Đề nghị bán đấu giá công khai cây sưa 100 tỷ đồng ở Hà Nội
Lo lắng cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng sẽ mục nát, người dân địa phương mong giới chức Hà Nội sẽ tổ chức bán đấu giá công khai, lấy kinh phí tu bổ cho công trình phúc lợi.
Ngày 4/10, lãnh đạo UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết đang xin ý kiến của huyện và thành phố về việc bán cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng ở chùa làng Phụ Chính theo nguyện vọng của người dân. Nếu được thành phố chấp thuận thì cây sưa sẽ được bán đấu giá công khai.
Theo trụ trì chùa thôn Phụ Chính, để cây sưa lại vào lúc này là không hợp lý, cây đang ngày một chết dần. Nhiều ý kiến lo sợ sau này có bán cũng không ai còn muốn mua, như thế thật quá lãng phí.
“Chúng tôi mong chính quyền địa phương bán cây sưa vừa để có kinh phí trùng tu các công trình phúc lợi, lại không phải sống trong cảnh bất an, lo lắng cây bị chặt hạ như hiện nay”, trụ trì chùa thôn Phụ Chính chia sẻ.
Ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn Phụ Chính cho biết, thôn đã đề bạt nguyện vọng bán cây sưa lên xã từ nhiều năm nay, nhưng cấp trên chưa đồng ý.
“Người dân lo một thời gian nữa cây sẽ mục nát thành khúc củi và không con giá trị”, ông Tuyến cho hay.
Cây sưa trăm tỷ tại Chương Mỹ (Hà Nội) khiến nhiều người xôn xao.
Nhiều người lạ đến trộm mang đi bán
Cây sưa trị giá trăm tỷ đồng trên hiện nằm tại chùa thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội). Theo lời kể của vị trụ trì ngôi chùa, đây loài sưa đỏ, có độ tuổi hơn 200 năm. Vào thời điểm giá gỗ sưa đắt đỏ, có người đã trả giá đến 100 tỷ đồng nhưng người dân không bán.
Video đang HOT
Ban đầu cây sưa có hai nhánh lớn, nhưng sau đó một nhánh đã bị gãy đổ và được bán với giá 20,5 tỷ đồng vào năm 2010.
Từ khi biết giá trị cây sưa, nhiều người lạ tìm đên thôn để cưa trộm đem bán. Sau nhiều lần bất thành, đến giữa năm 2012, lợi dụng lúc trời mưa bão, các đối tượng đa căt cửa khóa cổng, vào chùa chăt một nhánh.
Từ sau sự việc đó, người địa phương đã dùng nhiều dây thép quấn quanh thân cây này nhằm mục đích ngăn cản kẻ trộm vào cưa trộm cây. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã thành lập tổ bảo vệ túc trực thường xuyên cạnh cây sưa để trông giữ cây.
TÙNG LÂM
Theo VTC
Hà Nội làm rào sắt, căng dây thép gai bảo vệ cây sưa đỏ
Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 700 cây sưa đỏ quý hiếm, trong đó nhiều cây trồng ở công viên, vỉa hè.
Thành phố Hà Nội cho biết hiện trên địa bàn có trên 3.800 cây sưa được trồng chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Trong đó có khoảng 700 cây sưa đỏ.
Cây sưa đỏ thường gọi Trắc thối hay Huê mộc vàng là một loài cây quý hiếm đã bị nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán trái phép vì mục đích thương mại.
Tại Công viên Thống nhất có hàng chục cây sưa đỏ có nằm rải rác trong khuôn viên. Các cây có đường kính từ 30cm trở lên và cao từ 5m đến 8m, có tán rộng tỏa bóng mát.
Theo lãnh đạo Công viên Thống Nhất, từ nhiều năm qua để bảo vệ các cây sưa đỏ quý hiếm, tránh bị cưa trộm, Công viên đã thí điểm lập hàng rào sắt bao quanh từng cây. Hàng rào sắt này cao khoảng 2 m, được hàng cố định từ gốc lên đến giữa thân cây.
Hàng rào sắt bảo vệ gốc sưa đỏ ở Công viên Thống nhất được điểm tô bằng các bông hoa sắt.
Trong công viên Thống nhất, các cây sưa trắng ít có giá trị hơn sưa đỏ cũng được bảo vệ bằng dây thép buộc cố định, giúp cây không bị đổ.
Lãnh đạo Công viên Thống nhất cho hay, việc làm rào sắt giúp bảo vệ khá tốt các cây sưa trước kẻ trộm. "Tuy nhiên việc này cũng vấp phải nhiều ý kiến. Nhiều người cho rằng làm rào bảo vệ là cần thiết, còn một số người lại nói mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây", lãnh đạo Công viên Thống nhất nói.
Một cây sưa đỏ cổ thụ có đường kính 60cm, tán rộng tỏa bóng xuống đường đi bộ ở Công viên Thống nhất.
Tại Công viên Bách Thảo hiện có khoảng 40 cây sưa đỏ trên 100 tuổi được trồng trên một gò đất nhân tạo.
Một gốc sưa đỏ hai người ôm, cao hơn chục mét và có nhiều nhánh nhỏ mọc từ gốc ở trong Công viên Bách Thảo. Để bảo vệ các gốc sưa đỏ ở đây, Công viên cho quấn rào thép gai quanh gốc.
Các cây sưa đỏ có đường kính từ 50 đến 70cm nằm cạnh nhau được quấn nhiều lớp dây thép gai.
Gần đây, Công viên cho quấn các lớp dây thép gai dày đặc hơn ở phía dưới gốc của nhiều cây sưa cổ thụ để tránh việc cưa trộm, trèo cây hái quả và chặt cành.
Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra hàng chục vụ cưa trộm cây gỗ sưa đỏ. Phần lớn các vụ diễn ra tại công viên vào ban đêm, một số vụ nhằm vào cây sưa đỏ trồng ở vỉa hè.
Công an thành phố đã điều tra, khám phá bắt giữ nhiều ổ nhóm gồm hàng chục người liên quan đến việc trộm cắp và tiêu thụ cây gỗ sưa đỏ.
Theo Phương Sơn (VnExpress)
Hàng sưa quý trước ngày di dời để xây ga ngầm 12 cây sưa đỏ sẽ được đánh chuyển và chăm sóc tại công viên để bàn giao mặt bằng cho dự án đường sắt đô thị. Đê chuân bi mạt băng thi cong ga ngâm S10 - Cat Linh va S12 - Trân Hung Đao thuộc tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ban Quan ly đuơng...