Để không bị coi là nghiện game, chơi bao tiếng một ngày là đủ?
Ngày nay, con người và đặc biệt game thủ đang dành thời gian rất nhiều vào việc nhìm chằm chằm trong PC, smartphone.
Thời gian game thủ nhìn vào màn hình PC, smartphone để chơi game đang tăng mạnh trong khoảng thời gian gần đây. Hai mươi năm trước, game thủ chỉ có thời gian để xem TV giải trí hoặc chơi một số tựa game, ở thời điểm đó chưa có smartphone và rất ít người làm việc bằng PC. Tuy nhiên ngày nay, con người và đặc biệt game thủ đang dành thời gian rất nhiều vào việc nhìm chằm chằm trong PC, smartphone.
Theo trang tin Frontiers for Young Minds , trẻ em – thanh niên (trong độ tuổi game thủ) ngày nay dành trung bình bảy giờ mỗi ngày để tương tác với các phương tiên truyền thông như PC và đặc biệt là smartphone. Đó là một thống kê khiến bất kỳ ai nhìn vào cũng phải hoảng sợ, vì hầu hết người lớn đều dành trung bình tám giờ làm việc trên tổng năm ngày mỗi tuần. Điều đó có nghĩa là trẻ em – thanh niên ngày nay đang dành nhiều thời gian để nhìn vào màn hình hơn cả thời gian người lớn làm việc.
Vì vậy, câu hỏi được đặt ra bao nhiêu tiếng một ngày chơi game là đủ? Theo giáo sư tâm lý học Jean Twenge tuyên bố vào năm 2017, ông cho rằng một đến hai giờ chơi game mỗi ngày là quá đủ cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lại cho rằng một đến hai giờ mỗi ngày là số giờ phù hợp nhưng chỉ áp dụng cho trẻ em từ hai đến năm tuổi, không phải là thanh thiếu niên. Học viện tin rằng không nên tạo ra các con số để coi trọng việc chơi game bao tiếng mỗi ngày, tuy nhiên học viện cũng cảnh báo rằng, sẽ cực kỳ đáng lo ngại nếu game thủ chơi game trên 50 tiếng mỗi tuần.
Liên quan đến tác hại của việc dành quá nhiều thời gian chơi game và cứ nhìn chằm chằm vào màn hình PC, smartphone trong nhiều giờ, game thủ có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là sức khỏe. Cụ thể theo trang Healthy Place đã liệt kê một số vấn đề có thể gặp phải do chơi game quá lâu như bị cô lập bởi xã hội, trầm cảm, cận thị và béo phì. Thậm chí trang tin còn đặc biệt cảnh báo nguy cơ bệnh béo phì xảy ra với những game thủ bởi khi chơi game, họ ngồi đó quá lâu và chỉ ăn ăn vặt hoặc đồ ăn nhẹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên trước khi xem xét lại thời gian chơi game của mình hàng ngày, game thủ cũng phải biết rằng chơi game quá lâu cũng không hẳn là xấu. Một số nghiên cứu được thực hiện gần đây đã phát hiện ra rất nhiều cách tại sao chơi game lâu lại tốt cho sức khỏe của game thủ. Mặc dù hầu hết mọi người tin rằng nhìn chằm chằm vào màn hình PC, smartphone làm hỏng mắt và khiến game thủ mắc các chứng mệnh liên quan về mắt, đặc biệt là cận thị. Nhưng hóa ra các tựa game như game bắn súng góc nhìn thứ nhất lại thực sự cải thiện thị lực của một số người chơi. Khi chơi, game thủ phải tập trung và nhìn vào các chi tiết tốt hơn trên màn hình, vì vậy game FPS có thể mang lại một số ích lợi nhất định.
Vì vậy theo kết luận của chúng tôi thì game thủ nên đặt ra quy định thời gian chơi game của riêng mình, không quá nhiều cùng không quá ít, phù hợp với bản thân mình. Không có con số cụ thể vì mỗi game thủ lại khác nhau, nếu bạn chơi game trong năm giờ một ngày nhưng vẫn có thể làm các việc khác mà không hề cảm thấy mệt mỏi thì nên tiếp tục như vậy. Còn nếu chơi game khiến các hoạt động xã hội, ăn uống đặc biệt là giấc ngủ thì bạn nên xem xét lại thời gian chơi game của mình.
Theo GameK
Các chuyên gia khẳng định bệnh 'nghiện game' có thể chữa được mà không cần dùng thuốc
Phương pháp cai nghiện game này tương đối nhẹ nhàng, tỷ lệ thành công cao.
Hồi tháng 5/2019 này, WHO đã chính thức liệt "nghiện game" là một chứng bệnh tâm lý thứ thiệt và họ định nghĩa rằng những ai bị mất kiểm soát đối với việc chơi game, tăng mức độ ưu tiên cho chơi game hơn là các hoạt động khác như sở thích và hoạt động hàng ngày khác chính là 'bệnh nhân'.
Có thể thấy rằng căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn tới nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân lẫn người nhà, các mối quan hệ xã hội như tại trường học, công sở... nên cần phải có cách chữa trị đặc chủng sớm cho những ai bị 'nghiện game'.
Và rất mừng là trong một báo cáo mới của các chuyên gia tại Đức thì căn bệnh "nghiện game" này hoàn toàn có thể chữa được mà không cần dùng thuốc. Họ áp dụng phương pháp Cognitive Behaviour Therapy (CBT) tức là Liệu pháp hành vi nhận thức - một cách can thiệp tâm lý xã hội để cải thiện sức khỏe tâm thần.
Đây là phương pháp khá chuyên dụng trong y học tâm thần, chuyên dùng để điều trị các bệnh liên quan tới sợ hãi, nghiện, trầm cảm, lo âu. Quá trình trị liệu có nhiều giai đoạn và tập trung chủ yếu nhằm giải thích, giúp đỡ người bệnh (ở đây là nghiện game) hiểu rõ hơn về game, qua đó tự tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của bản thân.
Phương pháp này giúp các đối tượng nghiện game từ từ nhận biết vấn đề mình gặp phải để tự tương đầu và dần kiểm soát hành vi của mình, từ từ thoát khỏi "cơn nghiện" để trở về với cuộc sống bình thường.
Thực tế thì chương trình thử nghiệm này đã bắt đầu từ năm 2012 đến 2017 tại một số bệnh viện tại Đức và Áo. 143 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm với 72 người được trị liệu và 71 người thì bị cấm chơi game hoàn toàn.
Kết quả thu được là 50 người trong số 72 người trị liệu đã thoát nghiện game, chiếm tỷ lệ tới 70% và mở ra một phương pháp trị bệnh hiệu quả, không cần dùng thuốc cũng như những phương pháp cực đoan như cấm đoán, nhốt cách ly với game và internet.
Ông Kai W. Mller - một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu này cho biết: "Điều quan trọng trước khi bắt đầu là không phải cứ thích chơi game tức là bị nghiện game. Chỉ có một lượng người nhỏ bị 'ám ảnh' vào các trò chơi điện tử và quên luôn thực tại mới là nguy hiểm. Chúng ta cần phải hiểu rõ để thuyết phục bệnh nhân rằng họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng và cần được giúp đỡ. Các biện pháp cứng rắn đôi khi còn làm phản tác dụng".
Phương pháp trị liệu kể trên sẽ không cách ly người nghiện game xa rời khỏi màn hình một cách bạo lực mà tập trung vào việc tăng nhận thức cho họ, giúp họ tự nhìn ra vấn đề và giúp bệnh nhân tự kiểm soát hành vi ý thức của bản thân mình.
Hiện tại phương pháp này mới chỉ áp dụng cho nam giới và thời gian trị liệu vẫn còn tương đối ngắn. Do đó những ảnh hưởng về lâu về dài của nó đối với bệnh nghiện game vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Chính vì vậy mà nó vẫn đòi hỏi cần được nghiên cứu thêm ở một diện rộng lớn hơn và thời gian dài hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là tiền đề để tiến hành những bước đi dài hơn hơn.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay khi giới trẻ tiếp xúc với mobile và internet từ rất sớm đồng thời thiếu đị sự quan tâm từ phía cha mẹ nên khả năng mắc chứng nghiện game là rất cao. Chính vì vậy mà các phương pháp mang tính giáo giục, trị liệu tâm lý như trên rõ ràng sẽ 'nhẹ nhàng' hơn nhiều so với kiểu 'trại cai nghiện' vô cùng hà khắc vẫn thường được áp dụng tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Theo GameK
Nguyên nhân thật sự của "nghiện game"... hóa ra không phải do game Điều đáng nói là có tới 88% trong số 17.000 người này lựa chọn trầm mê vào game là để trốn tránh những khó khăn họ phải đối mặt ở hiện thực. Mặc cho nỗ lực của các tổ chức thuộc ngành công nghiệp thế giới ảo, WHO vẫn liệt nghiện game vào một trong các loại bệnh trên thế giới. Tuy nhiên...