Để hôn nhân không đi vào ngõ cụt không nên phạm phải 3 sai lầm này
Hôn nhân có những cấm kỵ mà có lẽ chỉ chạm đến một lần cũng tạo nên ảnh hưởng lớn cho mối quan hệ của các bạn.
Nhà văn Montaigne từng nói: “Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là sự kết hợp ngọt ngào trong cuộc sống, đầy sự chân thành, kiên định và có vô số sự hỗ trợ hữu ích cũng như nghĩa vụ cần phải có với nhau”.
Thành thật mà nói, để có hôn nhân hạnh phúc chưa bao giờ là dễ dàng. Nó không chỉ đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của cả hai bên mà còn cần tìm ra cách để hòa hợp với nhau.
Bởi vậy, sau khi kết hôn, phụ nữ thông minh sẽ không bao giờ đụng đến 3 điều sau. Chạm vào một trong số đó cũng có thể khiến mối quan hệ của cả hai gặp biến cố, thậm chí là rạn nứt không thể nào cứu vãn.
1. Không sa đà vào chuyện tố cáo đối phương
Khi hai người ở bên nhau, giao tiếp và đối thoại với sự tôn trọng, bình đẳng là cách thực sự để hòa hợp. Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Nhưng với nhiều phụ nữ, họ lại thích phủ nhận mọi thứ về đàn ông chỉ vì vài chuyện vặt vãnh. Họ quan tâm nhiều đến những lời phàn nàn của mình và thích trút bầu tâm sự của bản thân. Họ hoàn toàn không quan tâm để ý đến hậu quả của những lời mình nói hoặc không đồng cảm với cảm xúc của đối phương. Bởi vậy, mối quan hệ vợ chồng ngày một xấu đi.
Đôi khi, phụ nữ không có ý xấu khi tố cáo chồng song từng lời trách móc, lên án của họ lại khiến đàn ông cực kỳ khó chịu.
Thành thật mà nói, bất kể anh ấy như thế nào thì cũng thích quan tâm đến thể diện của mình. Họ sẽ cảm thấy mất mát, thậm chí tổn thương và đau lòng khi nửa kia suốt ngày lên án, tố cáo.
Phụ nữ thông minh không bao giờ buộc tội bạn đời một cách tùy tiện. Cô ấy biết rõ hậu quả của chuyện này rằng những lời buộc tội, tố cáo sẽ chỉ khiến chồng có cái nhìn khác về vợ, mối quan hệ của cả hai trở nên xấu đi nhiều hơn.
Video đang HOT
Để vợ chồng hòa thuận, hôn nhân bền chặt thì thay vì chỉ trích, các bạn nên có những lời động viên, khen ngợi và thúc đẩy đối phương tiến về phía trước.
Ảnh minh họa.
2. Không chê bai bố mẹ của anh ấy
Trong hôn nhân, cách quan trọng nhất để hòa hợp là cảm thông. Trong đó, điểm cần chú ý nhất chính là đừng bao giờ chê bai bố mẹ chồng. Điều ấy không những bất lịch sự mà còn tạo ra khoảng cách giữa hai bên. Đàn ông cho rằng hành động, lời nói của bạn khiến họ xấu hổ và tổn thương rất nhiều.
Dù sao thì trong quan hệ huyết thống, cha mẹ cũng là người thân thiết nhất của đàn ông. Trong tiềm thức, chẳng ai muốn cha mẹ mình bị chê bai cả. Tuy nhiên nhiều nàng dâu có khác biệt về lối sống, quan điểm lại thích chỉ trích, chê bai bố mẹ chồng. Họ cho rằng những điều mình nói không sai nhưng cách thức thể hiện lại không đủ khéo léo. Ngay cả một người chồng yêu bạn vô cùng cũng không muốn thường xuyên nghe bạn chê bai bố mẹ họ. Có thể anh ấy không phản đối trực tiếp nhưng trong lòng sẽ có những cảm xúc lẫn lộn. Về lâu về dài, nó có thể khiến đối phương bùng nổ và khiến rạn nứt hôn nhân khó cứu vãn.
Một người phụ nữ thông minh sẽ chẳng chỉ trích hay chê bai bố mẹ chồng. Họ thường nói ra các vấn đề một cách khéo léo để đàn ông hiểu vấn đề hơn và có thể chính đàn ông sẽ là người giải quyết. Thay đổi cách nói đôi khi lại mang đến kết quả bất ngờ như vậy đấy.
Ảnh minh họa.
3. Không đưa chuyện ly hôn làm câu nói cửa miệng
Trong hôn nhân, nhiều phụ nữ lầm tưởng rằng chuyện ly hôn là một con át chủ bài, có thể khiến đàn ông nghe theo lời mình. Bởi vậy, khi thấy đàn ông nhượng bộ, họ sẽ liên tục dùng những câu chuyện ly hôn hay thậm chí đe dọa ly hôn để giải quyết vấn đề cuộc sống.
Trên thực tế, phụ nữ thực sự thông minh không bao giờ nhắc đến chuyện ly hôn ở mọi khía cạnh. Họ hiểu rằng đó là cấm kỵ của hôn nhân.
Lý do vì sao nhiều phụ nữ thích dùng ly hôn làm câu cửa miệng là bởi họ nghĩ như thế khiến đàn ông cảm thấy khủng hoảng. Mục đích chẳng phải là chia ly thực sự mà chỉ là đe dọa để chồng trân trọng mình hơn mà thôi.
Tuy nhiên họ quên mất điều quan trọng nhất. Một khi phụ nữ đề cập đến chuyện ly hôn, đàn ông nhượng bộ nhưng thực chất mỗi bước lùi là một bước nhẫn nhịn. Khi tích lũy đủ thất vọng thì anh ấy sẽ ra đi, dù cho có níu kéo thế nào thì cũng chẳng quay lại được.
Ngoài ra, trong suy nghĩ của đàn ông, người phụ nữ thường xuyên nhắc đến chuyện ly hôn không thực sự muốn chung sống với anh ấy và cũng không trân trọng cuộc hôn nhân này.
Nếu hai người muốn thực sự hòa hợp với nhau và hạnh phúc thì trước tiên họ cần phải hiểu những cấm kỵ trong mối quan hệ. Hơn nữa, họ cũng nên biết một số cách để hòa hợp tình cảm. Đối với một phụ nữ thông minh, cô ấy thường hiểu rằng có những giới hạn mà không nên chạm vào dù chỉ một lần.
Bố đẻ nhập viện, vợ gọi điện hỏi tiền chồng thì sững sờ khi nhận được câu trả lời lạnh lùng
Gọi điện nhờ chồng thu sếp tiền để về quê lo cứu chữa cho bố thì nhận được sự lạnh lùng của anh ấy.
Nhiều khi tôi cũng thấy ngột ngạt vì đi làm có lương mà cứ như phụ thuộc vào chồng (Ảnh minh họa)
Tôi năm nay 30 tuổi, kết hôn được 3 năm và hiện tại hai vợ chồng đã có một cô con gái đầu lòng tròn 2 tuổi. Chồng hơn tôi 2 tuổi, anh ấy sống tự lập nên khi lấy nhau tôi và chồng cùng nhau san sẻ mọi khó khăn của cuộc sống. Cũng may, nhờ sự chịu khó, chăm chỉ của chồng mà gia đình nhỏ của tôi không rơi vào cảnh thiếu thốn bao giờ.
Công việc của tôi dù lương không cao nhưng hàng tháng vẫn chủ động tiền học, tiền sinh hoạt phí và ít khi phải xin chồng đưa thêm tiền. Kinh tế trong nhà do chồng nắm giữ vì anh ấy làm ra nhiều tiền hơn, biết tiết kiệm và quản lý tốt tiền nong. Vậy nên các khoản lớn trong nhà do chồng tôi đảm nhiệm, tôi chỉ lo tiền sinh hoạt phí, thành ra nhiều khi cũng không có tiền trong tay, cần gì thì trao đổi trước với chồng rồi anh ấy thấy hợp lý mới đưa cho.
Nhiều khi tôi cũng thấy ngột ngạt vì đi làm có lương mà cứ như phụ thuộc vào chồng, tiêu không đủ là phải xin chồng trong sự cáu giận của anh ấy, cứ như thể tôi thất nghiệp không bằng. Cách đây mấy ngày, mẹ tôi từ dưới quê gọi điện thông báo bố tôi bị bệnh nặng nằm cấp cứu ở bệnh viện, gia đình đang rất lo lắng cho sức khỏe bố tôi và cần nhiều tiền để lo viện phí...
Tôi vừa khóc, vừa gọi điện cho chồng xem anh ấy có tiền không để đưa cho tôi về quê gấp lo liệu cho bố. Không một lời hỏi han bố vợ, chồng tôi còn trách móc: "Đã bảo ông bao nhiêu lần rồi uống ít rượu thôi, giờ mới sáng mắt ra, khổ vợ, khổ con cháu. Mà về thăm ông sao mà phải mang tiền nhiều làm gì, nhà còn bà ngoại, đứa em nữa chứ riêng nhà mình đâu mà phải lo hết. Bố mẹ anh ốm có bắt em lo tiền bạc đâu, giờ ông ngoại đi viện lại bắt anh phải gánh?"
Thôi thì tiền bạc tính sau, tôi rủ chồng cùng về thăm ông ngoại thì anh ấy từ chối luôn: " Em cứ chạy về đó trước đi, xem ông thế nào, nếu không sao thì lên luôn nhé đừng có mà lấy cớ để ở lì dưới đó. Về mà lo cơm nước, nhà cửa, không ai làm cho đâu. Để dịp Tết anh về, đằng nào cũng phải về, tiện thể thăm ông luôn".
Về chăm bố ở viện mấy hôm mà chồng liên tục nhắn tin, gọi điện thúc giục vợ lên. Không một lời hỏi han, động viên bố vợ lần nào, chồng tôi còn so đo, tính toán thiệt hơn về chuyện tiền bạc với bên nhà vợ. Ai cũng hỏi chồng đâu, sao không thấy về thăm bố vợ mà tôi thấy chạnh lòng. Tôi thấy thương bố mẹ đẻ tôi, nuôi nấng con bao nhiêu năm đến lúc lớn lên đi lấy chồng ở xa, chưa quà cáp đáng kể, báo hiếu được ngày nào mà luôn bị chồng so đo, dè bỉu.
Bố mẹ đẻ của tôi luôn quan tâm, yêu quý con rể, còn hay thu vén, cho vợ chồng tôi quà quê và cả tiền nữa lúc vợ chồng tôi gặp khó khăn, vậy mà anh ta lại dửng dưng với nhà vợ. Chồng tôi là keo kiệt và sống bạc tình như thế, tôi phải làm gì để thay đổi anh ấy? Nếu không chịu đựng được nữa, tôi có nên nghĩ đến chuyện ly hôn?
Cuộc hôn nhân đi vào ngõ cụt và cái bẫy từ sự im lặng của phụ nữ Im lặng nhưng hôn nhân tan tành theo cách êm đềm đau đớn. Cái bẫy của sự im lặng đáng sợ đến thế sao? 01 Chồng cô bảo: "Nhà này, xe này đều là của tôi". Hoa im lặng. Ừ đúng là nhà và xe do chồng cô sắm. Giờ chẳng lẽ cãi tiền sinh hoạt phí hàng tháng do cô chi sao?...