Đẻ mổ lần 2 đau “chết đi sống lại”, lý do vì sao?
Về cơ bản, những bà mẹ phải sử dụng phương pháp sinh mổ trong lần đầu sinh con thì đến lần sinh thứ hai sẽ phải áp dụng cách thức này. Và lần sinh mổ thứ 2 sẽ đau đớn hơn lần đầu rất nhiều.
Một bà mẹ sinh mổ lần 2 kể lại trải nghiệm của mình: “Sau lần mổ lấy thai đầu tiên được tiêm thuốc mê, trong quá trình sinh tôi cảm thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng, không có gì nghiêm trọng. Nhưng tới lần thứ hai, tôi có cảm giác thuốc mê, thuốc tê không có tác dụng với mình. Tôi cảm nhận rõ được dao rạch vào bụng mình. Lúc đó, tôi đã hét lên nhưng bác sĩ nói ca mổ vẫn phải tiếp tục. Ca mổ chỉ nửa tiếng nhưng tôi cảm thấy mình như sắp chết tới nơi rồi”.
Vậy tại sao lần mổ thứ 2 lại đau đớn hơn lần đầu? Dưới đây là 4 nguyên nhân:
Kháng thuốc mê
Thường sinh con đầu lòng nếu sinh mổ, khi sử dụng thuốc tê, thuốc mê, người mẹ hầu như không bị đau đớn. Nhưng lần thứ 2 thì khác. Nhiều bà mẹ nói rằng tác dụng của thuốc mê rất ngắn, không duy trì được hết ca mổ, cơn đau dữ dội, cảm nhận thấy rõ bác sĩ đang tác động vào bụng mình như thế nào.
Lần sinh mổ thứ 2, nhiều mẹ kháng thuốc mê, thuốc tê dẫn đến cơn đau trong quá trình phẫu thuật cảm nhận được rõ (ảnh minh họa)
Tâm lý sợ hãi hơn
Mặc dù thuốc mổ được xử lý bằng thuốc ây mê nhưng đây vẫn là ca mổ nguy hiểm, nhiều bà mẹ đã thấu hiểu được đau vết mổ sau lần đầu là như thế nào.
Video đang HOT
Những bóng đen tâm lí đó đã khiến các bà mẹ sợ hãi hơn trong lần sinh mổ thứ 2. Vì vậy, khi phải đối diện với điều đó một lần nữa, theo bản năng, các bà mẹ sợ hãi hơn và dẫn đến các cơn đau co bóp, đau hơn.
Những cơn đau của lần sinh mổ thứ nhất trở thành nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu sinh con lần 2 khiến (Ảnh minh họa)
Tăng cơn đau do co thắt tử cung
Sinh mổ cũng có những cơn co thắt và cơn đau chuyển dạ. Đặc biệt là sau khi mổ, tử cung sẽ tiếp tục co bóp và tiết dịch âm đạo sau khi sinh, giống như sinh thường. Vì vậy, trong lần thứ 2, cơn đau do cơn co tử cung sẽ tăng lên vì chịu sự cộng hưởng từ vết mổ cũ.
Phục hồi chậm do lần rạch thứ hai trên cùng một chỗ
Ca sinh mổ thứ 2 được thao tác trên chính vết mổ lần đầu tiên. Vết sẹo cũ được bác sĩ cắt bỏ đi, tiếp tục phẫu thuật trên đó. Do đó, vết mổ mới này sẽ phục hồi chậm hơn, khó khăn và đau đớn hơn. Tất nhiên nó phụ thuộc vào thể chất của mỗi người.
Vết mổ lần 2 được thực hiện đúng trên vết mổ lần đầu nên đau và khó phục hồi hơn (Ảnh minh họa)
Những lưu ý với các mẹ bầu đã từng sinh mổ:
Vết mổ và tử cung phục hồi tốt trong lần đầu
Nhiều bà mẹ sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ lấy thai chưa lành vết mổ, tử cung có sẹo vết mổ sẽ bị vỡ khi sinh con thứ 2. Trường hợp nặng sẽ đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Do đó khi mang bầu lần 2, mẹ bầu phải lưu ý chuyện này.
Lần mang bầu thứ 2 phải cách một khoảng thời gian đủ an toàn
Nói chung, những bà mẹ đã sinh mổ lần đầu, cần cân nhắc, xem xét kế hoạch sinh con lần 2, đảm bảo đủ thời gian để tử cung phục hồi. Thời gian tối thiểu là sau khoảng 2- 3 năm. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Điều kiện thể chất của thai nhi
Các điều kiện cụ thể của thai nhi như trọng lượng, kích thước, vị trí thai, phát triển thể chất tốt… cũng là điều kiện tốt để mẹ bầu cân nhắc việc có thể sinh thường trong lần thứ 2 hay không.
Những bà mẹ đã sinh mổ lần đầu, cần cân nhắc, xem xét kế hoạch sinh con lần 2, đảm bảo đủ thời gian để tử cung phục hồi. (Ảnh minh họa)
Thể trạng của người mẹ
Nhiều bà mẹ không muốn sinh mổ lần thứ hai, và liệu họ có thể sinh con thành công hay không phụ thuộc vào kết quả khám của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp sinh sản phù hợp dựa trên mong muốn của người mẹ nhưng cũng cần phải tuân thủ theo thể trạng của người mẹ có đủ an toàn hay không.
Thể trạng của người mẹ là điều kiện quan trọng nhất để quyết định sinh con, điều này đòi hỏi bác sĩ phải kiểm tra xem các điều kiện về ống sinh, khung xương chậu của mẹ có đáp ứng được không.
Sữa mẹ vẫn an toàn sau phẫu thuật gây mê?
Các hướng dẫn mới được công bố trên chuyên san Association of Anaesthetists cho thấy người mẹ vẫn có thể cho con bú sữa ngay khi tỉnh táo sau ca phẫu thuật có gây mê.
Người mẹ vẫn có thể cho con bú sữa ngay khi tỉnh táo sau ca phẫu thuật có gây mê - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
"Các hướng dẫn trên nêu rằng không cần phải vứt bỏ sữa mẹ vì sợ nhiễm bẩn sau khi người mẹ được gây mê cho ca mổ. Bằng chứng cho thấy thuốc gây mê và nhóm thuốc giảm đau không chứa opioid đi vào sữa mẹ chỉ với một lượng rất nhỏ. Đối với hầu hết mọi loại thuốc này, không có bằng chứng về tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ", bác sĩ Mike Kinsella của Ủy ban An toàn thuộc Hiệp hội Gây mê Anh cho hay.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói thêm những loại thuốc giảm đau chứa opioid hoặc thuốc benzodiazepin (thuốc có tác dụng làm giảm đau, gây ngủ) nên được sử dụng thận trọng, vì có thể gây các tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế dùng thuốc chứa opioid.
Phương pháp "đẻ không đau" và những điều cần lưu ý Có thể nói "đau đẻ" luôn là nỗi sợ hãi, ám ảnh của các sản phụ, gây ảnh hướng đến tâm, sinh lý của sản phụ khi đi sinh. Vì thế, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là phương pháp được khá nhiều sản phụ lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vài điều khi sử dụng phương pháp...