Để học thuộc đoạn văn cho bài thi nói, sinh viên này có cách phiên âm tiếng Anh vô cùng bá đạo, cả ngàn “cao thủ” cũng giơ tay xin hàng
Thật ra cách phiên âm này “trông lạ mà quen”, bởi có thể bạn cũng đã từng thử qua rồi đấy!
Dù được tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm, nhưng không có nghĩa đây là môn “dễ xơi” với học sinh. Trên thực tế, một trong những điểm yếu rõ rệt của học sinh, sinh viên Việt Nam là khả năng phát âm.
Vì vậy, đê cho dê nhơ va dê đoc, nhiều bạn đa phiên âm tât ca tư tiêng Anh thanh tiêng Viêt. Cu thê: Come = Kăm; Outside = Ao sai; Under = ăn đơ; Bicycle = Bai si cô … Tuy nhiên, cach hoc nay đa qua cu va khiến người học phát âm sai, từ bị mất hết “ending sound” (âm cuối). Khi noi nhưng tư nay vơi ngươi nươc ngoai, ăt hăn se không ai hiêu gi.
Mới đây nhất, dân mạng lại được phen phì cười trước cách học tiếng Anh bá đạo của một sinh viên. Thay vì chỉ phiên âm vài từ trong quá trình học, bạn này đã kỳ công phiên âm ra… tiếng Việt cả đoạn văn dài khiến dân tình đọc xong chỉ biết… ngửa mặt bất lực.
Đoạn văn khiến nhiều cao thủ tiếng Anh “xin hàng”.
Nhiều cao thủ tiếng Anh được “tag” vào nhưng đều “xin hàng” vì không thể hiểu bài viết nói về vấn đề gì.
Dân mạng bó tay trước “tiếng Anh… vietsub”.
Video đang HOT
Một “cao thủ” ra tay nhưng cuối cùng phải bỏ dở vì… trầm cảm.
May thay cuối cùng là có 1 cư dân mạng đã dành thời gian “dịch lại” và cho ra một bản dịch gốc tiếng Anh được xem là sát nghĩa nhất nhưng cũng không thể hoàn chỉnh vì có nhiều từ được phiên âm không chuẩn.
Theo đó, toàn bộ 2 đoạn nói tiếng Anh được dịch lại sang tiếng… Anh trên cơ bản có nội dung sau:
Nowadays, many people spend most of their time watching television. Television plays an important role in our daily life. Television has many advantages as well as disadvantages.
First, TV helps us know the “latest” (?) event happening all over the world.
Second, it helps us open our knowledge. Our knowledge is broadened in many ways. Through language teaching programs, we can learn the language we like such as: English, French, Chinese, German and so on.
Finally, TV is so “appropriation” (?). Funny films of (hoặc là “or”) football matchings bring us “relaxation” after has working day.
However, TV also brings lots of disadvantages toward us. It gradually (?) makes the viewer become “(?)” in their action. For students, they need less of their school activity. They don’t have much time to do their homework or prepare new lessons, as a result of this, their study gets worse. Moreover, it’s harmful for their eyesight if they spend too much time watching TV.
Tạm dịch:
Ngày nay, nhiều người dành phần lớn thời gian để xem tivi. TV đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. TV có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm.
Đầu tiên, TV giúp chúng ta biết sự kiện “mới nhất” đang xảy ra trên toàn thế giới.
Thứ hai, nó giúp chúng ta mở mang kiến thức. Kiến thức của chúng tôi được mở rộng theo nhiều cách. Thông qua các chương trình giảng dạy ngôn ngữ, chúng tôi có thể học ngôn ngữ mà chúng tôi thích như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức, v.v.
Cuối cùng, TV là “chiếm đoạt”. Những bộ phim hài hước về (hoặc là “hoặc”) những trận đấu bóng đá mang lại cho chúng ta sự “thư giãn” sau một ngày làm việc.
Tuy nhiên, TV cũng mang lại nhiều bất lợi cho chúng ta. Nó hoàn toàn khiến người xem trở nên “?” trong hành động của họ. Đối với học sinh, họ cần ít hoạt động ở trường hơn.
Các em không có nhiều thời gian để làm bài tập hay chuẩn bị bài mới, hậu quả là việc học của các em ngày càng sa sút. Hơn nữa, sẽ có hại cho thị lực của họ nếu họ dành quá nhiều thời gian để xem TV.
Bài phiên âm “bá đạo” tuy hài hước nhưng phần nào đã thể hiện được cách học ngoại ngữ không đúng của nhiều học sinh Việt Nam. Trên thực tế, việc phiên âm ra tiếng Việt và phát âm sai này có thể khiến người đối diện không rõ nghĩa, không hiểu bạn nói gì hoặc dẫn tới hiểu lầm, nhầm sang 1 từ khác.
Muốn nói lưu loát, trước hết phải nói đúng. Không ai có thể nói lưu loát nếu như sợ mình đang nói sai. Bí quyết là, bạn hãy làm quen với các khái niệm căn bản nhất trong phát âm tiếng Anh như âm, trọng âm… Bên cạnh đó, một người muốn nói giỏi phải nghe nhiều. Hơn thế, trong quá trình nghe, bạn sẽ học được rất nhiều cách diễn đạt tự nhiên và thú vị.
Học tiếng Anh một giờ mỗi tuần một lần thường không đủ để đạt được tiến bộ thực sự. Cách tốt nhất để nhanh chóng cải thiện tiếng Anh của bạn là dành ít nhất vài phút luyện tập mỗi ngày. Nếu bạn muốn nói tiếng Anh trôi chảy, bạn cần biến nó thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp ở Nga
Quyết định của Bộ Giáo dục Nga có hiệu lực từ ngày 4/1, vấp phải nhiều tranh cãi từ cộng đồng mạng.
Theo Global Times , môn Ngoại ngữ (bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Trung) sẽ trở thành môn thi tự chọn, thay vì bắt buộc như trước đây.
Kỳ thi tốt nghiệp quốc gia (EGE) sẽ chỉ còn hai môn bắt buộc là Tiếng Nga và Toán học. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử, Xã hội học, Khoa học máy tính, cũng nằm trong danh sách môn thi tự chọn. EGE năm 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 31/5 đến 2/7.
Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp ở Nga. Ảnh: Study In Russia.
Ông Gennady Onishenko, Phó chủ tịch Ủy ban Giáo dục Nga nhấn mạnh quyết định mới của Bộ Giáo dục không ảnh hưởng đến trình độ giáo dục của quốc gia, cũng không làm giảm sút năng lực ngoại ngữ của học sinh.
"Học sinh sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn môn học yêu thích", ông Gennady phát biểu.
Được biết, từ năm 2019, Ủy ban Phụ huynh toàn nước Nga kêu gọi Bộ Giáo dục loại bỏ Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp và cho rằng các kỳ thi năng lực ngoại ngữ nên được tổ chức dựa trên sự tự nguyện của thí sinh.
Do đó, Bộ Giáo dục Nga đã soạn thảo dự luật vào tháng 7/2020 nhằm đưa Ngoại ngữ vào danh sách môn thi tự chọn. Dự luật được Cơ quan Giám sát Khoa học và Giáo dục Liên bang Nga ủng hộ.
Tuy nhiên, nhiều người phản đối quyết định của Bộ Giáo dục. Dân mạng cho rằng việc bỏ Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc sẽ khiến trình độ ngoại ngữ của học sinh Nga giảm sút.
"Học ngoại ngữ mang lại lợi ích to lớn cho sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên ngành Khoa học và Y dược. Ví dụ, phần với bài báo nghiên cứu về Covid-19 hiện nay đều xuất bản bằng tiếng Anh. Sinh viên cần có vốn ngoại ngữ để tìm hiểu", một người bình luận.
Dân tình "khóc thét" trước hàng chữ loằng ngoằng như mật mã, hỏi ra mới biết đó là nỗi ám ảnh kinh điển với sinh viên đại học Học cấp 3 đã vất vả thì lên đại học, kiến thức lại càng khó nhằn và nhiều gấp bội! Tiếng Anh hiện đang là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến nhất, để làm chủ nó một cách trơn tru chắc chắn không phải điều dễ dàng. Ngay cả những dân chuyên lớp chọn đôi khi cũng không tránh khỏi...