‘Đề nghị công an xử lý bà Yến về các phát ngôn xúc phạm’
10h sáng nay (26.3), UBND TP. Uông Bí tổ chức họp báo làm rõ việc “ gọi vong”, thỉnh “oan gia trái chủ” và thu tiền của người dân tại chùa Ba Vàng trong nhiều năm.
12h10:
Địa phương có mong muốn tiếp tục sư Minh làm trụ trì hay không?
Buổi thông tin báo chí kết thúc lúc 12h10. Bà Lê Ngọc Hân đứng lên xin phép dừng cuộc Hội nghị thông tin báo chí. Ông Lê Mạnh Hà cũng một lần nữa cảm ơn ê kíp của Báo Lao động, cảm ơn các PV, nhà báo đã phản ánh kịp thời vụ việc tại chùa Ba Vàng để chính quyền địa phương kịp thời chấn chỉnh các hoạt động vi phạm tại đây.
“Hiện nay chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động tại chùa Ba Vàng. Cơ quan công an vẫn đang thu thập chứng cứ các hành vi, đặc biệt là hành vi vi phạm hình sự. Chúng tôi đề nghị TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy chế hoạt động giáo hội của chùa Ba Vàng. Hành vi của chùa Ba Vang đã làm ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của người dân”-ông Hà nói.
Trước đó, phóng đặt câu hỏi, đại đức Thích Trúc Thái Minh được nhân dân và chính quyền thỉnh về thì sau vụ việc này, địa phương có mong muốn tiếp tục sư Minh làm trụ trì hay không?
Chủ tịch TP Uông Bí nói phải chờ kết quả của cơ quan điều tra đến đâu thì mới đưa ra câu trả lời được.
Báo chí chất vấn Chủ tịch TP Uông Bí rằng việc xử phạt bà Yến 5 triệu đồng đã thỏa đáng hay chưa, vì sao không có đại diện chùa Ba Vàng đến để làm rõ ràng?
Ông Nguyễn Mạnh Hà nói vụ việc vẫn đang trong quá trình xử lý nên tất cả hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử lý. Còn việc phạt bà Yến 5 triệu đồng chỉ là xử lý ban đầu. Với mức phạt này, anh em đã xử lý hết khung. Còn các hành vi vi phạm tiếp theo, sau khi được làm rõ chính quyền sẽ tiếp tục xử lý. Chính quyền đang đi theo hướng xử lý hành chính trước, còn xử lý hình sự thì chờ điều tra của công an.
11h56:
Trả lời thêm về việc vì sao sự việc diễn ra nhiều năm nhưng chỉ đợi đến khi báo chí vào cuộc điều tra mới phát hiện ra, trong khi lực lượng na ninh văn hoá đông đảo lại không phát hiện ra như vậy?
Ông Nguyễn Mạnh Hà nói thời gian qua chính quyền không nhận được thông tin ai bị cưỡng ép phải nộp tiền vào chùa để cúng vong mà đều là tự nguyện cúng dường vào chùa. Suốt quá trình công tác, ông nhận thức các di tích, lễ hội đều nằm trong quản lý của nhà nước, nên các hoạt động ở đây đều phải tuân thủ quy định pháp luật. Nếu bị phát hiện các vi phạm thì đều bị xử lý công bằng trước pháp luật.
Ông chia sẻ và cảnh báo người dân, đối với những hoạt động tín ngưỡng thông thường, truyền thống, cần phải tuân thủ. Niềm tin với các tôn giáo là công bằng. Chính quyền đối xử công bằng với các tôn giáo. Nhưng hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi các gia đình khó khăn, bệnh tật là rất đáng lên án. Chúng ta cần đấu tranh công khai để loại trừ hoạt động này, để tôn giáo, tín ngưỡng phải là động lực phát triển xã hội.
11h58:
‘Đề nghị công an xử lý bà Yến về các phát ngôn xúc phạm’
Trả lời câu hỏi đánh giá thế nào về những phát ngôn của bà Yến, ông Hà nói: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ các phát ngôn xúc phạm các anh hùng liệt sĩ và nạn nhân bị sát hại khi đi giao gà ở Điện Biên. Chia sẻ với gia đình nạn nhân, chúng tôi sẽ căn cứ chứng lý và đề nghị công an xử lý nghiêm”.
11h56:
Sẽ làm rõ có hay không hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Trả lời câu hỏi vì sao việc tuyên truyền thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ diễn ra rầm rộ trên mạng, tại sao chính quyền không biết và không xử lý, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết ngày đó (năm 2015) sư trụ trì không thừa nhận các hoạt động trên. Nếu có thì nhà chùa kiểm soát rất kỹ, nhưng khám người, thu máy ghi âm, ghi hình nên để phát hiện ra đủ cơ sở xử lý rất khó khăn với nhà chức trách.
Ông Hà thông tin, cơ quan công an đang thu thập chứng cứ làm rõ có hay không hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Phạm Thị Yến và các cá nhân liên quan.
11h40:
Minh bạch tiền công đức thì chắc chắn không có hành vi trục lợi
Trả lời câu hỏi của Zing.vn, đại diện UBND Uông Bí cho biết hiện nay TP có 21 cơ sở tôn giáo, trong đó có 17 cơ sở phật giáo. Việc giám sát tiền công đức là vấn đề liên quan phạm vi rất rộng, tỉnh không áp đặt và đang thực hiện từng bước. TP cũng mong có cơ chế từ cấp cao để công khai minh bạch tiền công đức. Nếu được công khai minh bạch chắc chắn sẽ không có hành vi trục lợi lợi dụng tôn giáo.
Về câu hỏi liên quan tới giấy phép xây dựng chùa, giấy phép sử dụng đất, lãnh đạo Uông Bí cho biết nội dung này “không nằm trong khuôn khổ buổi thông tin báo chí”.
11h30:
Trang thông tin của chùa Ba Vàng, trang web cá nhân của thầy Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến là trái pháp luật
Chia sẻ tại buổi họp báo, Giám đốc Sở TTTT Quảng Ninh – bà Lê Ngọc Hân cũng cho biết, trang thông tin của chùa Ba Vàng, trang web cá nhân của thầy Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến là trái pháp luật nên đã bị dừng hoạt động. Ảnh VNN
Trả lời câu hỏi về sự tồn tại của các trang web của nhà chùa và bà Phạm Thị Yến, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông cho biết, web Thích Trúc Thái Minh và Phạm Thị Yến là trang web cá nhân, nhưng sử dụng tên miền quốc tế nên không đúng, do chưa khai báo với Bộ Thông tin Truyền thông. Sở đã yêu cầu dừng hoạt động để thực hiện thủ tục theo quy định.
Trang web chùa Ba Vàng là trang điện tử nội bộ nhưng qua kiểm tra thì có dấu hiệu hoạt động như một trang điện tử tổng hợp khi trích một số trang điện tử khác đăng tải lại. Khi phát hiện dấu hiệu này, Sở đã yêu cầu tạm dừng để thực hiện thủ tục nếu muốn đăng ký thành trang thông tin điện tử tổng hợp. Còn nếu không thì phải gỡ bỏ thông tin tổng hợp trên web.
11h20:
Trả lời câu hỏi của VnExpress về việc đánh giá thế nào về thông tin chùa Ba Vàng do Công ty Tùng Lâm xây dựng, được nhiều quan chức góp vốn, ông Nguyễn Mạnh Hà nói: “Chùa Ba Vàng được đầu tư từ công ty Tùng Lâm là không chính xác. Trước đây chùa Ba Vàng là phế tích, do phật tử, du khách đầu tư”.
Về việc quy trình bổ nhiệm sư thầy trụ trì có gì khuất tất khi sư Minh không có bằng trung cấp, sơ cấp Học viện Phật giáo, ông Hà nói việc bổ nhiệm sư thầy không có bằng cấp là trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo và chính quyền không có ý kiến gì. Việc thu tiền chùa Ba Vàng là bao nhiêu thì chính quyền và nhân dân đều mong có cơ chế công khai, minh bạch tại các di tích, di sản để phật tử, du khách yên tâm.
11h15:
Cúng oan gia trái chủ và thỉnh vong có phải là mê tín dị đoan?
Nói về trách nhiệm của UBND TP Uông Bí đối với sự việc tại chùa Ba Vàng gây xôn xao vừa qua, ông Hà cho biết, hoạt động thỉnh vong không nằm trong hoạt động đăng ký, chúng tôi đã yêu cầu dừng ngay.
Riêng Văn bản năm 2015 có nhiều nội dung, trách nhiệm của sư trụ trì và quản lý Phật sự, ban Trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh. Văn bản của Giáo hội tỉnh được gửi tới nhiều cơ quan và thành phố đã kiểm tra yêu cầu chùa thực hiện đúng quy định pháp luật. Nhưng thỉnh vong là hoạt động mà nhà chùa không công khai, cố che giấu, nên việc phát hiện đòi hỏi quá trình công phu, điều tra mấy tháng.
Ban Trị sự nói bà Yến thường xuyên có hoạt động bắt ma, TP đã làm việc với chùa Ba Vàng, nhưng trụ trì nói không có chuyện đó.
Ông Hà cũng khẳng định, liên quan tới tôn giáo, phải làm nhanh nhưng thận trọng. Trả lời câu hỏi, cúng oan gia trái chủ và thỉnh vong có phải là mê tín dị đoan hay không, ông Hà khẳng định câu trả lời phải từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thành phố đã có văn bản hỏi ý kiến Giáo hội Phật giáo và chờ đợi câu trả lời.
Về câu hỏi bà Phạm Thị Yến đang ở đâu, ông Nguyễn Mạnh Hà nói bà Yến sinh sống ở TP Hạ Long, thỉnh thoảng lên chùa làm chức trách ở phật tử. Bà không đăng ký tạm trú, tạm vắng ở chùa Ba Vàng. Hiện bà Yến đã trở về TP Hạ Long.
Thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ không có trong danh mục đăng ký
Trả lời câu hỏi về các hoạt động tôn giáo ở chùa Ba Vàng, ông Hà nói, theo luật Tôn giáo 2018 và Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo thì bây giờ, hoạt động của cơ sở tôn giáo đăng ký một lần vào đầu kỳ nếu có phát sinh hoạt động thì gửi thông báo tới cơ quan chức năng 20 ngày. Nếu hoạt động đó được pháp luật cho phép thì nhà chức trách đồng ý. Nếu vi phạm thì không đồng ý.
Về trách nhiệm của UBND TP Uông Bí, sau khi có thông tin của báo chí, chúng tôi rà soát thấy rằng hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng không có trong danh mục đăng ký với nhà chức trách, nên chúng tôi yêu cầu dừng ngay. Còn năm 2015, trong văn bản của Giáo hội tỉnh Quảng Ninh nêu thì đó là trách nhiệm của sư trụ trì.
Liên quan đến hoạt động là bà Yến thường xuyên khuyến hóa nhân dân về cúng bắt ma, cúng oan gia trái chủ, khi làm việc với trụ trì, sư Thái Minh khẳng định không có việc đó. Nhưng thành phố yêu cầu tất cả hoạt động phải tuân thủ pháp luật và quy định địa phương. Trong các video trên báo thì hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ được chùa kiểm soát kỹ nên không dễ dàng phát hiện ra hành động này.
11h02:
PV Báo VietNamNet đặt câu hỏi về tung tích bà Phạm Thị Yến và trách nhiệm vụ việc.
Báo chí bắt đầu đặt câu hỏi sau khi ông Nguyễn Mạnh Hà thông tin về sự việc của chùa Ba Vàng.
11h00:
Làm rõ việc “ngày ăn một bữa, nửa tháng tắm một lần…”
Với hoạt động chùa Ba Vàng nói chung, ông Hà cho biết đã có văn bản yêu cầu chùa dừng thỉnh vong và cúng oan gia trái chủ vì không có trong danh mục đăng ký với nhà chức trách. Sở Thông tin Truyền thông đã yêu cầu dừng hoạt động các hoạt động của các trang web của chùa Ba Vàng. Sở Nội vụ đã làm việc với Giáo hội Quảng Ninh yêu cầu chấn chỉnh hoạt động chùa Ba Vàng.
TP Uông Bí tăng cường xác định thân nhân, lai lịch của những người nhà chùa xuất hiện trong video do báo chí đăng tải; tiếp tục kiểm tra tạm trú tạm vắng với những người đến tu tập tại chùa để không bị kẻ xấu lợi dụng.
Trả lời về văn bản số 125 ngày 28.8.2015 của Giáo hội Quảng Ninh có gửi cơ quan chức năng, ông Hà nói ngay sau thời điểm đó, Uông Bí có làm việc với trụ trì Uông bí và được khẳng định làm đúng môn giới đạo Phật.
Giáo hội Quảng Ninh khẳng định trụ trì Ba Vàng có nhiều điểm tu học không phù hợp với giáo lý đạo Phật như ngày ăn một bữa, nửa tháng tắm một lần… Đặc biệt bà Phạm Thị Yến thường xuyên thuyết giảng về cúng oan gia trái chủ, cúng ma… Sư trụ trì khi đó khẳng định không có hoạt động này. TP Uông Bí có văn bản yêu cầu chùa Ba Vàng thực hiện nghiêm quy định pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo và quy định địa phương.
10h57:
Bà yến đã trở về nơi cư trú
Về mặt văn bản, ông Hà nói sẽ gửi tới tất cả phóng viên. Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng cho biết, đối với bà Yến, hiện nay thành phố đã thực hiện rà soát tạm trú đối với bà Yến. Thực tế bà Yến đã trở về nơi cư trú.
10h50:
Ông Nguyễn Mạnh Hà xin lỗi vì trễ giờ thông tin báo chí do nhận thêm thông tin chỉ đạo và hoàn tất thông tin báo chí cập nhật mới nhất.
Ông Nguyễn Mạnh Hà. Ảnh VNE
Ông Hà cho biết, đầu tiên khẳng định đối với thỉnh vong, oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng, sau khi nhận chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố đã khẩn trương làm việc với chùa Ba Vàng, đang tiếp tục xác minh, xử lý. Đặc biệt cơ quan công an đang thu thập chứng cứ xử lý khi có đủ điều kiện.
Với sư trụ trì là địa đức Thích trúc Thái Minh, phải khẳng định hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ diễn ra trong khuôn viên chùa nên sư trụ trì hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hoạt động quản lý với chức sắc ở chùa Ba Vàng thuộc về Trung ương Giáo hội Phật giáo VN và Giáo hội tỉnh Quảng Ninh.
Uông Bí đã có văn bản gửi Giáo hội trung ương đề nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm giáo lý, không phù hợp với hiến chương Phật giáo.
10h46:
10h46 phút các đại biểu mới có mặt tại hội trường. Ảnh Nguyễn Quý
10h46 phút các đại biểu mới có mặt tại hội trường. Chủ trì hội nghị là ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh.
10h37:
Đại diện TP. Uông Bí thông tin: Do lãnh đạo thành phố đang phải tham dự một cuộc họp khác, nên Hội nghị sẽ phải lui lại chút ít thời gian, mong các nhà báo thông cảm. Qua 10h30, tất cả phóng viên, nhà báo quan tâm đã có mặt tại hội trường, nhưng lãnh đạo TP.Uông Bí vẫn chưa xuất hiện. Một số PV đã bắt đầu tỏ ra sốt ruột vì sự chậm trễ này.
Tại chùa Ba Vàng, mấy hôm nay người dân đổ về lễ Phật, vãn cảnh ít hơn so với tuần trước. Chiếc bàn đặt tại cổng chính mấy ngày trước luôn có 5-6 người ngồi ghi công đức, giới thiệu với du khách và phật tử về chùa Ba Vàng, lễ cúng “oan gia trái chủ”, nhưng nay chỉ có một người.
Bên trong chùa các sư cũng ít xuất hiện hơn so với mọi ngày. Khu vực nội viện tăng luôn khóa cổng và được treo biển báo “không phận sự miễn vào”.
Nơi làm lễ “thỉnh vong, giải nghiệp” là dãy nhà đang xây nằm bên cạnh chính điện. Những biển chỉ dẫn tại khu vực này không còn xuất hiện, nhưng vẫn có bảo vệ túc trực. Mọi hoạt động đón tiếp khách thập phương tại chùa không nhộn nhịp như trước.
Hàng trăm cư sĩ, phật tử ở tại chùa vẫn dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc tiểu cảnh, nấu ăn… “Mấy hôm nay dư luận xôn xao về việc thỉnh vong nên nhà chùa tạm thời không làm lễ nữa, đợi khi nào mọi chuyện im ắng sẽ tổ chức lại”, một phật tử nói trên VNE
10h00:
Đại diện các tổ chức, đoàn thể cơ quan liên quan đến vụ việc đã có mặt tại phòng họp.
Theo thông báo của Ban tổ chức, họp báo dự kiến lúc 10h00, nhưng phải lùi lại ít phút do một số đại biểu bận đột xuất.
9h58:
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP.Uông Bí sẽ chủ trì Hội nghị thông tin báo chí. Ảnh Nguyễn Quý
Sau 1 tuần thẩm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh tại chùa Ba Vàng mãi đến hôm nay, TP.Uông Bí (Quảng Ninh) mới chính thức tổ chức Hội nghị thông tin báo chí. Sự kiện này được giới báo chí đón chờ để chuyển tải những thông tin chính thức từ chính quyền tới dư luận, bạn đọc. Mặc dù được thông báo Hội nghị diễn ra lúc 10h, nhưng từ khoảng 8h30 sáng nay (26.3) đông đảo phóng viên các báo Trung ương và địa phương đã có mặt tại Trung tâm tổ chức Hội nghị TP.Uông Bí – nơi ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP.Uông Bí sẽ chủ trì Hội nghị thông tin báo chí. Khoảng hơn 50 cơ quan báo chí đã có mặt. Tại bàn chủ tọa, biển tên Chủ tịch UBND TP Uông Bí Nguyễn Mạnh Hà được đặt cùng và đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.
9h54:
Không có sự tham dự của trụ trì chùa Ba Vàng và phật tử Phạm Thị Yến
Chỉ còn ít phút nữa, buổi họp báo sẽ chính thức diễn ra. Buổi họp báo diễn ra tại hội trường UBND thành phố. Thành phần tham dự gồm Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Uông Bí và Công an TP Uông Bí.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết, đây là buổi họp báo của chính quyền để cung cấp thông tin cho báo chí nên sẽ không có sự tham dự của trụ trì chùa Ba Vàng và phật tử Phạm Thị Yến.
Chùa Ba Vàng. Ảnh: VNE
9h52:
Trụ trì chùa Ba Vàng: “vong đi theo con người báo thù rất nhiều…”
Trong video trên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng, nói trước đám đông về hiện tượng “ma nhập”, mọi người phải dùng tiền hoặc làm không công thì mới giải được. Bà Yến cũng nói nguyên nhân nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại là “ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại cộng lại”.
Giáo hội Phật giáo cho rằng, thông tin này “làm ảnh hưởng đến Phật giáo và Giáo hội”. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Giáo hội tỉnh Quảng Ninh làm việc ngay với đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng để “làm rõ sự việc, có báo cáo bằng văn bản gấp”. Bộ Văn hóa cũng yêu cầu thanh tra làm rõ vấn đề trên.
Tuy nhiên, tối 21.3 đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức buổi nói chuyện trước hàng trăm phật tử, phát trực tiếp trên Facebook quả quyết “vong đi theo con người báo thù rất nhiều, khiến con người bị bệnh tật, vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn… Vì vậy, cần có pháp thỉnh oan gia trái chủ để thỉnh nó ra”.
Trụ trì chùa Ba Vàng cũng nói việc này mang lại nhiều lợi ích cho con người, các phật tử tham gia là tự nguyện, việc đóng tiền làm lễ không phải do nhà chùa yêu cầu mà “theo đề nghị của vong”.
Theo đại đức Thích Đạo Hiển, Phó ban trị sự giáo hội Phật giáo Quảng Ninh, hoạt động tuyên truyền “vong báo oán, oan gia trái chủ” của bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng, thực hiện tại chùa suốt 10 năm, rầm rộ nhất khoảng 5 năm nay. Giáo hội tỉnh đã nhiều lần nhắc nhở trụ trì Thích Trúc Thái Minh và cá nhân bà Yến, nhưng không ai nghe.
9h00:
Muốn thoát vong báo oán phải “trả nợ” từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng
Trước đó, ngày 20.3, một số cơ quan báo chí đưa thông tin tại chùa Ba Vàng có hoạt động gọi vong. Theo đó, ai muốn thoát vong báo oán thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa.
Sau đó, ông Phạm Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND TP. Uông Bí (Quảng Ninh) ký văn bản số 675 ngày 22.3 gửi trụ trì chùa Ba Vàng, yêu cầu chấm dứt hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo.
Thành phố cũng đề nghị trụ trì có biện pháp chấn chỉnh việc giảng pháp của tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng trên các phương tiện thông tin đại chúng do Nhà chùa quản lý theo đúng Hiến chương Giao hội Phật giáo Việt nam, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các quy định của của Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 162 ngày 30.12.2017.
Trụ trì chùa Ba Vàng phải giáo dục tăng ni, Phật tử thực hiện nghiêm giáo lý nhà Phật và các quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trong khuôn viên chùa Ba Vàng được giao quản lý.
Ngày 22.3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh gửi công văn phúc đáp công văn của UBND TP. Uông Bí, trong đó nêu về hiện tượng cúng vong ở chùa Ba Vàng.
Cụ thể, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nội quy Ban Tặng sự Trung ương GHPGVN và các quy định khác của Giáo hội đều quy định các hoạt động Phật sự, hành đạo, tu đạo tại cơ sở thờ tự của Phật giáo do vị trụ trì cơ sở thờ tự đó chịu toàn bộ trách nhiệm. Việc công dân Phạm Thị Yến có các hoạt động tại chùa Ba Vàng do trụ trì chùa Ba Vàng chịu trách nhiệm.
Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh khẳng định nghi thức “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” không có trong giáo lý Phật giáo. “Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh lên án các hành vi lợi dụng niềm tin của Phật tử, nhân dân, núp bóng nghi lễ Phật giáo để trục lợi. Đề nghị các cấp, các ngành nghiên cứu, nếu bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều phải xử lý nghiêm trước quy định của pháp luật”, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đề nghị.
6 ngày qua, dư luận cả nước xôn xao về hoạt động “thỉnh vong”, “gọi hồn” tại chùa Ba Vàng. Ai muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa. Được biết, mỗi năm chùa Ba Vàng thu hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động này.
Bộ VHTT&DL, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng đã có công văn chỉ đạo làm rõ vụ việc. Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu TP Uông Bí thông tin cho các cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25.3.
Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) tọa lạc trên lưng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung (TP Uông Bí, Quảng Ninh). Năm 2007, khi đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam (4.500 m2).
Bộ Công an làm rõ vụ ‘thỉnh vong’ tại chùa Ba Vàng Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết các lực lượng đang làm rõ vụ việc tại chùa Ba Vàng, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý nghiêm.
Theo Danviet
Bộ Công an lên tiếng về vụ "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng
Tại buổi họp báo Bộ Công an chiều 25-3, đại diện Bộ Công an cho biết vụ "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng, tất cả các thông tin báo chí phản ánh sẽ được kiểm tra, đánh giá, xử lý theo quy định.
Chiều nay 25-3, Bộ Công an đã họp báo thông tin về tình hình kết quả công tác quý I-2019, Tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 và kết quả triển khai, thực hiện Nghị định số 01/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, chủ trì buổi họp báo.
Trung tướng Lương Tam Quang phát biểu tại buổi họp báo
Liên quan đến việc "thỉnh vong báo oán" tại chùa Ba Vàng, trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh đã lên tiếng và yêu cầu chấm dứt các hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo năm 2019. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra, cả các thông tin báo chí phản ánh sẽ được kiểm tra, đánh giá, xử lý theo quy định.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng mở rộng điều tra thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần Công ty nghe nhìn toàn cầu (AVG) và vụ điều tra việc Tổng công ty khai thác thăm dò dầu khí (PVEP) đầu tư hàng triệu USD sang Venezuela để khai thác dầu.
Trước đó, ngày 24-3 UBND TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã gửi công văn khẩn số 675/UBND do Phó chủ tịch UBND TP Phạm Tuấn Đạt ký gửi Trụ trì chùa Ba Vàng.
Theo văn bản, chùa Ba Vàng còn có các hoạt động tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo chưa đúng với danh mục đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như: Nghi thức "thỉnh vong", "cúng oan gia trái chủ", các hoạt động giảng pháp do phật tử Phạm Thị Yến (ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng, phật tử chùa Ba Vàng - thực hiện.
UBND TP Uông Bí nhấn mạnh việc tuyên truyển giảng pháp của phật tử Phạm Thị Yến đã gây ra những bất bình trong dư luận, trong nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Từ những căn cứ trên, UBND TP Uông Bí yêu cầu chấm dứt các hoạt động không có trong danh mục hoạt dộng tôn giáo năm 2019 mà nhà chùa đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Đồng thời có biện pháp chấn chỉnh việc giảng pháp của tăng ni, phật tử của chùa Ba Vàng trên các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước quản lý theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các qui định của Luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ.
Cùng với đó, UBND TP Uông Bí cũng yêu cầu nhà chùa giáo dục tăng ni, phật tử thực hiện nghiêm giáo lý của nhà Phật và các qui định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khuôn viên chùa Ba Vàng được giao quản lý. Trụ trì chùa Ba Vàng nghiêm túc, khẩn trương thực hiện.
Theo Ng. Hưởng (Người lao động)
Trụ trì chùa Ba Vàng: Thu tiền theo 'yêu cầu của... vong' Sự trụ trì chùa Ba Vàng khẳng định việc đóng tiền khi cúng oan gia trái chủ là do phật tử tự nguyện và theo "yêu cầu của vong". Ngày 21/3, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP. Uông Bí cho biết, trong ngày 20/3, UBND thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để...