Để IFRS 9 trở thành cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam
Việc chuyển đổi sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS 9) sẽ có không ít thách thức đối với hệ thống ngân hàng hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những thay đổi mà chuẩn mực này mang lại có thể trở thành cơ hội cho các ngân hàng.
Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại chương trình đào tạo “IFRS 9: Tiếp cận trong thực tiễn và kinh nghiệm triển khai cho ngân hàng tại Việt Nam” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức vào ngày 18/6.
Theo dự thảo lộ trình IFRS do Bộ Tài chính công bố tháng 3/2019, từ năm 2025 trở đi việc áp dụng IFRS là bắt buộc đối với báo cáo tài chính hợp nhất của tất cả các công ty niêm yết, các công ty đại chúng có quy mô lớn chưa niêm yết, và các công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước. Mặc dù còn 6 năm nữa để chuẩn bị nhưng các chuyên gia cho rằng cột mốc 2025 sẽ là một thách thức lớn đối với các ngân hàng Việt Nam nếu họ không bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Ông Trần Hồng Kiên, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Kiểm toán kiêm Lãnh đạo mảng dịch vụ IFRS tại PwC Việt Nam.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Trần Hồng Kiên, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Kiểm toán kiêm Lãnh đạo mảng dịch vụ IFRS tại PwC Việt Nam cho biết: Đối với chuẩn mực IFRS 9 – Công cụ tài chính, các tổ chức tài chính sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực để đánh giá tác động (cả tác động tài chính và tác động vào hoạt động), chuẩn bị khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực, lập các đề xuất thay đổi với sự bảo trợ của các bên liên quan, và thực thi các dự án triển khai. Đây là bài học kinh nghiệm từ quá trình chúng tôi tư vấn triển khai IFRS 9 tại các quốc gia khác. Bởi IFRS 9 sẽ có tác động sâu hơn và rộng hơn lên các ngân hàng trên nhiều khía cạnh, từ lợi nhuận đến quy trình quản lý rủi ro và hệ thống công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, IFRS 9 không chỉ thay đổi cách phân loại và đo lường tài sản tài chính và bao gồm các hướng dẫn mới về kế toán phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, mô hình tổn thất tín dụng trong IFRS 9 còn yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai (mô hình tổn thất tín dụng dự kiến – ECL), thay vì chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh. Sự thay đổi này được cho là có tác động đáng kể nhất đối với các tổ chức tài chính.
Video đang HOT
Theo bà Stefanie Tang, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Tài chính tại PwC Malaysia, IFRS 9 sẽ thay đổi cách các ngân hàng trích lập dự phòng cho các tài sản tài chính của mình. Các ngân hàng nên lường trước biến động về chi phí dự phòng, ngay sau khi áp dụng IFRS 9, mức dự phòng có thể sẽ cao hơn. Thực tế, mức độ ảnh hưởng lên các ngân hàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự kết hợp danh mục của ngân hàng, hồ sơ rủi ro của người vay, mức độ vững chắc của các mô hình tổn thất tín dụng dự kiến. Nhận thức được tính phức tạp của IFRS 9, hầu hết các ngân hàng trong khu vực, bao gồm cả ở Malaysia, đã bắt đầu triển khai dự án thực hiện IFRS 9 ít nhất một năm trước ngày chuẩn mực này có hiệu lực (1/1/2018). Giờ đây, trọng tâm của các ngân hàng khu vực đã chuyển từ các khía cạnh định lượng sang định tính, bao gồm nâng cấp mô hình, quy trình quản trị mô hình và giám sát mô hình.
Các chuyên gia thảo luận về IFRS 9.
Do đó, để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang IFRS 9 diễn ra suôn sẻ, bà Stefanie Tang cho rằng, các ngân hàng Việt Nam nên lên kế hoạch sớm và cân nhắc việc lập báo cáo song song theo hai chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế để tránh các cú sốc khi áp dụng IFRS 9 chính thức.
Nhìn chung, IFRS 9 sẽ đòi hỏi dữ liệu, hệ thống và quy trình bài bản và sự phối hợp chặt chẽ hơn trong nội bộ mỗi tổ chức. Các tổ chức tài chính nên cân nhắc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu nâng cao và tự động hóa để giải quyết các vấn đề phức tạp của chuẩn mực báo cáo này.
“Tính đến nay, IFRS 9 là một trong những thay đổi phức tạp nhất mà các tổ chức tài chính đã triển khai trong thập kỷ qua. Việc áp dụng IFRS 9 đi liền với những thay đổi về mô hình rủi ro tín dụng, tăng cường quản trị và kiểm soát quy trình kế toán, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn giữa chức năng rủi ro và tài chính. Tuy nhiên, giá trị mà IFRS 9 đem lại vượt xa chi phí triển khai, vì tính minh bạch và khả năng phục hồi của các tổ chức tài chính sẽ được cải thiện,” ông Sheldon Goh, Lãnh đạo Phòng Giải pháp Quản lý Rủi ro tại SAS, Khu vực ASEAN đánh giá.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm đào tạo của VNBA nhận định, việc triển khai IFRS 9 là cần thiết để các ngân hàng Việt Nam có thể củng cố niềm tin của nhà đầu tư và cạnh tranh trên sân chơi quốc tế. Trên thực tế, ngày càng có nhiều ngân hàng tại Việt Nam đưa IFRS 9 vào chiến lược chuyển đổi của mình. Đối với các ngân hàng chưa làm điều này, giờ đây là lúc để bắt đầu. Nếu chậm trễ hơn, họ sẽ khó có thể ứng phó một cách hiệu quả và kịp thời trước những tác động lên báo cáo tài chính, hệ thống, quy trình và các hoạt động kiểm soát mà IFRS 9 tạo ra.
Đông Nghi
Theo doanhnhanviet.net.vn
Đọc "Thị trường tài chính" để hiểu thị trường Việt Nam
Thị trường tài chính của Việt Nam ngày nay đang phát triển nhanh chóng về chất lượng cũng như quy mô. Vì vậy, một nhà đầu tư khi tham gia đều phải có những hiểu biết về thị trường này.
Những kiến thức đó giúp mỗi nhà đầu tư, mỗi chủ thể tham gia thị trường này hiểu đúng về vai trò và động cơ của mình.
Nếu xét về đối tượng hay chủ thể, ai được tham gia vào thị trường và tại sao những đối tượng này mới có thể tham gia trong thị trường đó? Những biến động của thị trường này đang phản ánh điều gì về tương lai kinh tế, về giá của các tài sản tài chính?
Ở góc độ là những công cụ giao dịch trên thị trường tài chính, thị trường được chia thành những loại khác nhau như thị trường tiền tệ, thị trường nợ và thị trường chứng khoán vốn cổ phần... Mỗi một thị trường có những tính chất dẫn nhập các nguồn vốn vào nền kinh tế khác nhau... Nhưng dù tiếp cận trên cơ sở nào, một thị trường tài chính phát triển sẽ giúp ích cho nền kinh tế phát triển.
Nhìn về Singapore với các phát biểu của ông Lý Quang Diệu, chúng ta thấy rằng một quốc gia phát triển sẽ dựa trên sự phát triển của một trung tâm tài chính. Ngày nay, khu vực ASEAN đã có nhiều trung tâm tài chính khác đang phát triển, đã đe dọa đến vị thế của Singapore.
Vai trò của trung tâm tài chính Hồng Công khi được trao trả về Trung Quốc đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong 20 năm qua như thế nào chúng ta điều biết. Sau khi mới tiếp nhận, kinh tế của Hồng Công đóng góp đến 27% GDP của Trung Quốc.
Bằng việc sử dụng một trung tâm tài chính đã phát triển ở Hồng Công, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy nền kinh tế nội địa phát triển và hình thành nên những trung tâm tài chính khác thay thế Hồng Công để rồi ngày nay mức đóng góp của Hồng Công chỉ tầm 3% GDP của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài việc một thị trường tài chính phát triển giúp phát triển kinh tế, thì chính sự phát triển của thị trường tài chính cũng hàm chứa nhiều sự bất ổn khi sự "lây lan" từ những tác động của những thị trường tài chính khác lên thị trường tài chính trong nước là rất lớn. Chính vì vậy một thị trường tài chính còn đề cập đến những chuỗi gắn kết với các thị trường tài chính khác trên thế giới.
Khi một thị trường tài chính nào đó biến động thì cơ chế "lây lan" này sang thị trường tài chính Việt Nam như thế nào? Tất cả điều này được giới thiệu và phân tích trong cuốn sách Thị trường tài chính (Financial Institutions and Markets) của Giáo sư Madura, đã được biên dịch và giới thiệu ở Việt Nam.
Ngân Ha
Theo saigondautu.com.vn
Sungroup muốn được tham gia dự án cao tốc TPHCM Mộc Bài (Tây Ninh) Lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh cho biết tỉnh vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Sungroup và doanh nghiệp này đề nghị sẵn sàng tham gia cùng với 2 địa phương là Tây Ninh và TPHCM để đẩy nhanh dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài. Theo BQL dự án 2, tuyến cao tốc TP.HCM-Mộc Bài có điểm đầu dự...