Đề nghị Chánh án TAND Tối cao xem lại việc bồi thường cho ông Nén
Chiều 27/10, thảo luận về dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã đề nghị Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét lại việc TAND tỉnh Bình Thuận chỉ chấp nhận bồi thường cho 17 năm ngồi tù oan của ông Huỳnh Văn Nén số tiền 2,6 tỷ đồng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (Ảnh: Thế Kha).
Theo bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước rất phức tạp và cực kỳ quan trọng nên khi xây dựng phải đảm bảo cân bằng cả hai vế: Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong tham gia hoạt động về hành chính và tố tụng; đảm bảo thúc đẩy hoạt động bình thường của cán bộ, công chức, chức danh tố tụng và cơ quan nhà nước.
“Nếu nghiêng về một trong hai bên thì cũng rất khó. Tôi cho rằng cơ quan soạn thảo (Bộ Tư pháp) phải mời Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND Tối cao để cùng rà soát lại cụ thể, phải rà từng chữ, từng trường hợp cụ thể chứ tôi thấy tờ trình nói một đằng, dự thảo nói một nẻo”- bà Nga nói.
Liên quan đến một số trường hợp bị oan sai, gây bức xúc dư luận nhưng thời gian đòi bồi thường lại bị kéo dài như trường hợp như ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), bà Lê Thị Nga đề nghị phải xem xét lại quy trình giải quyết.
“Vụ ông Chấn xong rồi, nhưng còn vụ ông Nén thì lúc đầu thỏa thuận bồi thường hơn 10 tỷ đồng, nhưng sau đó lại rút xuống còn 2,6 tỷ đồng. Ông Nén đi tù hơn 17 năm thì bây giờ làm sao có đủ giấy tờ để chứng minh thiệt hại ?. Dự thảo luật này nói khá nhiều đến việc xác minh thiệt hại do thực tế phát sinh, thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm phạm, thu nhập thực tế bị mất, thiệt hại về tinh thần,… Thiệt hại liệt kê khá đầy đủ, nhưng cách tính như thế nào mới là vấn đề. Ông Chấn ngồi tù oan 10 năm bồi thường 7,2 tỷ đồng nhưng tại sao ông Nén ngồi tù 17 năm lại chỉ đề muốn bồi thường 2,6 tỷ đồng?”- bà Nga đặt vấn đề.
Nữ Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị phải có tính toán để đảm bảo công bằng giữa các trường hợp. “Tôi đề nghị Chánh án TADN Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao phải xem xét trường hợp này, chứ đi tù lâu thế không còn hóa đơn thì cách xác định chi phí hợp lý như thế nào để một người bị oan phía Nam cũng phải được bồi thường giống như ở một người ở vùng núi phía Bắc. Các vụ án nổi cộm lớn thế này chỉ có một số vụ thôi nên Chánh án và Viện trưởng cần xem xét chỉ đạo giải quyết, tránh kéo dài quá lâu thời gian giải quyết bồi thường”- bà Nga thẳng thắn.
Trong khi đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Huỳnh Thanh Cảnh – Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho rằng, việc tính toán, xác định mức bồi thường cho ông Nén phải căn cứ quy định của pháp luật. “Mức bồi thường thương lượng lần thứ 3 (trên 10 tỷ đồng) so với lần thứ 4 (2,6 tỷ đồng) có mức chênh lệch khá lớn như vậy có thể do vận dụng pháp luật không chuẩn, không bảo đảm. Tôi cho rằng tòa án với trách nhiệm cơ quan làm oan sai phải có trách nhiệm rà soát lại thật kỹ, vận dụng tối đa để bồi thường thỏa đáng nhất, cao nhất cho ông Nén”- ông Cảnh nói.
Trong lần thỏa thuận bồi thường lần thứ 4, TAND tỉnh Bình Thuận chỉ chấp nhận bồi thường 2,6 tỷ đồng cho 17 năm ngồi tù oan của ông Huỳnh Văn Nén (Ảnh: Trung Kiên)
Video đang HOT
Chánh án TAND Tối cao “kêu” khó khăn tính toán bồi thường cho ông Nén
Trong khi đó, ở tổ Quảng Ngãi, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, riêng về lĩnh vực hình sự thì dù có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn gặp khó khăn trong giải quyết bồi thường.
“Nếu như chúng ta bồi thường theo đúng quy định của luật thì Bộ Tài chính hướng dẫn phải có đầy đủ giấy tờ, xác nhận chi tiêu chuyện nọ, chuyện kia. Nếu mà ke theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì được bồi thường không có bao nhiêu cả. Ví dụ như vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, nếu kẻ ra như đúng quy định của Bộ Tài chính thì dư luận sẽ đặt ra câu hỏi là sao mười mấy năm lại chỉ có bấy nhiêu?. Nếu như chúng ta vận dụng số tiền quá nhiều thì cũng có một luồng dư luận khác lên án là tại sao tiền của Nhà nước mất như thế, ví dụ như vụ ông Chấn (7,26 tỷ đồng)?”- ông Bình phân trần.
Chánh án TAND Tối cao cho biết, thực tế khi vận dụng luật có hướng dẫn bao nhiêu cũng không đủ, bởi có những khoản không thể nào mà chứng cứ hóa được, ví như thiệt hại về danh dự, sức khỏe, tinh thần.
“Đây là câu chuyện nói không có định lượng và tùy theo sự vận dụng. Người thì nói như thế này nên phải vận dụng nhiều, người thì nói tạo ra sự tùy nghi trong này nên các cơ quan thi hành bị đặt vào tình thế cực kỳ khó khăn. Riêng trong lĩnh vực hình sự thôi đã khó như thế rồi mà ra lĩnh vực hành chính thì thước đo mênh mông như thế nào, hết sức khó khăn. Đó là áp lực mà chúng tôi phải giải quyết vấn đề của ông Chấn, ông Nén, ông Trần Văn Thêm (Yên Phong, Bắc Ninh) khi các căn cứ rất là khó khăn”- ông Bình chia sẻ.
Về trách nhiệm bồi thường, ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh quan điểm cơ quan nào làm ra việc sai thì phải đứng ra bồi thường. “Chúng tôi đi nghiên cứu các nước thì rất ít nước bồi thường tư pháp và chúng ta là một trong số ít các quốc gia cho việc này, điều này thể hiện trách nhiệm của chúng ta. Một số nước không cho anh điều tra, viện kiểm sát, tòa án làm chuyện bồi thường mà để các cơ quan chuyên làm chuyện bồi thường… 10 năm mới có vụ ông Chấn, 17 năm mới có vụ ông Nén nên việc lập riêng một cơ quan để chuyên làm về vấn đề bồi thường oan sai cần phải cân nhắc rất kỹ”- ông Bình nêu quan điểm.
Thế Kha – Phương Thảo
Theo Dantri
Chánh án TAND Tối cao: 'Nhanh chóng bồi thường cho ông Nén'
Làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo nhanh chóng giải quyết bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén.
Ngày 4/5, ông Nguyễn Hòa Bình làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận và Cục Bồi thường Nhà nước, chỉ đạo giải quyết bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén.
Theo ông Bình, việc tòa án tỉnh Bình Thuận đòi gia đình ông Nén cung cấp chứng từ, hóa đơn... là gây khó và đề nghị nên giải quyết theo hướng có lợi cho đương sự hơn là thuận lợi cho cơ quan Nhà nước. "Có những khoản không cần phải đòi hỏi hóa đơn, nếu xét thấy hợp lý nên thỏa thuận", ông Bình nói.
Chánh án Bình cũng đề nghị TAND tỉnh Bình Thuận lập tổ chuyên trách xử lý việc này, có kế hoạch cụ thể cho từng khoản đàm phán.
"Các cơ quan tố tụng đã xin lỗi công khai thì việc bồi thường thiệt hại cần được làm một cách khẩn trương", ông Bình chỉ đạo và cho hay, nếu cần thiết TAND Tối cao sẽ đề nghị Bộ Tài chính cử chuyên gia giỏi vào Bình Thuận hỗ trợ giải quyết hồ sơ, đẩy nhanh công tác thẩm định các khoản yêu cầu bồi thường oan sai cho ông Nén.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo giải quyết có lợi nhất cho ông Nén. Ảnh: VOV.
Chánh án TAND Tối cao cũng yêu cầu các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận nhanh chóng hoàn tất hồ sơ, sớm đưa bị can Nguyễn Thọ - người bị xác định là hung thủ giết bà Lê Thị Bông đêm 24/3/1998 tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân - gây oan cho ông Nén.
Trao đổi với VnExpress, thẩm phán Trần Thị Thiên Hương - Phó chánh Tòa Hành chính, đại diện TAND tỉnh Bình Thuận nhận đơn yêu cầu bồi thường của ông Nén - cho biết, việc thu thập thêm chứng cứ, tài liệu nếu ông Nén làm được thì rất tốt cho việc giải quyết bồi thường oan sai. Nhưng nếu ông và gia đình không thể cung cấp tòa sẽ xác minh, những khoản nào hợp tình thì tòa sẵn sàng chấp nhận.
"Chúng tôi làm việc với tinh thần có lợi nhất cho ông Nén. Nếu có những khoản pháp luật quy định mà ông Nén và gia đình không yêu cầu chúng tôi cũng xem xét. Nhưng nếu ông Nén có quá nhiều yêu cầu không hợp tình, hợp lý thì bản thân chúng tôi cũng gặp khó khăn bởi không xem xét thì lương tâm cũng áy náy", bà Hương chia sẻ.
Theo bà Hương, việc giải quyết yêu cầu bồi thường cho ông Nén gặp khó khăn vì có những khoản nằm trong luật định đã có phần cứng (tổn thất thu nhập) nhưng có những khoản như tổn thất về tinh thần do cùng lúc vướng hai bản án oan thì việc giải quyết không đơn giản.
Về việc tạm ứng trước một phần thiệt hại cho ông Nén, bà Hương cho rằng nguyên tắc tài chính cũng như pháp luật không quy định về vấn đề này. Do vậy, cần phải có sự hỗ trợ từ chuyên gia tài chính.
TAND tỉnh Bình Thuận cho biết sẽ giải quyết có lợi nhất cho ông Nén và đúng pháp luật. Ảnh: Phước Tuấn.
Trước đó, ngày 11/4, ông Nén cùng gia đình đã đến TAND tỉnh Bình Thuận nộp đơn yêu cầu bồi thường số tiền 18 tỷ đồng do bị kết án oan trong hai bản án. Ông đã phải ngồi tù oan hơn 17 năm với cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ (năm 1993 còn gọi là kỳ án vườn điều) và vụ sát hại bà Bông.
Khi toà yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ, ông Nén gửi đơn đến TAND tỉnh Bình Thuận nói rằng toà "đánh đố", gia đình ông không thể cung cấp bởi không nghĩ có ngày được giải oan để giữ lại những hoá đơn chi phí.
Ngày 26/4, TAND tỉnh Bình Thuận đã có buổi làm việc với ông Nén và một số người liên quan. Ông Nguyễn Thận, người đại diện của ông Nén cho biết, gia đình ông Nén đã chứng mình được các chi phí hợp lý mà pháp luật qui định. "Buổi làm việc hôm đó chúng tôi đều có thiện chí, trao đổi cởi mở, thẳng thắn những nội dung yêu cầu bồi thường", ông Thận nói.
Người đại diện của ông Nén cho biết, tòa chỉ chấp nhận bồi thường 15 năm 5 tháng 5 ngày tù bị bắt giam và 36 ngày được tại ngoại để điều tra. Đối với bản án 2 năm tù giam về tội Cố ý hủy hoại tài sản, TAND tỉnh Bình Thuận không chấp nhận. Hiện, ông Nén đã gửi đơn lên VKSND Tối cao đề nghị Giám đốc thẩm về tội danh này nhưng chưa nhận được văn bản trả lời.
Trong buổi làm việc, tòa không yêu cầu ông Nén phải đảm bảo có đầy đủ tất cả các chứng cứ, hóa đơn, liệt kê cụ thể. Nhưng yêu cầu phải cung cấp được những giấy tờ, tài liệu tối thiểu mà gia đình ông hiện có để việc thương lượng sắp tới diễn ra được thuận lợi.
Là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người, ông Nén được TAND tỉnh Bình Thuận công khai xin lỗi tại địa phương vào cuối năm ngoái.
Tháng 4/1998, ông bị cho là hung thủ giết bà Bông cướp chiếc nhẫn, bị TAND tỉnh Bình Thuận tuyên phạt tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Mỹ xảy ra 5 năm trước. Do không chứng minh được hành vi phạm tội, 12 năm sau cơ quan điều tra phải minh oan cho họ, bồi thường gần một tỷ đồng. Riêng ông Nén đang thi hành bản án chung thân nên không được giải quyết.
Ngay khi được minh oan, ông đề nghị xử lý hình sự 14 cán bộ trong ngành công an, VKS, TAND tỉnh Bình Thuận gây oan sai cho ông và 9 thành viên trong gia đình vợ. Trong đó chỉ rõ điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra ký kết luận điều tra, kiểm sát viên, lãnh đạo VKS ký cáo trạng, thẩm phán xét xử cấp sơ thẩm.
Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao đã đến thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận làm việc với những người liên quan để xác minh sự việc.
Tư Huynh - Hải Duyên
Theo VNE
Không cứng nhắc trong việc bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén Theo Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc áp dụng bồi thường của ông Huỳnh Văn Nén tới đây cũng sẽ tương tự như ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông Huỳnh Văn Nén trả lời báo chí Ảnh: Quế Hà Hôm qua 26.4, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết TAND tối cao đã nắm được thông tin về...