Để không bị cảm nắng ngày hè
Triệu chứng thường thấy của trúng thử ( cảm nắng) là đầu óc mơ màng, đổ mồ hôi, miệng khát, buồn nôn, nặng thì đột ngột bất tỉnh, hôn mê.
Phòng ngừa trúng thử
- Không nên cố gắng quá sức khi phải làm việc dưới trời nắng. Khi cảm thấy có triệu chứng trúng thử, ngưng ngay công việc và tránh vào chỗ bóng râm nghỉ ít phút cho khỏe.
- Uống nước pha chút muối.
- Tránh uống cà phê, rượu, nước có ga vì những thứ này làm đi tiểu tiện nhiều khiến cơ thể càng mất nước.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, vải xốp, màu nhạt để tránh giữ nhiệt và thấm được mồ hôi.
- Đội mũ rộng vành, mang kính râm khi ở ngoài nắng.
- Nên sắp xếp lịch làm việc vào buổi sáng và xế chiều, trưa nghỉ ngơi vài giờ để tránh nắng và dưỡng sức.
Video đang HOT
Khi bị trúng thử cần phải làm ngay các việc như di chuyển bệnh nhân vào nằm ở chỗ râm mát, nới quần áo để máu huyết lưu thông và cơ thể thoáng mát; Dội hay phủ khăn thấm nước lạnh lên cơ thể; Hướng gió, quạt vào bệnh nhân, nhất là những nơi máu lưu thông nhiều như nách, háng, cổ để phân tán hơi nóng.
Không nên cho nạn nhân uống nước vào lúc này và cũng không dùng thuốc hạ nhiệt. Có thể cho bệnh nhân uống nước thanh nhiệt giải thử như:
Nước đậu xanh bạc hà: Đậu xanh 100g, bạc hà 12g, đường trắng 30g. Đậu xanh và bạc hà đãi rửa sạch, bỏ đậu xanh vào nồi, đổ 1 lít nước đun to lửa đến sôi rồi bỏ bạc hà vào đun thêm 2 phút, chắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Nước dưa hấu cà chua: Dưa hấu 1 quả, cà chua 1kg. Dưa hấu rửa sạch lấy ruột, bỏ hạt. Dùng nước sôi ngâm nóng cà chua, lột vỏ, bỏ hạt. Cho chung vào vải xô xoắn vắt lấy nước (hoặc máy xay sinh tố) cho người bệnh uống.
Theo Tri thức trẻ
Chữa bệnh thường gặp trong mùa hè
Mùa hè đến, một số bệnh có thể phát sinh như: ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban...
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng oi bức, khả năng điều tiết cũng như sức đề kháng của cơ thể có khi chưa đáp ứng kịp thời. Do đó một số bệnh có thể phát sinh như: ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban... Để khắc phục và chữa trị kịp thời những chứng bệnh kể trên, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị bằng y học cổ truyền để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Cảm nắng
Còn gọi là cảm thử: mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, người chao đảo, buồn nôn và nôn, toàn thân mệt lả, mạch nhanh, huyết áp hơi thấp, trường hợp nặng có thể bị ngất.
Thuốc trị như sau:
Bài 1: Biển đậu (sao vàng) 16g, hương nhu 16g, cát căn 20g, mẫu lệ (chế) 16g, hoàng kỳ 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, xương truật 16g, quế 10g, sơn thù 12g, mạch môn 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phòng sâm 16g, đương quy 16g, cẩu tích 12g, biển đậu 16g, hương nhu 16g, sa nhân (sao đen) 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, quế 8g, mẫu lệ 16g, lá dâu làm thang 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: Mẫu lệ (chế) 16g, cát căn 16g, đậu đen (sao thơm) 30g, lá mít 16g; khoai lang thái lát, phơi khô sao vàng 30g; hoài sơn 16g, liên nhục 12g, mạch môn 16g, đương quy 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, cam thảo 12g, quế 10g, sinh khương 4g, tang diệp 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: cầm mồ hôi, giải thử, chống nôn, trợ dương.
Ngứa lở ngoài da:
Ngứa nhiều, gãi nhiều, mặt da bị tổn thương từng mảng, gây tiết dịch, viêm nhiễm, tiểu đỏ, sờ vào da thịt thấy nóng. Do nóng gan, chức năng gan bị suy giảm. Mặt khác còn co yếu tố cơ địa. Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chống dị ứng.
Bài 1: Ngân hoa 12g, kinh giới 12g, đương quy 12g, đơn lá đỏ 20g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, thương nhĩ (sao) 16g, rau má 20g, sài hồ 10g, hạ liên châu 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống ngứa chống viêm, giải nhiệt tiêu độc, nhuận gan.
Bài 2: Đan bì 10g, phòng phong 16g, đinh lăng 20g, thổ phục linh 16g, hoàng bá 12g, bồ công anh 12g, chi tử 12g, kinh giới 12g, hạ khô thảo 16g, kim ngân 20g, mạch môn 16g, sài đất 20g, hoa hòe (sao) 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trong bài: đan bì, chi tử để nhuận gan mát huyết. Kim ngân, sài đất, hạ khô thảo để chống ngứa, chống viêm, tiêu độc. Xương bồ, kinh giới để trừ phong. Hoa hòe, chi tử: chỉ huyết, lương huyết, trợ gan, tiêu độc. Hợp các vị lại có tác dụng trừ phong ngứa, thanh nhiệt nhuận gan, lương huyết, tiêu độc, chống viêm.
Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn:
Đau bụng từng cơn, bụng trướng. Mức độ đau dần dần tăng lên, có thể có nôn, tiếp đến là đi ngoài nhiều lần, phân lổn nhổn, phân lỏng. Sau những lần đi ngoài thì bớt đau được chút ít.
Bài 1: Bạch biển đậu 16g, bạch truật 16g, lá ổi 20g, cỏ sữa to lá 20g, hoàng liên 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, lá khổ sâm 20g, sinh khương 4g, cao lương khương 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, hoàng đằng 12g, lá khổ sâm 20g, lá ổi 20g, lá đinh lăng (sao vàng) 20g, biển đậu 16g, kim ngân 20g, trần bì 10g, sinh khương 4g, hoài sơn 16g, tất bát 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Bụng đau ậm ạch, tiêu hóa chậm, phân lỏng, cơ thể suy nhược dần.
Bài 1: Phòng sâm 16g, bạch linh 12g, bạch truật 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 12g, thần khúc 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, biển đậu (sao) 16g, cam thảo 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phòng sâm 16g, đương quy 16g, bán hạ 10g, thăng ma 12g, trần bì 10g, thần khúc 10g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, hậu phác 10g, sài hồ 10g, chích thảo 12g, hà thủ ô (chế) 16g, nhục quế 10g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Say nắng cũng có thể... tử vong Say nắng là phản ứng của cơ thể khi hoạt động ngoài trời nóng nực, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì sao bị say nắng? Theo BS Nguyên Hoa, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), khi bị nắng nóng, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ cho cơ thể như:...