Để không bị ốm sau khi đi máy bay, cần lưu ý những điều này
Nhiều người bị ốm sau mỗi chuyến bay. Sự thực thì nguyên nhân không hẳn là do thức ăn hay nước uống họ đã sử dụng trên máy bay…
Tạp chí Wall Street đã trích dẫn một nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị cảm lạnh tăng tới 20%, trong khi một nghiên cứu khác trên Tạp chí Nghiên cứu Sức khỏe Môi trường của Mỹ cho thấy việc mắc cảm lạnh trên máy bay có thể cao gấp 113 lần so với cuộc sống bình thường trên mặt đất.
Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân có thể làm tăng khả năng bị bệnh sau khi bay là do hành khách tiếp xúc ở khoảng cách gần, không khí ngột ngạt và độ ẩm cabin rất thấp.
Ảnh minh họa
Hầu hết các hãng hàng không thương mại bay ở độ cao từ 9.000-10.000m, trong khi đó độ ẩm thường chỉ ở mức 10% hoặc thấp hơn. Ở mức độ ẩm thấp như vậy, chất nhầy trong mũi và họng của hành khách sẽ khô lại, tạo ra môi trường thích hợp để vi trùng cảm lạnh và cúm phát triển.
Lời khuyên để tránh bị ốm sau khi đi máy bay
Uống nước thường xuyên trong suốt chuyến bay sẽ hiệu quả hơn là uống nhiều nước tại một thời điểm trước hoặc trong suốt chuyến bay.
Video đang HOT
Trên máy bay, mũi và cổ họng phải đối diện với không khí cực kỳ khô. Việc mất nước khi bay có thể dẫn đến đau đầu, các vấn đề về dạ dày, chuột rút, mệt mỏi… Phun sương mũi rất hiệu quả trong việc giữ cho hệ hô hấp hoạt động ổn định.
Các loại virus gây cảm lạnh và cúm có thể tồn tại hàng giờ trên da hoặc trên các vật thể và bề mặt rắn. Giữ tay sạch sẽ là điều rất quan trọng vì bàn tay là nơi tiếp xúc đầu tiên với vi trùng trên máy bay và các nơi khác.
Các bề mặt bẩn nhất trên máy bay là bàn ăn, lỗ thông hơi, nút xả nước và khóa dây an toàn. Nếu có thể, hãy rửa tay trước bất kỳ bữa ăn nào trên chuyến bay và sau chuyến bay, lau sạch bàn ăn, tay vịn ghế, khóa an toàn bằng khăn ướt.
Sử dụng nước súc miệng diệt trùng trong chuyến bay cũng là cách thêm một lớp bảo vệ giúp giữ ẩm cho cổ họng.
Việc các hành khách trên máy bay ho và hắt hơi có thể làm cho các chuyến bay trở thành nơi sinh sôi của dịch bệnh. Nên đeo khẩu trang để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc để bảo vệ những người khác khi bản thân mình nhiễm bệnh. Đây có thể là cách hiệu quả để du khách tránh bị bệnh sau khi bay.
Một nghiên cứu cho thấy những người ngồi ghế cạnh lối đi có nhiều khả năng nhiễm vi trùng cao hơn. Nếu bạn không đeo khẩu trang, nên chọn ghế cạnh cửa sổ./.
Hà Anh
Điều cần lưu ý khi đi máy bay để phòng, chống lây nhiễm virus
Trước diễn biến dịch Covid-19, những người phải di chuyển bằng máy bay cần trang bị những cách phòng chống lây nhiễm virus cần thiết sau đây:
Rửa tay, sát khuẩn thường xuyên là cách dễ dàng để ngăn chặn virus.
Sử dụng khăn lau khử trùng mọi lúc mọi nơi: Chủ động mang theo một chất khử trùng để lau toàn bộ khu vực chỗ ngồi và một số khu vực dễ lây lan virus nhất như khay, tay vịn...
Không nói chuyện, tiếp xúc với bất kỳ người nào có dấu hiệu của bệnh hô hấp như ho, hắt xì hơi nhiều lần... để tránh bị lây nhiễm.
Hạn chế đi vệ sinh: Nhà vệ sinh là khu vực dễ lây lan virus nhất trên máy bay. Tất cả mọi thứ từ tay nắm cửa, nút xả nước... đều có khả năng chứa mầm bệnh cao.
Bổ sung nước đầy đủ để duy trì hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Một giấc ngủ ngắn sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy thoải mái và tỉnh táo hơn, giúp bạn tăng cường năng lượng.
Nên chọn chỗ ngồi sát cạnh cửa sổ, điều này có thể làm giảm sự tiếp xúc với những hành khách khác đi dọc lối đi.
Luôn đeo khẩu trang để hạn chế tối đa việc virus xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Brightside
11 cách ngăn ngừa nhiễm trùng khi đi máy bay Với các trường hợp Covid-19 tăng vọt mỗi ngày, cách hạn chế đã được thắt chặt hơn tại nhiều sân bay và các sân bay lớn phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn. Các sân bay đang sàng lọc virus corona trên hành khách và nhiều hãng hàng không đã cắt giảm các chuyến bay đến những nước có dịch....