Để không còn lời ru buồn sau những bản làng mù sương
Chung tay xóa bỏ những hủ tục, quan niệm lạc hậu và giữ gìn phát huy những phong tục tập quán có giá trị tốt đẹp và nhân văn là cách để giúp những ước mơ của các trẻ em gái vùng cao không còn dang dở, cho các em cơ hội để phát triển bản thân, trở thành người có ích cho xã hội và cộng đồng
Đã có rất nhiều trường hợp các bạn gái vùng dân tộc thiểu số lấy chống khi tuổi đời chỉ là những cô bé đang tuổi ăn, tuổi chơi và chưa có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống làm vợ, làm mẹ. Lời ru buồn sau những bản làng mù sương
Còn đó những câu chuyện buồn
Câu chuyện về em Hồ Thị M là một ví dụ như thế. Em M là người Bru Vân Kiều, em lấy chống khi mới 15 tuổi và chỉ còn 1 tháng nữa là em thi tốt nghiệp THCS. Dù đã được nhà trường động viên, hội phụ nữ xã nhiều lần đến tận nhà gặp bố mẹ em để khuyên nhủ, thuyết phục nhưng gia đình em và gia đình bạn trai không chấp nhận vì M đã mang thai. Bạn trai M sống ở một xã lân cận, hai người quen nhau qua Facebook, mới chỉ một thời gian ngắn.
Những cuộc gặp gỡ vội vàng, sự thiếu kiến thức về quan hệ tình dục tuổi vị thành niên, quan hệ tình dục không an toàn đã để lại hậu quả đáng tiếc. M cũng đã chấp nhận cuộc hôn nhân này. Trước mắt em bao nhiêu dự định còn dang dở, những ước mơ chưa thực hiện…để bước vào cuộc sống hôn nhân khi mới 15 tuổi. Lấy chồng sớm như bao bạn gái khác, cái nghèo cái khổ dai dẳng theo các em cả đời.
Vẫn còn những ước mơ bị bỏ dở vì tục tảo hôn
Em Hồ Thị H, 16 tuổi là người Bru-Vân Kiều. H lấy chồng khi chưa chuẩn bị sẵn sàng nhưng do tình yêu non trẻ đã buộc em phải sống với người chồng suốt ngày bạo lực về tinh thần. Chồng H là công nhân có đồng lương ổn định với 6 triệu đồng1 tháng trong khi H chỉ ở nhà chăm 2 đứa con, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ mới sinh.
Cuộc sống có bao nhiêu thứ phải chi tiêu nên áp lực kinh tế đè lên vai người chồng. Trong khi đó con cái đau ốm liên miên, nhập viện liên tục mà không có thẻ bảo hiểm y tế nên phải trả viện phí hoàn toàn. Vừa chăm con nhỏ H lại bị chồng bạo lực về tinh thần. H mang tiếng là kẻ ăn bám chồng nên nhiều lần H bỏ về nhà mẹ đẻ khiến chồng H nghi ngờ tằng H đã mang tiền về cho bố mẹ đẻ. Điều đó khiến H rất buồn và nghĩ rằng mình đã sai khi lấy chồng sớm nên mới không hạnh phúc như thế này. H cảm thấy rất ân hận vì đã bỏ lỡ cơ hội phát triển của bản thân.
Tảo hôn hạn chế sự phát triển bản thân của nhiều em gái vùng dân tộc thiểu số
Video đang HOT
Nhưng không phải bạn gái nào tại các vùng dân tộc thiểu số cũng trong hoàn cảnh như vậy. Đã có nhiều em vươn lên học tập thật tốt và truyền cảm hứng cho bạn bè cùng trang lứa, vươn lên trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng.
Em Hồ Thị T, 15 tuổi hiện đang là học sinh lớn 9 tại một trường PTDT bán trú TH và THCS xã miền núi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Em sinh ra trong một gia đình dân tộc Bru – Vân Kiều. Gia đình em có 3 người con (2 gái, 1 trai). Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên việc học hành của 3 chị em khiến bố mẹ T phải cân nhắc, đắn đo. T có một người em trai út năm nay 7 tuổi nên bố mẹ quyết tâm cho em học hành đến nơi đến chốn còn 2 chị em gái thì bố mẹ T muốn cho nghỉ học để giúp đỡ bố mẹ. Vì bố mẹ T nghĩ rằng con gái lớn phải đi lấy chồng nên cũng không cần học hành nhiều làm gì. Đây là một quan niệm sai về quyền bình đẳng giới ăn sâu vào trong suy nghĩ của bố mẹ T.
Ước mơ của T sẽ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho bố mẹ và những người dân nghèo ở quê của T. T chăm chỉ học hành và đạt thành tích cao trong học tập nên T luôn được thấy cô và bạn bè yêu mến. Chính vì vây, đã nhiều lần bố mẹ T có ý định cho em nghỉ học để phụ công việc nương rẫy nhưng gia đình em đã được thầy cô giáo động viên, thuyết phục cùng với sự kiên trì, quyết tâm của T đã khiến bố mẹ T thay đổi và cũng đã hiểu và tiếp tục cho em đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Một năm học mới sắp bắt đầu và ước mơ của T được đến trường và thực hiện ước mơ càng được thắp sáng hơn bao giờ hết…
Nâng cao nhận thức về tảo hôn
Tảo hôn là việc lấy chồng hoặc lấy vợ sớm khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình “nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi”. Đến nay vấn nạn này vẫn còn tồn tại bởi một số nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, do đồng bào dân tộc thiểu số có lối sống biệt lập từ các vùng sâu, vùng xa và chịu ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán, quan niệm lạc hậu trong hôn nhân – gia đình. Đặc biệt là những hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại như hành vi biến tướng “bắt vợ”, hiểu sai về tục “đi sim” để làm tăng lực lượng lao động cho gia đình khi trẻ em gái, trẻ em trai chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần và kinh nghiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong việc chăm sóc con cái.
Vấn nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi
Thứ hai, do trình độ nhận thức của người dân còn thấp và thiếu sự quan tâm giữa cha mẹ và con cái; thiếu kiến thức về cách giáo dục con cái dẫn đến tình trạng các em tự học hỏi một cách tiêu cực từ mạng xã hội dẫn đến lối sống tự do, mang thai ngoài ý muốn khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, do đời sống kinh tế của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn nên việc tiếp cận các thông tin về kinh tế – xã hội và pháp luật… là thông qua công nghệ số còn rất hạn chế. Thứ bốn: Việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho người dân về nạn Tảo hôn còn hạn chế do phần lớn người dân tộc thiểu số không biết chữ, trình độ dân trí thấp và các hình thức chưa được đa dạng, hiệu quả cao.
Tảo hôn là một vấn nạn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bên cạnh đó tảo hôn còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống tinh thần của những bà mẹ trẻ do thiếu kinh nghiệm chăm sóc con cái, sức khoẻ không đảm bảo cho việc mang thai. Các em bé được sinh ra từ những ông bố và bà mẹ trong độ tuổi vị thành niên thường bị còi xương, suy dinh dưỡng thậm chí sẽ mang dị tật bẩm sinh suốt đời tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Giải pháp hạn chế tảo hôn
Một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa nạn tảo hôn, trước hết, đó là sự chung tay của các cấp chính quyền cùng chung tay trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, hỗ trợ bà con thực hiện đúng quy định của pháp luật. Những nội dung truyền thông liên quan đến nạn tảo hôn có thể lồng ghép trong các buổi sinh hoạt cộng đồng của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… nhằm tác động trực tiếp đến những gia đình có hành vi vi phạm về tảo hôn và tăng giá trị giáo dục cho các gia đình khác đang có con trong độ tuổi trưởng thành tiếp tục thuyết phục các con đến trường và không tảo hôn.
Bên cạnh đó, chính quyền thôn, bản luôn nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời các gia đình đang có nguy cơ tảo hôn để kịp thời giải thích, tuyên truyền, vận động cho họ hiểu rằng Tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả để lại chính là gánh nặng suốt cuộc đời con trẻ.
Giải pháp thứ hai là tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng chống nạn tảo hôn với các hình thức đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm vùng miền nhằm giúp cho người dân nắm bắt thông tin hiệu quả, đầy đủ, chính xác về các quy định của Pháp luật và tuân thủ.
Gải pháp thứ ba là thành lập, tổ chức và duy trì hoạt động nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức pháp luật về nạn tảo hôn ngay trong trường học giúp các em học sinh nhằm không tảo hôn và tự tin phòng chống mua bán người.
Các hoạt động nâng cao nhận thức về tảo hôn đang được đưa vào trong trường học
Đồng thời, nhà nước, chính quyền các cấp cần có các chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, giới thiệu việc làm để đảm bảo đời sống cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Hiện nay, người dân tộc thiểu số đã tiếp cận được các nguồn hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển để phát triển kinh tế hộ gia đình như trồng rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm… Tuy nhiên, do đầu ra chưa được đảm bảo dẫn đến bà con chưa ổn định được cuộc sống. Vì thế, bên cạnh hỗ trợ nguồn vốn thì địa phương cần quan tâm đến việc kết nối các nông sản của người dân với thị trường nhằm giúp họ có thu nhập ổn định. Một khi kinh tế hộ gia đình được đảm bảo thì vấn đề tiếp cận thông tin, pháp luật và đời sống xã hội thông qua công nghệ số sẽ được nâng cao.
Với những giải pháp thiết thực và sự đồng hành, chung tay của cộng đồng, nhận thức về nạn tảo hôn sẽ được nâng lên và giảm dần những lời ru buồn phía sau các bản làng mờ sương.
* Bài viết có sử dụng thông tin, hình ảnh của dự án Em Vui. Dự án do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện
Lạ lùng hủ tục mai táng người chết kéo dài hàng năm trời
Trước khi mai táng, thi thể người qua đời phải được lưu giữ vài tháng thậm chí hàng năm trời trong phòng lạnh để chờ tập hợp đầy đủ thành viên trong dòng tộc.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc mai táng người đã khuất diễn ra vô cùng nhanh chóng, tuy nhiên, tại Ghana - Châu Phi việc chôn cất người quá cố là một vấn đề vô cùng phức tạp, cần mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trời.
Mặc cho chính quyền nơi đây đã nhiều lần lên tiếng, cố gắng nâng cao nhận thức người dân và xóa bỏ hủ tục rườm rà này nhưng đến thời điểm hiện tại, hủ tục này vẫn chưa được xóa bỏ. Người Ghana cho rằng, hủ tục này được lưu giữ từ nhiều đời nay và không có lý do gì để họ từ bỏ.
Được biết, tục lệ an táng kéo dài ở Ghana bắt nguồn từ chính quan niệm về gia đình ở các nước châu Phi. khi còn sống, mỗi người thuộc về gia đình nhỏ, gồm bố mẹ, anh chị em, con gái hoặc vợ chồng của họ. Tuy nhiên, khi chết đi, thi thể của họ thuộc về cả dòng tộc. Bởi vậy, khi chưa tập hợp đầy đủ thành viên trong dòng tộc, tang lễ chưa thể diễn ra.
Hầu hết những người qua đời ở Ghana đều phải trải qua thời gian đông lạnh từ 3 đến 6 tháng. Ảnh: OD
Hủ tục này được coi rất kỳ lạ bởi có những trường hợp, người đã khuất và người họ hàng xa có khi không gặp gỡ và nói chuyện hàng thập kỷ. Khi một người qua đời, cái chết của họ được thông tin tới tất cả họ hàng. Nhưng chỉ người thân được xem là ruột thịt mới có quyền quyết định tang lễ diễn ra thế nào. Và việc thông qua ý kiến của toàn bộ dòng tộc, đám tang mới tiến hành. Chính vì luật lệ hà khắc này mà người dân Ghana thường phải giữ xác chết trong nhà xác nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm.
Bà Elizabeth Ohene - một chính trị gia người Ghana cho rằng, việc để thi thể người chết trong nhà xác hàng tháng trời là điều cần thay đổi. Bằng chứng của việc thay đổi này là bà đã thực hiện tang lễ cho người mẹ 90 tuổi của mình một cách nhanh chóng, và đến giờ người dân trong làng nơi bà sinh ra vẫn coi đó là một hành động thiếu tôn trọng với chính người mẹ của mình.
Mới đây không lâu, thông tin về một vị tù trưởng đã qua đời từ 6 năm trước, và thi thể của ông đến nay vẫn được đông lạnh ở nhà xác do chưa thể quyết định vấn đề tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, vụ việc này không gây nhiều chú ý trong dư luận Ghana bởi tại quốc gia này, đây không phải trường hợp hiếm.
Người Ghana luôn chôn cất người đã khuất bằng những chiếc quan tài được trang trí rất cầu kỳ. Ảnh: BBC
Với muôn vàn lý do như viết cáo phó như thế nào cho đúng, cho hay, phải thiết kế quan tài quá cầu kỳ, chưa đồng thuận được việc hạ huyệt tại đâu, liệt kê danh sách những người đến viếng thậm chí xây lại nhà cửa của người đã khuất đàng hoàng khiến người chết cứ nằm mãi trong nhà xác mà không được chôn cất.
Sau quá trình nghiên cứu về hủ tục tang lễ tại đất nước mình, bà Ohene cho rằng, nguyên nhân chính do việc làm lạnh ở nhà xác. Theo lời bà này, trước kia, đất nước họ vẫn chôn người chết chỉ sau 2-3 ngày. Nhưng bây giờ có nhà xác giữ lạnh thi thể người chết, nên việc chôn cất có thể kéo dài hơn. Nếu không có nhà xác, người Ghana chắc chắn không thể giữ thi thể lâu đến vậy.
Được biết, Châu Phi là quốc gia nổi tiếng với những tục lệ mai táng "dị" nhất trên thế giới. Cụ thể, Trong tang lễ ở Kenya, một chú bò sẽ bị giết để làm "vật hiến tế" cho người đã mất. Ngoài ra, người ta sẽ dùng mỡ bò bôi khắp thi thể người quá cố như một cách bảo vệ thi thể. Hay như phong tục mai táng ở Ma-rốc, người quá cố sẽ được đem đi chôn cất trong vòng 12 giờ sau khi qua đời. Ngoài ra, chỉ có nam giới mới được phép dự đám tang của người đã khuất.
Đám tang ở Babongo cũng rất khác biệt so với những quốc gia khác ở Châu Phi. Cụ thể, thi thể người quá cố sẽ được đưa vào rừng trước khi đem đi chôn cất. Những người dự tang lễ sẽ bôi mặt trắng, đánh trống, hát, nhảy múa trong đám tang kéo dài ba ngày.
Những việc phi tần bị ép buộc phải làm trước khi tuẫn táng theo hoàng đế Những phi tần được chọn để tuẫn táng cùng hoàng đế phải chuẩn bị những gì trước đó? Trong quy định an táng của các vị hoàng đế Trung Quốc thời xưa, tuẫn táng là hủ tục tàn khốc nhất. Các cung nữ, phi tần sẽ bị chôn sống theo vị hoàng đế đã qua đời. Mục đích của hủ tục này là...