức năng không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với bệnh dịch theo quy định. Tiếp theo nữa là các cơ quan chức năng đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
Cụ thể hơn, theo Quyết định 02/2016 của Thủ tướng, đối với hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV) thì có hai khoảng thời gian làm căn cứ để công bố hết dịch. Đó là 14 ngày (là thời gian ủ bệnh trung bình) và 28 ngày (là thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh).
Như vậy, việc công bố dịch hay hết dịch đều phải được dựa theo luật trên để bảo đảm đúng căn cứ và thẩm quyền. Ở từng nơi đã được bộ trưởng Bộ Y tế công bố có dịch COVID-19, khi đã kỹ lưỡng xác định quá 28 ngày mà không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh và địa phương cũng đáp ứng được các yêu cầu khác về việc hết dịch thì chủ tịch các tỉnh có quyền đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế công bố địa phương mình đã hết dịch.
Trên phạm vi cả nước, cùng dựa theo các yêu cầu nghiêm ngặt như đã nêu theo luật định, bộ trưởng Bộ Y tế có nhiệm vụ xem xét đề nghị Thủ tướng công bố hết dịch.
Theo PLO
Thanh Hóa: Xã có bệnh nhân dương tính với virus Corona tạm thời cho học sinh nghỉ học Các trường học trên địa bàn xã Định Hòa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) - nơi có bệnh nhân dương tính với virus Corona đã tạm thời cho học sinh nghỉ học. Ông Lê Văn Huynh, Chủ tịch UBND xã Định Hòa co biết: Chiều ngày 30/1, sau khi công bố kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương...