Đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh
Tại kỳ họp thứ 35, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét trường hợp của ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Cảnh.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Bá Cảnh đã vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh.
Trước đó vào chiều 12.4, tại phiên họp của Thành ủy Đà Nẵng, cơ quan này đã đưa ra xem xét kỷ luật đối với trường hợp ông Nguyễn Bá Cảnh, Phó ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng. Ông Cảnh được cho là vi phạm Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình và vi phạm Quy định 47 của Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã đưa ra đề nghị cách tất cả các chức vụ trong đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh.
Kết quả bỏ phiếu, có 43/45 phiếu hợp lệ, trong số này có 35 phiếu đồng ý cách hết tất cả chức vụ trong Đảng, 4 phiếu đề nghị mức cảnh cáo, 4 phiếu cách chức thành ủy viên đối với ông Nguyễn Bá Cảnh. Theo quy định Thành ủy Đà Nẵng sẽ trình Trung ương xem xét.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Bá Cảnh (sinh năm 1983, quê quán ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là con trai của cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh.
Trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Phó ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng vào ngày 16.8.2017, ông Nguyễn Bá Cảnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn từ cuối năm 2011 và ngày 4.2.2013, Ban Chấp hành Thành đoàn Đà Nẵng đã bầu ông Nguyễn Bá Cảnh làm Bí thư Thành đoàn với 100% số phiếu.
Ông Nguyễn Bá Cảnh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng và đi du học ở Anh lấy bằng thạc sĩ công. Sau khi đi du học ở Anh về ông Cảnh làm việc tại TP.Đà Nẵng cho đến bây giờ.
Theo Danviet
Có nên bỏ hình thức kỷ luật giáng chức với cán bộ vi phạm?
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức, Chính phủ đề nghị bỏ hình thức kỷ luật giáng chức.
Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (ảnh IT).
Sáng nay (17.4), tiếp tục phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức.
Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo Luật đó là quy định tại điều 79 về các hình thức kỷ luật đối với công chức.
Theo quy định công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Cách chức; Buộc thôi việc.
Hình thức cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Như vậy so với Luật hiện hành, Chinh phu đê nghi bo hinh thưc ky luât "giang chưc" đôi vơi công chưc. Theo ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự thảo Luật), nhiêu y kiên trong Uy ban Phap luât cho răng, về mặt pháp lý quy đinh hình thức xử lý kỷ luật "giang chưc" đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết, mang tính răn đe cao va thưc tê thơi gian qua hinh thưc ky luât nay cung đa đươc ap dung. Do đo, đê nghi tiêp tuc giư quy đinh vê hinh thưc ky luât "giang chưc" trong Luât.
Điểm đáng chú ý nữa trong dự thảo Luật là kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu
Theo ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật), qua tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Tuy nhiên một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...
Về vấn đề này, Chính phủ cho rằng, quy định như vậy là phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, đúng với tính chất của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu là "đối tượng khác" so với cán bộ, công chức. Do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên thực tế có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở Nghị định.
Theo báo cáo thẩm tra, Uy ban Phap luât tan thanh sư cân thiêt phai bô sung trong dư thao Luât quy đinh vê viêc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghi viêc, nghi hưu nêu phat hiên co hanh vi vi pham phap luât trong thơi gian công tac đê thê chê hoa yêu câu trong nghi quyêt Trung ương đap ưng đoi hoi cua thưc tiên.
Tuy nhiên, đê thê hiên ro hơn vân đê nay trong dư thao Luât, Uy ban Phap luât đê nghi tach nôi dung nay (hiên đang đươc Chinh phu đê nghi bô sung vao Điêu 84) thanh điêu riêng.
Theo Danviet
Có bao phiếu đồng ý cách hết tất cả chức vụ của ông Nguyễn Bá Cảnh? Chiều 12.4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng đã bỏ phiếu để thống nhất hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh. Chiều 12.4, Thành ủy Đà Nẵng đã đưa ra xem xét kỷ luật đối với trường hợp ông Nguyễn Bá Cảnh, Phó ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng vì ông này vi phạm Điều...