Đề nghị án tù chung thân cho kẻ điều hành “Phòng chat thứ N”
Liên quan đến vụ bê bối về phòng chat tình dục đầu năm 2020, các công tố viên Hàn Quốc đang đề nghị mức án tù chung thân đối với Moon Hyung Wook.
Sáng 13/10, trang YQQLM đưa tin, các công tố viên Hàn Quốc đã đề nghị tòa án tuyên án tù chung thân cho người sáng lập ra “ Phòng chat thứ N”, Moon Hyung Wook, 24 tuổi đồng thời cũng yêu cầu các cơ quan chức năng giám sát, đeo thiết bị GPS và hạn chế việc làm cho bị cáo.
Tính đến tháng 6/2020, đối tượng Moon Hyung Wook đã bị cáo buộc 12 tội danh bao gồm Vi phạm Đạo luật bảo vệ tình dục trẻ em tuổi vị thành niên, Đe dọa cha mẹ của 3 nạn nhân và Gây thương tích cho người khác.
Được biết, Moon Hyung Wook, sinh viên 24 tuổi hoạt động dưới cái tên God God là thành viên chủ chốt điều hành “Phòng chat thứ N” trên Telegram từ cuối năm 2018. Hắn ta từng đe dọa, chụp ảnh phụ nữ khiêu dâm để biến nạn nhân trở thành nô lệ tình dục. Sau đó, God God gặp được Cho Joo Bin, người này nhanh chóng nhận ra tiềm năng kiếm tiền từ các phòng chat nên đã mở rộng quy mô với vô số những tên gọi khác. God God thậm chí còn từng tự tin khẳng định với Cho Joo Bin rằng sẽ không bao giờ bị bắt.
Không những vậy, bên cạnh Moon Hyung Wook, Cho Joo Bin, cơ quan chức năng đã bắt giữ hơn 120 nghi phạm có liên quan bao gồm Lee Won Ho và Kang Hoon, thậm chí là trẻ vị thành niên 12 và 16 tuổi.
Video đang HOT
Theo hãng tin Yonhap, đến nay có ít nhất 103 người, trong đó có 26 đối tượng nữ vị thành niên, nạn nhân nhỏ nhất được cho là mới 9 tuổi trong vụ “Phòng chat thứ n” bị lừa, tống tiền, xâm phạm tình dục và chia sẻ hình ảnh cơ thể không có sự đồng thuận này.
Đối tượng Cho Joo Bin
Vụ bê bối về phòng chat tình dục đã bộc lộ sự thiếu sót trong ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của người dân Hàn Quốc. Những nghi phạm này sẽ giả vờ là bạn bè đồng trang lứa và tìm nhiều cách khác nhau để bắt chuyện với các nữ sinh. Thông qua trò chuyện, bọn chúng sẽ gửi cái đường dẫn liên kết để dụ dỗ nạn nhân điền thông tin cá nhân. Sau khi có được thông tin, bọn chúng bắt đầu bộc lộ bản chất thật và đe dọa, uy hiếp các nạn nhân phải làm theo ý chúng.
Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những nạn nhân dẫn đến những tổn thất không thể bù đắp hay cứu vãn. Sự việc cũng dấy lên hồi chuông cảnh báo lớn đối với thế giới, chúng ta phải tăng cường ý thức trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên quan tâm, giao tiếp nhiều hơn với con cái, giải thích cho chúng biết tầm quan trọng của thông tin cá nhân, đồng thời báo cho cha mẹ biết kịp thời khi bản thân đang bị xâm hại hay lợi dụng.
Vì sao người Hàn Quốc không còn thích ăn thịt chó?
Trước đây, mỗi năm người dân Hàn Quốc ăn thịt hơn 1 triệu con chó, song điều này đã dần thay đổi.
Ảnh: Reuters
Theo USA Today, về phương diện lịch sử, người Hàn Quốc coi chó là con vật ăn được chứ không phải là một bạn đồng hành đáng yêu trong nhà. Mỗi năm, có 2,5 triệu con chó được nuôi ở các trại nuôi chó. Khoảng 1 triệu con bị giết và ăn thịt, số còn lại được nuôi lấy giống, theo Hội Nhân đạo quốc tế - tổ chức ủng hộ bảo vệ động vật có trụ sở ở Washington, Mỹ.
Suy nghĩ của người Hàn Quốc về chó bắt đầu thay đổi vào những năm 1980 và 1990 khi nước này trở nên giàu có hơn và sự ảnh hưởng của phương Tây tại đây tăng lên. Những người Hàn Quốc trẻ tuổi bắt đầu ủng hộ xoá bỏ các trại nuôi chó, một số người bắt đầu mua chó để nuôi như thú cưng trong nhà.
Những việc làm này đi ngược với lịch sử, rằng người Hàn Quốc ăn thịt chó hơn 1.000 năm. Chó là nguồn thức ăn quen thuộc trong những năm người dân nước này suýt chết đói khi bị Nhật chiếm đóng thời Thế chiến II cũng như trong thời chiến tranh liên Triều. Vào thời điểm đó, người Hàn Quốc thường ăn thịt chó vào những ngày nóng nhất trong năm, thường rơi vào tháng 7 và 8. Một số người cho rằng thịt chó giúp khôi phục năng lượng bị sức nóng lấy đi.
Theo khảo sát của Hội Nhân đạo quốc tế vào tháng 7/2017, khoảng 70% trong số 51,5 triệu người Hàn Quốc phản đối ăn thịt chó. Cùng thời điểm, số trại nuôi chó ở Hàn Quốc cũng giảm xuống, chỉ còn 17.000 trại. Khảo sát cũng cho thấy, số người phản đối ăn thịt chó cũng tăng lên. Tuy nhiên, một số người lại ủng hộ truyền thống và cho rằng không nên cấm hoàn toàn.
Thuật ngữ "khu vực xám" thường xuyên xuất hiện mỗi khi ai đó tìm kiếm thông tin về luật liên quan tới chó và thịt chó ở Hàn Quốc. Theo luật chế biến thịt năm 1962 của Hàn Quốc, chó không được liệt kê là thú nuôi, vì thế việc giết chó không được quy định cụ thể.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc từng công nhận thịt chó là thực phẩm, khi cho biết bất cứ sản phẩm nào ăn được (trừ thuốc) đều được gọi là thực phẩm. Luật về vệ sinh thực phẩm năm 1984 cấm các nhà hàng bán thực phẩm bị coi là "không tốt cho sức khoẻ hay không hợp vệ sinh, kinh tởm". Thịt chó cũng được đề cập như một ví dụ cụ thể, song luật không được thực thi.
Việc người Hàn Quốc ăn thịt chó chưa bao giờ là một bí mật, song thế giới bắt đầu chú ý tới Hàn Quốc vào năm 1998 khi Thế vận hội mùa đông được tổ chức ở Seoul. Chính phủ nước này yêu cầu các nhà hàng tạm thời bớt bán thịt chó. Người phương Tây lúc đó cũng phản đối cách người Hàn Quốc đối xử như vậy với chó. Vấn đề này tiếp tục được đề cập khi World Cup 2002 được tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Thế vận hội mùa đông 2018.
Tới tháng 11/2018, chính quyền thành phố Seoul đã đóng cửa Taepyeong - khu giết chó lớn nhất ở nước này. Quyết định đóng cửa này dẫn tới việc chợ Moran, từng có thời là chợ bán thịt chó lớn nhất ở Hàn Quốc, phải dừng hoạt động.
Tổng thống Hàn Quốc bất ngờ xin lỗi vụ "quan chức HQ bị bắn chết" ở lãnh hải Triều Tiên Hôm 28/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên lên tiếng xin lỗi về vụ "quan chức Hàn Quốc bị bắn chết" ở lãnh hải Triều Tiên hồi tuần trước. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Telegraph Trong cuộc họp với các trợ lý cấp cao hôm 28/9, ông Moon Jae-in "gửi lời chia buồn sâu sắc" tới thân nhân...