Để mẹ bầu dễ chịu hơn khi ở cơ quan
Đối với chị em phụ nữ, nhất là những mẹ bầu làm việc ở văn phòng thì thời gian mang thai luôn là thời gian khó khăn và vất vả. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp mẹ bầu công sở cảm thấy dễ chịu hơn khi đi làm.
1. Giảm stress
Để thấy dễ chịu hơn khi làm việc ở văn phòng, các mẹ bầu nên cố gắng hạn chế tình trạng căng thẳng, không nên to tiếng hay để sự bực tức và lo lắng kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể sử dụng những bài hít thở sâu, yoga, những động tác kéo cơ tại chỗ hay đơn giản chỉ là đi lại trong một đoạn ngắn để giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn.
2. Từ chối làm việc ngoài giờ
Nếu nơi mẹ bầu đang làm việc có yêu cầu làm việc ngoài giờ hay tăng ca thì mẹ bầu nên từ chối. Bởi cơ thể mẹ bầu sẽ không thể chịu đựng được một khoảng thời gian làm việc dài và dày đặc như thế, đặc biệt là với những công việc nặng về thể lực.
3. Đặt bàn chân lên cao
Trường hợp mẹ bầu là người phải thường xuyên đứng thì hãy đặt bàn chân lên cao hay đi vòng quanh – di chuyển các cơ sẽ giúp cho chân bớt tê phù và tốt cho sự tuần hoàn của tim mạch. Những hoạt động này sẽ giúp cho mẹ bầu giảm bớt sự sưng phù của bàn chân và mắt cá chân, do đó khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Tư thế ngồi thoải mái
Ngồi lâu sẽ ảnh hưởng xấu tới cột sống, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Khi mang thai, thể trọng của thai ngày một tăng lên khiến mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực từ nửa thân trên hơn. Vì thế, mẹ bầu cần chọn cho mình một tư thế ngồi thật thoải mái để giúp giảm gánh nặng cho chân, giúp chân không bị nhức mỏi.
Video đang HOT
5. Lựa chọn trang phục thoải mái
Khi đi làm, mẹ bầu hãy chọn cho mình những bộ quần áo mềm mại, dễ chịu và không nên bó sát vào cơ thể.
Mẹ bầu cũng nên hạn chế đi giày cao gót bởi chúng sẽ khiến mẹ khó khăn khi đi lại, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu, khiến cơ thể dễ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Vì thế, mẹ bầu nên chọn những đôi giày bệt, đế mềm, vững chắc để có thể đi lại một cách thoải mái và an toàn nhất.
6. Nghỉ ngơi khi có thể
Nếu cảm thấy cơ thể của mình không thể hoàn thành tiếp được công việc thì mẹ bầu đừng nên gắng sức, hãy lấy 1 dịp cáo ốm để tranh thủ nghỉ ngơi. Hoặc mẹ bầu có thể nghỉ ngơi 1, 2 tiếng tại chỗ hay lén chợp mắt 15 phút ngoài thời gian nghỉ trưa để giảm đi sự mệt mỏi.
7. Uống nước thường xuyên
Áp lực khi làm việc sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy căng thẳng đến quên ăn, quên uống. Cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể không chỉ mang lại cho mẹ bầu cơ hội để thư giãn mà còn giúp mẹ bầu hạn chế được hiện tượng táo bón thường gặp.
8. Tạo khoảng thời gian trống cho bữa ăn phụ
Dù làm việc tại cơ quan nhưng mẹ bầu cũng không nên quên hay bỏ những bữa ăn nhẹ của mình. Việc bổ sung những thức ăn nhẹ sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa sự giảm đường trong máu, những cơn ốm nghén và cảm thấy khỏe khoắn, dễ chịu hơn khi tiếp tục công việc.
9. Đón nhận sự giúp đỡ
Nếu những người trong công ty muốn chăm sóc, chiều chuộng mẹ bầu như một người em bé bỏng thì mẹ bầu đừng nên ngại. Hãy xem nó như một sự khích lệ, cảm thông ở các đồng nghiệp và mẹ bầu sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi có những người luôn quan tâm mình.
phunutoday
Điểm danh nỗi ám ảnh của thai phụ
Mang thai, sinh con là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bà mẹ. Thế nhưng bản thân thai phu cũng không thể tránh khỏi lo sợ những điều dưới đây.
Sảy thai
Rất nhiều phụ nữ mang thai sợ hãi điều này. Tỉ lệ xảy thai cao nhất ở phụ nữ tuổi từ 40 - 45, tiếp đến là phụ nữ ở độ tuổi 35 đến 39 tuổi, và phụ nữ dưới 35 nguy cơ sảy thai thấp hơn. Bạn nên hạn chế uống cà phê, khám sức khỏe và quan hệ tình dục an toàn trong thai kỳ để hạn chế nguy cơ sảy thai thấp nhất có thể. Tốt nhất nên sinh con trước tuổi 30.
Con bị tật
Phần lớn phụ nữ mang thai lo sợ điều này. Các dị tật thường gặp bao gồm dị tật ngón chân, khuyết tật ở tim... Nguyên nhân thường gặp là do mẹ bị tiểu đường, động kinh, hút thuốc, uống rượu, béo phì và 70% là không rõ nguyên nhân. Để tránh khuyết tật bẩm sinh cho bé, bạn cần uống axit folic, khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai. Cần từ bỏ các thói quen xấu để 2 mẹ con được trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, vui tươi và an toàn.
Thừa cân sau khi sinh
Đây là một trong những mối lo ngại của nhiều chị em trước và trong khi mang thai. Sự thật là 41% phụ nữ tăng cân quá mức trong quá trình mang thai và việc lấy lại vóc dáng sau sinh thực sự khó khăn đối với họ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, những bà mẹ sau sinh nên tập thể dục, ăn uống điều độ... đặc biệt là cho con bú cũng giúp giảm cân hiệu quả.
Trầm cảm
Phải làm việc tăng ca, tắc nghẽn giao thông hoặc tranh cãi với bạn đời... là những căng thẳng có thể gây ra trầm cảm nặng trong quá trình mang thai. Trầm cảm có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi như sinh non, hoặc sinh con nhẹ cân hay gây ra những ảnh hưởng về thần kinh cho con trong tương lai.
Đau đẻ
Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều phụ nữ sợ hãi đau đẻ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được sự sợ hãi này nếu bạn học cách thả lỏng cơ thể và điều khiển sự sợ hãi của mình.
Sinh non
Thực tế, các mẹ sinh khi thai nhi được 37 - 38 tuần tuổi được coi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ, có 70% trẻ sơ sinh được sinh thiếu tháng trong khoảng 34-36 tuần. Một số phụ nữ còn cho rằng lao động nặng nhọc có thể tăng nguy cơ sinh non, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đây không phải là kết luận chính xác.
Theo phunutoday
Những hoạt động thể thao mẹ bầu nên tránh xa Để bảo đảm an toàn cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên tránh tham gia những hoạt động thể thao dưới đây. Bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. 1. Tennis Tennis là một môn thể thao lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng, đối với mẹ bầu, môn thể thao này sẽ làm...