Để “Lục Vân Tiên đời nay” không đơn độc
Trước tấm gương dũng cảm cứu người bị nạn của “ Lục Vân Tiên đời nay” Đặng Văn Nỡ (42 tuổi, quận 2 TPHCM), dư luận thêm một lần day dứt về sự vô cảm vẫn tràn lan và về thực trạng gia tăng những mối hiểm nguy rình rập người dân mỗi khi ra đường.
Vết máu của nạn nhân còn vương tại hiện trường vụ cướp gần cầu Phú Mỹ đêm 24/11 (ảnh: Vũ Lê)
Có 4 câu hỏi chính được đặt ra trong đa số phản hồi của bạn đọc sau vụ việc này, đó là:
1/. Về địa điểm:
“Từ ngày khánh thành cầu Phú Mỹ, bọn cướp liên tục hoành hành tại đây, nhưng biện pháp ngăn chặn của lực lượng Công an hầu nhưchưa hiệu quả. Bọn cướp quá lộng hành, cần mạnh tay hơn nữa, các anh Công an ơi!” - Nguyễn Thành Tân:tan218ntl@gmail.com
“Không hiểu sao đoạn chân cầu Phú Mỹ rất hay xảy ra cướp giật, mà tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn 3 năm nay. Lực lượng chức năng ở đâu nhỉ. Nếu công an bận rộn quá thì sao không cắm hẳn 1, 2 chốt dân phòng, bảo vệ gì đó ở đoạn này? Cứ phó mặc người dân lo đối phó với các đối tượng cặn bã xã hội thế này sao?” – Duy Anh:misugi_84@yahoo.com.vn
2/. Về phương thức:
“Dàn cảnh đụng xe, cướp tài sản là chuyện thường xảy ra ở những đoạn đường vắng như thế này. Chính bản thân tôi cũng đã từng bị như vậy trên cầu Phú Mỹ, nhưng chỉ 1 mình chống lại bọn cướp, còn mọi người đều… đứng nhìn…cho vui. Chính tôi đã chạy ra đường xe tải để cầu cứu, nhưng vẫn không có kết quả. Và khi gọi cấp báo thì cũng chẳng thấy bóng dáng cảnh sát 113 đâu cả… Tốt nhất nên tự lo vậy!” – Nick Góp ý cho mọi người:8nguyenphuc@gmail.com
“Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Phú, Bình Phước cũng có nhiều vụ tổ chức ăn cướp ban đêm rất táo tợn. Chúng đi bằng xe ô tô, khoảng 6-8 người. Dù thấy nhà nạn nhân có người vẫn ập vào trộm, cướp… Vậy kính mong cơ quan chức năng sớm điều tra, xử lý nghiêm, trả lại sự bình yên cho nhân dân” – Ly Ly: nhanhlanrung020812@yahoo.com
3/. Về hiệu quả ngăn chặn của lực lượng chức năng:
“Theo một cán bộ điều tra, băng cướp này đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng Công an liên quận vì thủ đoạn gây án vô cùng liều lĩnh, dã man, thường dùng dao chém phủ đầu để cướp tài sản dù nạn nhân chưa kịp phản ứng…” – Công an đã “ngắm nghía” bọn cướp này vì chúng đã lộ thủ đoạn, sao chưa bắt để ngăn chặn sớm?” – nick Chán quá:botanbeo@yahoo.com
“Chỉ thấy CSGT ban ngày đi làm việc là nhiều, còn buổi tối và đêm thì hiếm thấy. CSHS sao hiếm khi có mặt đúng lúc để ngăn chặn các hành động dã man thế nhỉ? Các “Hiệp sĩ đường phố” hoạt động có vẻ hiệu quả hơn lực lượng chức năng!” – Minh Trần Trọng:Mr.minh.62@gmail.com
“Cần tăng cường công tác tuần tra ban đêm ở nhiều điểm trên các tuyến đường. Lực lương chức năng thực sự vẫn chưa làm tốt được vai trò của mình, vì thế mà vấn nạn vẫn là vấn nạn. Thậm chí còn ngày càng gia tăng và hung dữ hơn” – Mến:duongmen@gmail.com
Video đang HOT
4/. “Lục Vân Tiên” được ngợi ca nhưng vẫn… đơn độc
“Cho cháu xin được gởi lời cám ơn đến bác Lục Vân Tiên giữa đời thường. Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe và minh mẫn. Mong rằng cuộc sống hối hả bận rộn không còn khiến cho con người tatrở nên lãnh đạm, thờ ơ trước sự sống và cái chết của người khác. Cũng mong rằng sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn nữa những hình ảnh cao đẹp như Lục Vân Tiên, từ đó làm thay đổi cách sống, cách nghĩ của những con người vẫn lãnh đạm với người khác trong cuộc sống hôm nay” – Hai Anh:haisoncomay1987@yahoo.com.vn
“Cảm ơn những người như bác, những người có tấm lòng quý hơn vàng – gan dạ, dũng cảm trong những tình huống như thế này. Mong Nhà nước ta quan tâm động viên để xã hội không còn tình trạng thờ ơ như hiện nay. Mong giải quyết dứt điểm mạnh tay với loại tội phạm này. Mong các cán bộ quan tâm đến vấn đề an ninh hơn, đừng cứ nghĩ ra những chính sách làm dân khổ thêm nữa!” – Vinh:lehienvinh1986@gmail.com
“Năm 1990 tôi cũng đã từng cứu 2 cô gái bị trấn lột tại Lai Vu. Đến bây giờ tôi cũng không lý giải được hành động của mình khi đó, bởi lúc ấy còn đâu thời gian suy nghĩ nữa. Các bạn đừng mổ xẻ động cơ hành động, không ai lý giải được đâu, chỉ biết là phải làm vậy. Có thế thôi” – Quoc Huan:quochuanh@yahoo.com.vn
“Tôi cũng đã từng vài lân cứu người bị tai nạn, nói thât là vân còn đó những cá nhân sợ bị vạ lây,nói thât ra là họ có lẽ còn sợ bị dính máu của người bị nạn nên không dám cứu. Chính vì đã từng cứu người nên khi tôi bị tai nạn, tôi cũng đã được giúp đỡ lại như vây. Từ đó tôi quan niêm rằng: Cứhãy giúp người đi đã, tới lúc nếu mình cũng không may như vậy thì sẽ cóngười giúp lại. Cuôc sông mà vô cảm thì sẽ không bao giờ thanh thản được” - Phạm Hải:ruougiahuy@yahoo.com
“Sao lại có những người vô cảm thế không biết. Tôi đã từng đưa 3 vụ tai nạn đi viện. Lúc đó người ta thật sự cần mình mà sao chúng ta lại đứng nhìn? Đừng sợ liên lụy vì những người giúp là những người tốt mà. Tôi đọc bài báo này và quá thấy xấu hổ thay cho những ai chỉ đứng đó xem” – Bé Thu:vuonph.hq@vietsov.com.vn
Ông Nỡ – “Lục Vân Tiên giữa đời thường” – bày tỏ thất vọng về sự vô cảm của nhiều người trước tai họa của đồng loại
Nghịch lý thời hiện đại
Nghĩ suy, day dứt, bức xúc…về những thực trạng đau lòng vẫn đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra ở đâu đó trên đất nước ta…thêm một lần nữa được bao người dân “bung tỏa”. Nhiều nhất là về ý thức và cách ứng xử của cả những người hưởng lương để thi hành nhiệm vụ, song hiệu quả công việc của họ thì người dân thường khi cần đến đều… chẳng thấy đâu. Thứ nữa là hiện tượng có chuyện gì xảy ra dân ta sẵn sàng xúm đen xúm đỏ xem…cho thỏa chí tò mò. Còn giúp đỡ ư? Không thể vì… vô vàn lý do, cái nào cũng…rất chính đáng trong thời buổi người khôn của khó này.
Người tốt trong đời sống vẫn nhiều lắm, nhưng biểu hiện ra qua những hành động cụ thể thì… có được bao nhiêu đâu. Bởi thế những tấm gương như các hiệp sĩ đường phố, như anh Nỡ, đáng buồn và đáng lo thay, lại trở thành của hiếm ở VN trong thời hiện đại hôm nay.
“Xin thành thật cảm ơn ông Nỡ, dù tôi không phải là người thân của cô gái kia. Cảm ơn ông nhiều lắm. Và tôi cũng cảm thấy buồn, trống trảivô cùng khi nghĩ đến những người đi đường kia.”Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ biết dành phần ai?…” – Hoàng Đình:buonlam_doi@gmail.com
“Đọc xong bài viết này, cá nhân tôi cảm thấy rất bức xúc. Thứ nhất là trong thời gian gần đây nạn cướp có tổ chức và vũ khí ngày càng nhiều. Thứ 2 nữa là sự vô cảm của người dân, nếu mọi người đều đồng lòng giúp sức, thì sẽ không có những tên cướp dám táo tợn như vậy đâu. Còn về những tên cướp này thật sự rất nguy hiểm đe, dọa đến tính mạng người dân, theo tôi nên cách ly bọn cướp này ra khỏi xã hội” – Tan Loi:loivo88@gmail.com
“Xã hội bây giờ kẻ gian, kẻ xấu nhiều hơn. Chính vì thế càng rất cần nhiều hơn nữa những con người như bác Nỡ. Tôi rất bức xúc với sự hờ hững của người dân xung quanh. Đến cả việc nhờ ngồi sau ôm nạn nhân đưa đi viện cũng không làm, vậy thì tình đoàn kết trong dân đâu còn nữa. Sao những người xung quanh không nghĩ nếu mình bị thì nạn ai sẽ giúp mình? Nếu người dân đoàn kết thì bọn xấu sẽ khó lòng thực hiện được hành vi của chúng. Chính nhân dân đóng góp phần lớn công sức giúp xã hội bình yên, chứ đừng có ỉ lại việc gì cũng công an, việc gì cũng cảnh sát. Mình cùng là người ViệtNam với nhau mà!” – Quangmeen: meen.cry1987@yahoo.com
“… Do khi cứu người thì thường bị phiền hà, mất thời gian với cơ quan công an… nên dân ta hay thờ ơ. Riết rồi đâm ra trơ lỳ, vô cảm, một kiểu cảm xúc bắt buộc phải thế chứ tôi nghĩ là trong lòng ai cũng đau xót cho đồng loại lắm. Ngay từ nhỏ tôi cũng được… mách “chiêu” này rồi, nhưng có lẽ tôi khó cho qua khi gặp cảnh như vậy lắm” – The Vinh:vinhpy04@yahoo.com
Và còn đáng buồn hơn là những kết luận ngắn gọn, khá “lạnh” mà nhiều người đúc rút được từ chính thực tế cuộc sống hiện nay:
“Bọn cướp này không đáng sợ bằng sự vô tình của mọi người” – Kun:khianhyeu_trieutraitimtanvo@gmail.com
“Thật đáng buồn vì xã hội càng phát triển, thì dường như những người tốt như ông Nỡ càng ít đi” – Dương Văn An:duongandmr@gmail.com
“Sao có quá ít người can đảm như ông Nỡ vậy. Còn những người hèn nhát và thờ ơ với người khác thì quá nhiều trong xã hội ngày nay…” – Trần Văn Tâm:adbtam2@yahoo.com.vn
“Thật đáng sợ! Nhưng kinh khủng hơn là sự vô cảm của con người. Rất kính phục lòng dũng cảm và tình thương người của chú Nỡ. Mong rằng sẽ không gặp những câu chuyện buồn về sự vô cảm của con người nữa. Riêng tội ác của những kẻ không coi trọng pháp luật cần bị trừng trị thích đáng!” - Salem Ly: hanaqt10889@gmail.com
“Theo tôi nghĩ, chính các tệ nạn trong xã hội đã tạo ra sự vô cảm đó, các bạn ạ. Những đối tượng tham nhũng, đục khoét của nhân dân ngang nhiên như vậy, nhưng số người thể hiện quan điểm của mình về tệ nạn này có được bao nhiêu???” – Nguyên Vi Dân:vidan@gmail.com
“Thật đáng sợ! Tôi nghĩ sự đô thị hóa cũng có mặt trái là dẫn đến con người sống quá cái nhân, việc gì cũng coi như không phải của mình mà là của tập thể, của xã hội. Ở nông thôn chỉ cần một tiếng hô cướp là cả làng đứng ra bảo vệ, đánh đuổi bọn cướp, tình làng nghĩa xóm hơn bất cứ nơi đâu. Ở thành phố cái gì cũng có, có kinh tế, có tài sản, có văn hóa… Nhưng văn hóa giữa người với người để ở đâu? Thật là đáng buồn khi đọc bài viết này. Thế nhưng cuối năm khi nhận xét về đảng viên, về cán bộ thì cái gì cũng tốt, cái gì cũng đẹp… Nên chăng cần để nhân dân nơi cư trú bỏ phiếu nhận xét đảng viên, cán bộ nơi cư trú, tránh “làm tắt” như hiện nay” – Lê Bảo Bảo:binhtrithienqb@gmail.com
Lục Vân Tiên xưa: giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha (minh họa từ internet)
Vâng rất đúng là như vậy đấy. Thời đại càng phát triển, nhịp sống càng hối hả gấp gáp thì con người ta xem ra lại càng cần hơn sự ấm áp của tình người, của tình làng nghĩa xóm. Và trên tất cả là lấy lại được lòng tin giữa chính những con người với nhau trong cộng đồng, trong xã hội… Mà trước hết là để không còn ai phải phập phồng lo sợ thay cho người tốt, thông qua những lời cảnh báo “không lộ diện người hùng, đề phòng bị trả thù”…Bóng ma cái ác quả thật vẫn là nỗi ám ảnh rất lớn với nhiều người…
Theo Dantri
Người đàn ông và phút đối đầu 4 tên cướp mang vũ khí
Phát hiện nạn nhân là cô gái trẻ người đầy máu, bò lết dưới đường, bên trên là "bầy sói" dữ tay lăm lăm mã tấu, ông Nỡ đã không thể bỏ qua. Người đàn ông ấy đã dừng lại đối đầu với lũ cướp.
Rạng sáng 25/11, sau gần trọn đêm giúp đỡ cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thúy (nạn nhân bị nhóm cướp chém đứt lìa cánh tay) đến bệnh viện và bàn giao lại cho gia đình nạn nhân, ông Đặng Văn Nỡ (42 tuổi, ngụ quận 2-TPHCM) chỉ chợp mắt được vài giờ rồi lại thức dậy phụ vợ cho ngày buôn bán mới.
Nỗi thất vọng của ông Nỡ về sự vô cảm của mọi người trước tai họa của đồng loại. (Mặt nhân vật chính được che mờ vì lý do an toàn)
Không muốn nói về những việc đã qua nhưng trước sự nài nỉ của phóng viên mong được gặp và nghe ông kể lại giây phút nguy hiểm đối đầu với 4 tên cướp có hung khí, ông đã đồng ý kể lại câu chuyện mà theo ông là "chuyện bình thường thôi mà".
Vụ cướp gây án kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ thực tế không hề "bình thường" mà khiến ai nghe cũng sởn da gà. Ông Nỡ nhớ lại: Đêm 24/11, trên đường đi bán hàng về nhà, khi vừa đổ dốc cầu Phú Mỹ, trong ánh đèn đường lờ mờ, ông thấy một cô gái còn rất trẻ đang bò lết dưới đường, trên người đầy máu, cạnh đó là chiếc xe SH đã đổ, xung quanh là 4 thanh niên tuổi từ 25 đến 30 đang lăm lăm vũ khí.
Hiểu rằng đây là một vụ chém người cướp của, ông vội ra tín hiệu cho một số xe trên đường dừng lại cùng ứng cứu nạn nhân nhưng không một xe nào dừng lại. Không thể nhẫn tâm bỏ đi, ông liền tấp xe vào hỏi lớn bọn cướp: "Tụi bây làm gì đó?". Lập tức 1 tên trong nhóm la to: "Hỏi cái gì!" rồi lao ra dùng mã tấu đuổi chém ông Nỡ.
Ông Nỡ vội rẽ sang trái, qua hướng đường ngược lại rồi chạy đến chốt bảo vệ (chưa xác định rõ là dân phòng hay bảo vệ dân phố; cách hiện trường khoảng vài trăm mét). Tại đây có 2 bảo vệ đang trực, ông Nỡ báo qua sự việc rồi tiếp tục quay lại hiện trường, dù biết vô cùng nguy hiểm.
"Nghĩ đến cô gái trẻ đáng tuổi con gái mình đang quằn quại trên đường cùng lũ cướp, dù biết chắc là rất nguy hiểm nhưng tôi không nỡ bỏ mặc nạn nhân nên quyết quay trở lại", ông Nỡ chia sẻ.
Chính nhờ sự gan dạ của ông mà nhóm cướp không thực hiện được ý đồ cướp xe của chúng. Sợ bị truy đuổi, chúng vội lên xe tẩu thoát sau khi lấy được chiếc giỏ xách chứa hơn 5 triệu đồng của nạn nhân.
Nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc Thúy đang điều trị tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM
Lúc này, khi bọn cướp đã bỏ đi, nhiều người dân mới dừng lại xôn xao bàn tán. Cô gái đang trong tình thế rất nguy hiểm, máu tuôn xối xả từ cánh tay bị đứt lìa, ông Nỡ nhanh chóng lấy áo của mình bó chặt vết thương cho nạn nhân rồi đưa cô gái lên xe đi cấp cứu.
"Lúc này dù có nhiều người đứng xem, tôi đã nhờ người phụ đưa nạn nhân vào bệnh viện nhưng ai cũng từ chối. Không thể để trễ hơn, tôi đã một tay điều khiển xe, một tay quàng ra sau ôm nạn nhân, miệng la to cho mọi người tránh đường để đưa cô gái vào bệnh viện quận 2 cấp cứu", ông Nỡ bức xúc kể lại sự vô cảm của những người hiếu kỳ.
Tại bệnh viện quận, ông Nỡ tiếp tục ở lại lo cho nạn nhân. Sau khi được sơ cứu, nạn nhân được chuyển về Bệnh viện Nhân dân Gia Định rồi Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, lần nào cũng có ông Nỡ theo sát. Đến nửa đêm, khi người nhà cô gái đã có mặt ở bệnh viện, ông Nỡ mới yên tâm trở về nhà, lúc này tiếng gà đã bắt đầu gáy sáng.
Liên quan đến vụ án, ngay trong ngày 25/11, Công an quận 2 và Công an huyện Nhà Bè (TPHCM) đã bắt giữ 4 nghi can khi chúng đang lẩn trốn tại một khách sạn ở huyện Bình Chánh. Các đối tượng gồm: Trần Văn Luộng (24 tuổi), Hùng Thanh Sơn (30 tuổi, cùng ngụ huyện Bình Chánh), Nguyễn Hoàng Phương (19 tuổi), Hồ Huy Trúc (19 tuổi, cùng ngụ tỉnh Ninh Thuận).
Bước đầu tại CQĐT, cả 4 khai nhận đã gây ra nhiều vụ cướp trên địa bàn huyện Nhà Bè, quận 2, trong đó có một vụ chém người để cướp tài sản cũng tại gần vị trí chị Thúy bị chém.
Theo một cán bộ điều tra, băng cướp này đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng Công an liên quận vì thủ đoạn gây án vô cùng liều lĩnh, dã man, thường dùng dao chém phủ đầu để cướp tài sản dù nạn nhân chưa kịp phản ứng.
Theo Dantri
Lời kể của cô gái bị cướp chặt tay Chị Thúy bị chặt đứt khủyu tay đang được điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình. Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, sau khi phẫu thuật đưa sang phòng hồi sức cấp cứu, nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc T. (28 tuổi, ngụ Q.2) đã tỉnh táo và thều thào kể lại sự việc xảy ra khoảng 20g30 tối 24/11/2012 với...