Dễ mất động lực tăng trưởng từ FDI
Đó là lưu ý của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR – Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội) đưa ra tại tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2016.
VEPR đánh giá năm 2017, tăng trưởng kinh tế có thể giữ được đà tăng nhưng sẽ trong bối cảnh vô cùng khó khăn do những bất định của kinh tế thế giới và những hạn chế từ nội tại nền kinh tế.
Cần giả định không có TPP
TS Nguyễn Đức Thành, Trưởng nhóm nghiên cứu của VEPR, cho biết 2016 là năm kỷ lục về giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) với gần 16 tỉ USD. Đây là hiện tượng tích cực vì 2 năm qua, có làn sóng đón Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên vốn chảy vào Việt Nam nhiều.
Từ quý IV/2016, dòng vốn này vào chậm lại do dự báo TPP gặp khó khăn, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố dừng hiệp định này. “Dự báo năm 2017, vốn FDI giảm sẽ tác động đến tăng trưởng của Việt Nam nên rất cần lưu ý về cung cầu vốn và cả nguồn ngoại tệ. Nền kinh tế có thể mất động lực tăng trưởng từ khu vực FDI, phải có bù qua bù lại từ các khu vực khác để giữ động lực của nền kinh tế” – ông Thành khuyến cáo.
Theo TS Thành, TPP chững lại có thể là nguyên nhân khiến cải cách của Việt Nam chậm lại, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh tế Việt Nam.
Chi phí logistics chiếm đến 20,1% GDP, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp Ảnh: Tấn Thạnh
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cảnh báo trong cả trăm tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam, một phần có thể trở thành gánh nặng nợ của Việt Nam vì do nhà đầu tư đi vay, không phải vốn của họ. Con số này chưa bóc tách được. “Chúng ta không nên mơ về TPP nữa, phải giả định không có TPP để hành xử trong thu hút FDI tốt hơn, thay đổi chiến lược thu hút không chú trọng về quy mô mà quan tâm đến chất lượng như vẫn tuyên bố mà chưa làm được” – ông Ánh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cảnh báo có thể lặp lại tình trạng nghẽn dòng vốn FDI vào Việt Nam như từng xảy ra 10 năm trước. Đó là thời điểm đón đầu cơ hội Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, vốn FDI đăng ký đạt 21 tỉ USD, trong khi năm 2005 chỉ đạt 12 tỉ USD. Năm 2007 – thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO- thì vốn FDI đăng ký vọt lên 64 tỉ USD.
Tuy nhiên sau đó, mức giải ngân rất thấp vì nhiều tập đoàn kinh tế lớn sụp đổ, không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Trông chờ nội lực
Nhận định toàn cầu hóa đang gặp cú sốc và những trở ngại rất lớn, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, bất định như hiện nay thì nội lực của Việt Nam phải mạnh lên và phản ứng chính sách phải nhanh nhạy để có thể nắm bắt các cơ hội.
Chính phủ cần lưu ý đến các vấn đề điều hành lãi suất, giảm chi phí logistics vì chi phí này hiện chiếm đến 20,1% GDP, trong khi bình quân các nước khác chỉ là 12%. Đặc biệt, Chính phủ đã đưa ra những thông điệp hết sức tích cực như nối lại đối thoại với doanh nghiệp (DN), có can thiệp để không hình sự hóa quan hệ kinh tế. Đây là những nỗ lực rất đáng trân trọng nhưng chuyển biến trong thực tế chưa cao.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng tín hiệu lạc quan của năm 2016 là số lượng DN thành lập mới tăng đột biến cho thấy đã lóe lên hy vọng của DN sau một thời gian khá khó khăn, có đến 83.000 DN phải ngừng hoạt động trong năm 2015. Tuy nhiên, quan trọng là hy vọng này nuôi dưỡng được bao lâu trong bối cảnh bên ngoài có những thách thức rất nặng nề, trong nước môi trường kinh doanh chậm thay đổi.
“Trong bối cảnh như vậy, không biết niềm tin của DN có được củng cố để họ phát triển không. Chi phí sản xuất thì cứ tăng lên, điển hình là phí môi trường trong giá xăng vừa được đề xuất tăng lên 8.000 đồng trong khi mỗi lít xăng đã phải cõng hơn 8.000 đồng thuế phí. Trong khi 2 khu vực cần cải thiện là DN nhà nước và FDI vẫn còn nguyên ưu đãi. Nguồn lực nằm trong DN nhà nước vẫn còn lớn, chưa giải phóng được, DN tư nhân vẫn không có nguồn lực để phát triển và có thì phải trả chi phí quá cao” – bà Lan phân tích.
Để nâng cao nội lực, các chuyên gia cho rằng Việt Nam không cần có thêm sáng kiến mà chỉ cần làm tốt những điều đã đưa ra là sẽ tạo ra nội lực để phát triển.
Tăng trưởng có thể thấp hơn mục tiêu Theo VEPR, năm 2017 Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6,4% nhưng lạm phát có thể lên đến 5,9%. Kịch bản này khá xa với mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng trưởng GDP 6,7%, lạm phát kiềm chế ở mức 4%.
Theo Tô Hà (Người lao động)
Triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 sáng sủa hơn 2015
Ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2016 đã có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam.
TP Hồ Chí Minh là nơi "đất lành, chim đậu"
Doanh nghiệp nước ngoài "xông đất" năm nay là Công ty TNHH Maple (Singapore) với dự án nhà máy may triển khai tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Dự án có vốn đầu tư 110 triệu USD, với kế hoạch sản xuất 22 triệu sản phẩm/năm và sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2018, năm mà theo dự kiến, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Điểm đến đầu tư
Tại TPHCM, hôm 7/1, dự án của Công ty United More SDN.Bhd (Malaysia) đã được Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM trao giấy chứng nhận đầu tư. Với vốn đầu tư khoảng 21 triệu USD, nhà đầu tư từ Malaysia dự định xây dựng nhà máy Aureumaex Precision Plastics chuyên sản xuất khung màn hình nhựa bóng và vỏ sau nhựa cho các loại TV thông minh, TV LCD và TV LED có độ chính xác cao. Theo các nhà quan sát, United More rõ ràng đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp cho Tổ hợp Samsung SEHC, vốn đầu tư 2 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 2-2016 cũng tại Khu công nghệ cao TPHCM...
Netflix, hãng dịch vụ truyền hình trực tuyến với giá thuê bao từ 180.000 đồng một tháng đầu năm nay đã công bố đặt chân đến Việt Nam. Với khoảng 70 triệu người dùng trả phí thường xuyên, Netflix được đánh giá là một trong những dịch vụ xem phim trực tuyến phổ biến nhất thế giới và đôi khi được xem là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có ở nhiều nước khi người tiêu dùng chọn mua các thiết bị giải trí cho gia đình. Việc đơn vị này thâm nhập vào Việt Nam chứng tỏ mảnh đất truyền hình trực tuyến, kênh giải trí đang có nhiều tiềm năng để các ông lớn khai thác.
Singha Asia - một hãng bia của Thái Lan trực thuộc Tập đoàn đồ uống Boon Rawd Brewery dự kiến trong tháng 1 hoàn tất thương vụ đầu tư 1,1 tỷ USD vào Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Sau giao dịch, Singha sẽ nắm 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery - hai đơn vị đang nắm mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống của Masan với những thương hiệu tiêu dùng như Chinsu, Omachi, Vinacafe, bia Sư tử trắng...
Năm 2016 dự báo là năm dành cho tên tuổi bán lẻ Nhật Bản 7-Eleven khi hãng lên đã ấp ủ chiến lược mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4/2017. Đây là lần đầu tiên hãng này gia nhập một thị trường tại khu vực Vành đai Thái Bình Dương từ sau Indonesia năm 2009.
7-Eleven Nhật Bản sẽ cử nhân viên sang Việt Nam để giúp các cửa hàng phát triển các sản phẩm độc đáo, đồng thời chọn địa điểm hợp lý tại TP HCM, đáp ứng những tiêu chí của một cửa hàng tiện lợi hiện đại.
Việt Nam hiện đang có những thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược cho các Tập đoàn đa quốc gia cũng như rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với 55 nền kinh tế, với hơn 90% các dòng thuế suất được giảm về 0%, được xem là lợi thế lớn cho nhà đầu tư để bỏ vốn vào Việt Nam.
Thị trường mua bán- sáp nhập hấp dẫn
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) cũng đón cú hích đầu năm mới khi hai thương vụ lớn đã chốt được đối tác sau thời gian dài để ngỏ. Thông tin sẽ bán tòa Landmark 72 tầng vào năm ngoái để trang trải nợ nần, đầu năm nay, giới kinh doanh bất động sản cho hay Keangnam đã tìm được chủ mới là tập đoàn tài chính AON Holdings.
Đơn vị này đã chi khoảng 450 tỷ won (380 triệu USD), vượt qua các nhà đầu tư tài chính khác như Goldman Sachs và Hana Financial Investment để giành quyền sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam này. Trước đó, báo chí Hàn Quốc từng đưa tin tòa nhà Landmark 72 được định giá tới 830 tỷ won (tương đương 770 triệu USD).
Bên cạnh đó, siêu thị Metro Việt Nam đầu năm nay đã chính thức về tay Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) với giá trị 655 triệu Euro (khoảng 879 triệu USD). BJC cho biết sẽ tiếp tục giữ nguyên tên Metro Việt Nam và các mục tiêu phát triển, sản phẩm, dịch vụ, song thương vụ này sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa Thái Lan thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, không chỉ qua các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tạp hóa mà hiện còn sang kênh bán lẻ hiện đại - siêu thị.
Còn ANA Holdings - công ty điều hành hãng bay lớn nhất Nhật Bản sẽ trở thành cổ đông lớn của Vietnam Airlines sau thương vụ trị giá gần 110 triệu USD. Trả lời phỏng vấn Bloomberg sáng 12/1, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) - ông Phạm Ngọc Minh cho biết All Nippon Airways (ANA) sẽ trả 109 triệu USD cho số cổ phần này. Thương vụ sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 3 - tháng 6. Sau đó, hai hãng sẽ thảo luận về việc bán thêm.
Một phân tích mới đây của Bloomberg về triển vọng tăng trưởng của 93 nền kinh tế trên thế giới cũng cho biết Việt Nam đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng trong năm 2016, đạt 6,6%, chỉ kém hơn mức 7,4% dành cho Ấn Độ. Với tốc độ tăng trưởng được dự báo như trên, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á năm nay, trên các mức tăng trưởng dự báo dành cho kinh tế Indonesia là 5,2%, Malaysia là 4,5%, Thái Lan là 3,2%, và Singapore là 2,3%.
Rõ ràng là triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 được coi là còn sáng sủa hơn cả năm 2015 trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tiếp tục được ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP); mặc dù hơn 23 tỷ USD vốn đăng ký của năm 2015 đã là một con số kỷ lục.
Theo Thời Báo Kinh Doanh
17,6 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng Tính chung trong 10 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,6 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ... Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố số liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, tính đến ngày 20/10/2016. Theo đó, trong 10...