Đẻ không đau và lần vượt cạn ác mộng của bà mẹ trẻ
Đẻ không đau là kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm cơn đau do co thắt tử cung trong quá trình thai phụ chuyển dạ.
Kịch bản đẻ không đau
Chị Nguyễn Hải Yến, 31 tuổi, ở Hà Nội kể khi sinh con gái đầu lòng, chị đã tìm hiểu rất kỹ các phương pháp sinh nở. Chị Yến quyết tâm sinh thường và đã lên kế hoạch sẽ sinh con bằng phương pháp đẻ không đau. Chị Yến tưởng tượng việc sinh nở sẽ nhẹ nhàng như ru ngủ, con vẫn được sinh thường, không phải mổ.
Tuy nhiên, khi bước chân vào phòng đẻ, mọi thứ đều không như chị hình dung. Chị Yến kể chị đau dồn dập nhưng bác sĩ vẫn bảo chờ đợi, chưa được tiêm thuốc.
Đến khi đau tưởng chừng không chịu nổi, chị Yến xin tiêm đẻ không đau thì bác sĩ đồng ý, nhưng chị lại không thể rặn đẻ được. Cuối cùng, trải qua cơn đau thập tử nhất sinh, chị Yến vẫn phải sinh mổ.
Sau khi sinh, chị Yến bị đau lưng. Dù đã hơn 1 năm, con chị đã biết đi nhưng lưng của chị lúc nào cũng đau ê ẩm.
Không riêng gì chị Yến, đẻ không đau được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Việc đẻ thường và đẻ không đau được cho là điều lý tưởng nhất khi vượt cạn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bất cứ phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm.
Đẻ không đau và cơn ác mộng của bà mẹ trẻ
Video đang HOT
Gây tê màng cứng là gì?
Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung – giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM, đẻ không đau – phương pháp gây tê ngoài màng cứng – là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho các bà mẹ.
Đẻ không đau thường được áp dụng trong giai đoạn chuyển dạ, khi cổ tử cung mở để cho thai nhi ra ngoài. Lúc đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê ngoài màng cứng.
Tất cả các phản xạ, cảm giác của cơ thể đều được dẫn truyền qua dây thần kinh vào tủy sống rồi đưa lên não bộ. Tủy sống được bảo vệ bởi các màng. Màng cứng cứng hơn màng khác, được bao bọc bên ngoài tủy sống, bên trong là dịch não tủy.
Đẻ không đau nghĩa là bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng của sản phụ. Ưu điểm của cách làm này là kiểm soát cơn đau đẻ, giúp sản phụ mất đi cảm giác đau nhưng họ vẫn có cơn co tử cung và rặn để đẩy em bé ra ngoài.
Việc gây tê ngoài màng cứng cũng không ảnh hưởng tới em bé, không làm chậm quá trình vượt cạn của người phụ nữ.
Tuy nhiên, viêc gây tê màng cứng cũng có thể gây tai biến nếu sản phụ bị rối loạn đông máu, sử dụng thuốc kháng đông, khi đâm kim có thể gây xuất huyết…
Ngoài ra, nếu sản phụ nào có huyết áp thấp thì việc gây tê màng cứng có thể dẫn đến tụt huyết áp.
Sau khi áp dụng phương pháp này, một số người có tình trạng đau đầu, đau vùng tiêm, tuy nhiên, bác sĩ Trung cho biết sau một thời gian, các triệu chứng này sẽ giảm.
Nằm trong số 4 kiểu bà bầu này, mẹ nên đẻ mổ kẻo nguy hiểm cho con
Đẻ thường là phương pháp sinh nở luôn được khuyến khích, tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ bầu vẫn phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé và tính mạng sản phụ.
Khi sinh nở, hầu hết các bà mẹ đều mong muốn mình có thể đẻ thường được. Dẫu biết rằng đẻ thường mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, tuy nhiên trong một số trường hợp, sản phụ buộc phải đẻ mổ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho ca sinh.
Nếu nằm trong số những trường hợp dưới đây và được các bác sĩ yêu cầu sinh mổ, mẹ hãy nghe theo để được "mẹ tròn con vuông":
#1. Mẹ bầu có thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. (Ảnh minh họa)
Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. May mắn là phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh (tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau khi sinh). Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít thông báo cho mẹ bầu biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng bé.
Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Khi trẻ chuyển động, đá, đạp... bên trong bụng mẹ sẽ tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ, tay, chân... Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng trong trường hợp hiếm gặp, khi dây rốn thắt quá chặt và quấn quá nhiều vòng có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, suy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi dẫn đến việc sinh nở khó khăn hơn.
Vì vậy nếu em bé của mẹ bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng và bị thắt chặt thì mẹ bầu nên xem xét đến việc sinh mổ. Điều quan trọng nhất mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp sinh an toàn nhất.
#2. Thai nhi quá lớn
Xương chậu của người phụ nữ sẽ bị hạn chế với những em bé quá nặng cân. Vì vậy nếu thai nhi quá lớn, việc sinh nở qua kênh sinh sẽ gặp khó khăn, thậm chí khi em bé khó chào đời có thể bị ngạt hoặc phải sử dụng những biện pháp hỗ trợ nguy hiểm.
Vì vậy trong trường hợp thai nhi to, mẹ nên xem xét sinh mổ.
Nếu thai nhi quá lớn, việc sinh nở qua kênh sinh sẽ gặp khó khăn. (Ảnh minh họa)
#3. Mẹ bầu bị vỡ ối sớm
Vỡ ối là tín hiệu báo ca sinh đang đến rất gần, tuy nhiên nếu mẹ bị vỡ ối mà cổ tử cung không mở, không có dấu hiệu đau đẻ thì rất có thể mẹ sẽ phải sinh mổ vì khi nước ối đã vỡ thì rất có thể thai nhi dễ bị thiếu oxy trong tử cung. Trường hợp này sẽ vô cùng nguy hiểm và cần đưa em bé ra ngoài nhanh nhất để đảm bảo an toàn.
#4. Thai nhi nằm ở vị trí bất thường
Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ, tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Những trường hợp bất thường ngôi thai thường phải đẻ mổ.
Khi đỡ đẻ, bác sĩ sản khoa khó chịu nhất với 4 kiểu bà mẹ này! Những bà mẹ không chịu nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây cản trở cho quá trình sinh nở. Bà mẹ mang bầu nào cũng mong muốn có một ca sinh dễ dàng, suôn sẻ, con chào đời nhanh chóng, khỏe mạnh. Nếu muốn vậy, mẹ không chỉ cần chăm sóc tốt sức khỏe từ trong thai kỳ mà khi sinh...