Đề nghị bỏ điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội
Đại biểu Hà Nội cho rằng, cần cân nhắc kỹ việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) phát biểu về chính sách mới tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) (Ảnh Mỹ An).
.Mỗi năm tăng dân số cơ học 200.000 người, từ đó hạ tầng quá tải khiến cho thành phố Hà Nội chới với, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) phát biểu về chính sách mới tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).
Chiều 9/6 thời gian dành cho Quốc hội thảo luận tại tổ về nội dung trên chỉ chưa đầy 60 phút.
Cân nhắc xoá điều kiện riêng
Bên cạnh bỏ sổ hộ khẩu thì lần sửa đổi này, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương trong Luật hiện hành. Đồng thời, bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô quy định về điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội.
Theo đó, việc đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo các điều kiện như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trong toàn quốc.
Quy định mới này khiến Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ và một số vị đại biểu đoàn Hà Nội bận tâm.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường nhắc lại việc khi làm Luật Thủ đô đã tranh luận rất nhiều về về điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội và lần thứ nhất Quốc hội đã không thông qua, đến lần thứ hai mới bảo vệ được điều kiện riêng đó, bây giờ lại nói quy định này không ngăn được việc tăng dân số cơ học để đề nghị bỏ.
Video đang HOT
Hiện nay Hà Nội đang có khoảng 1,2 triệu người tạm trú, nếu xoá điều kiện riêng thì số này sẽ thành thường trú, Bí thư Vương Đình Huệ phát biểu. Ông Huệ băn khoăn rằng nếu như thế thì phải đồng bộ hoá rất nhiều thứ, phân bổ ngân sách cũng dựa vào dân cư nê cũng phải điều chỉnh, vậy việc này đã được tính tới chưa.
Lấy ví dụ Quận Hoàng Mai, hiện tại dân số 550 ngàn, nếu cộng thêm vãng lai 150 ngàn thì dân số lớn hơn cả tỉnh Bắc Kạn, tới đây mà xoá điều kiện riêng thì còn tăng nhanh nữa, Bí thư Huệ đề nghị cần cân nhắc kỹ chính sách bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Tưởng đơn giản nhưng rất phức tạp
Ở tổ thảo luận khác, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) nhìn nhận, dù luật chỉ sửa đổi vấn đề cư trú nhưng rất phức tạp vì liên quan đến một loạt quyền công dân: chỗ ở, tài sản, đi lại… liên quan đến một loạt hệ thống các luật, phải xem xét xử lý, liên quan đến toàn bộ dân số.
Luật này dù tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp, vì chỉ cần 1 điều khoản quy định không phù hợp là vướng hoàn toàn, vì thế phải nghiên cứu rất kỹ và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân để đảm bảo tính phù hợp và tính khả thi, ông Thành nêu quan điểm.
Cũng như một số vị khác, đại biểu Thành cho rằng các khái niệm tại dự thảo rất rối, không tương thích với nhau, không phải bất cứ người dân nào cũng hiểu được ngay, từ khái niệm cư trú đến nơi đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú…
Việc bỏ hộ khẩu cũng cần cân nhắc, cần có lộ trình, chứ bỏ luôn thì hàng loạt quan hệ dân sự khác, bao nhiêu chế độ chính sách khác sẽ như thế nào, cần nghiên cứu thực tiễn để xử lý, ông Thành góp ý.
Một trong những vấn đề khiến nhiều đại biểu lo ngại là tính liên thông giữa hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư này với hệ thống cơ sở dữ liệu khác. Xử lý thế nào để người dân khỏi phải đi chứng minh đi chứng minh lại, xác minh đi xác minh lại khi bỏ hộ khẩu.
Nền hành chính vẫn đang nặng về giấy tờ, chưa có sự kết nối chia sẻ thông tin nên quy định về các loại giấy tờ trong dự thảo vẫn đang rất rối, không phải riêng Bộ công an muốn bỏ đi giấy tờ nào là được, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhận xét.
Cơ sở dữ liệu dân cư nói là tháng 6 sang năm xong nhưng nếu dự thảo không có điều khoản chuyển tiếp thì tới lúc đó vẫn không xong, người dân chưa có số định danh mà đã bỏ hộ khẩu thì bao nhiêu quyền công dân như kết hôn, vay vốn, đủ thứ khác nữa sẽ thế nào, ông Huệ cũng băn khoăn.
Đối với dân tộc thiểu số, trình độ tiếp cận thông tin còn hạn chế, thì quy định thế này đã áp dụng được ngay chưa hay phải có lộ trình riêng cho vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn, không thì lại gây sức ép cho các địa phương một cách cơ học. Người dân nhiều nơi không biết chữ thì khai báo thế nào, quản lý qua internet ra sao, đại biểu Thành nêu vấn đề.
Hiệu quả từ sự đổi mới
Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các cơ quan của Quốc hội, đợt 1 kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 20 đến 28-5-2020 đã thành công, hiệu quả.
Việc áp dụng hình thức họp trực tuyến đã thể hiện sự linh hoạt, tận dụng tối đa lợi thế công nghệ hiện đại và là thời cơ để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội trong tương lai gần.
Hội trường phiên khai mạc.
Nghị sự những nội dung quan trọng
Ngay sau phiên khai mạc ngày 20-5, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV đã đi ngay vào chương trình nghị sự với nội dung về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Đây đều là những hiệp định, công ước quan trọng, xuất phát từ chính lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cam kết mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát, việc bắt tay ngay vào phục hồi, phát triển kinh tế là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cử tri Bùi Văn Hùng (phường Mậu Lương, quận Hà Đông) đánh giá, nhiều nội dung luật, nghị quyết về thúc đẩy phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước như dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; dự án Luật Đầu tư (sửa đổi); dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự án Luật Thỏa thuận quốc tế... được Quốc hội xem xét, thảo luận ngay từ đầu kỳ họp đã thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Đại biểu sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tại kỳ họp.
Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành sự quan tâm thỏa đáng đến quyền, lợi ích của thế hệ tương lai đất nước với nội dung giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; thảo luận về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). Quốc hội cũng thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, hầu hết các phiên thảo luận của Quốc hội tại đợt 1, kỳ họp thứ chín đã diễn ra sôi nổi, có chất lượng cao. Mặc dù là kỳ họp trực tuyến nhưng các đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần vào thành công kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Kỳ họp của sự đổi mới
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội tổ chức họp trực tuyến. Do đó, công tác kỹ thuật đã được chuẩn bị hết sức khẩn trương, bảo đảm hạ tầng công nghệ, kết nối thông suốt. Ngoài ra, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cũng được các đại biểu đánh giá tốt.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội).
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) đánh giá, đợt họp trực tuyến vừa qua cho thấy, các đại biểu ở các điểm cầu tham gia thảo luận, tranh luận không kém gì họp trực tiếp ở hội trường Quốc hội. Điều này cho thấy việc họp trực tuyến đã mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm chi phí kỳ họp và bảo đảm khoảng cách an toàn trong bối cảnh cả nước đang tập trung ngăn chặn dịch Covid-19.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, đây là cơ hội để đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Quốc hội và việc họp trực tuyến nên tiếp tục được duy trì. "Quốc hội một năm không nhất thiết chỉ họp 2 kỳ, mà có thể chia thành 3-4 kỳ. Và mỗi kỳ họp tập trung nên ngắn, chỉ cần 7-10 ngày đối với những vấn đề cần thiết thảo luận tập trung, còn lại có thể lựa chọn vấn đề để tổ chức họp trực tuyến", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.
Theo dõi toàn bộ các phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp, cử tri Bùi Khánh Toàn (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) cho biết, dù các đại biểu phát biểu ở điểm cầu tại Nhà Quốc hội hay 63 tỉnh, thành phố thì người dân đều nghe rõ, nhìn rõ, bảo đảm thông tin thông suốt.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, có đến 73% đại biểu đề nghị duy trì cách thức tổ chức một kỳ họp chia thành hai đợt. Đồng thời, hơn 94% các đại biểu đánh giá tốt công tác tổ chức; cách thức đăng ký phát biểu; hệ thống đường truyền âm thanh, tín hiệu; công tác hỗ trợ cho đại biểu trong tham gia họp trực tuyến...
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, mặc dù là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức họp trực tuyến nhưng công việc diễn ra suôn sẻ. Đây là nét đổi mới, thể hiện sự linh hoạt trong hoạt động của Quốc hội, song vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai của kỳ họp theo đúng quy định của pháp luật và cũng là tiền đề để Quốc hội có thể cải tiến phương thức hoạt động, tiến tới rút ngắn thời gian nghị sự trong những kỳ họp sau.
"Cuộc cách mạng" trong quản lý cư trú Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thay mặt Chính phủ vừa trình dự án Luật Cư trú (sửa đổi) để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có việc bỏ sổ hộ khẩu và đã được tán thành. Dự án luật này đã nhận được sự ủng hộ rất cao bởi những thay đổi tích cực của nó....