Để hàng Việt thích ứng “cuộc chơi” mới
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã tạo cơ hội cho hàng Việt Nam vươn ra “biển lớn” chinh phục nhiều thị trường tiềm năng, đồng thời cạnh tranh sòng phẳng ngay tại “sân nhà” khi đón lượng hàng hóa lớn nhập khẩu. Vì vậy, đây là lúc hàng Việt Nam phải làm mới mình để thích ứng với “cuộc chơi”.
Hàng ngoại đổ bộ
Theo quy định, trong quá trình thực thi các FTA, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa. Chính vì thế, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc giao thương gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều thương hiệu Nhật Bản như Kohnan,Tokyo Life, Komonoya… vẫn liên tục mở thêm chuỗi cửa hàng mới, bán sản phẩm giá cạnh tranh với hàng Việt do được giảm thuế nhập khẩu theo quy định FTA.
Người tiêu dùng chọn mua hàng tại một siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội Takeo Nakajima cho biết, do dịch Covid-19 bùng phát, người dân hạn chế ra ngoài nhưng nhiều sản phẩm tiêu dùng tại nhà của Nhật Bản vẫn được người Việt tiêu thụ khá mạnh như kem, gia vị, đậu natto, giấm táo, miếng đắp mặt nạ thư giãn… Thống kê của JETRO cho thấy, doanh thu bán hàng tiêu dùng Nhật Bản trong quý I/2021 đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài hàng tiêu dùng Nhật Bản, thời gian qua DN dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu thời trang nước ngoài liên tục “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu, hiện có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài từ hàng trung bình đến cao cấp như: Chanel, Giovanni, Mango, Zara, H&M, Uniqlo… đã có mặt tại Việt Nam.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra đối với các mặt hàng nông sản. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu 141.140 tấn thịt lợn, tăng 382% so với năm 2019. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay lượng thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh hơn, cụ thể trong quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 34.650 tấn thịt lợn, trị giá 80,07 triệu USD, tăng 101,4% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Chính làn sóng hàng ngoại nhập gia tăng đã và đang tạo áp lực cạnh tranh vô cùng lớn cho các DN Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
Nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam
Trong bối cảnh hàng ngoại nhập gia tăng, nhiều ý kiến cho rằng để khẳng định vị thế, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, DN Việt phải cấp bách nâng sức cạnh tranh thông qua xây dựng thương hiệu từ đó tạo niềm tin, thu hút người tiêu dùng sử dụng hàng Việt. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh) chia sẻ, trong bối cảnh cả thế giới cũng như Việt Nam đang phải chống chọi với dịch Covid-19 nên việc xây dựng Thương hiệu quốc gia nói chung, thương hiệu DN nói riêng rất quan trọng, mang tính sống còn.
Video đang HOT
Nguyên nhân là do sức mua và sức cầu của thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào thương hiệu sản phẩm. Theo đó, người tiêu dùng khi mua hàng sẽ nhìn vào thương hiệu để lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, trong giai đoạn này nhiều ngành hàng đang phải đóng cửa, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên họ sẽ ưu tiên những loại hàng hóa có thương hiệu, đặc biệt là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.
“DN đạt Thương hiệu quốc gia không chỉ là mục tiêu hướng đến mà còn là yêu cầu cấp thiết. Bởi từ Thương hiệu quốc gia sẽ góp phần giúp DN định vị ở thị trường nội địa và vươn ra quốc tế”- PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh khẳng định. Đồng tình với ý kiến này, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: “Sản phẩm không có tên tuổi, thương hiệu sẽ rất khó được người tiêu dùng lựa chọn. Vì vậy DN phải quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu để tạo ấn tượng, niềm tin của khách hàng với sản phẩm”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do hạn chế về nhân lực, tài chính nên việc xây dựng thương hiệu trong cộng đồng DN chưa đạt kết quả khả quan, thậm chí nhiều DN chấp nhận bán thương hiệu của mình. Nhằm hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quy chế “Hỗ trợ các DN trên địa bàn TP Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu”. Cụ thể, đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng, đặt tên và quảng bá thương hiệu; Thiết kế biểu tượng hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận biết thương hiệu tương ứng cho các thương hiệu, sản phẩm DN.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, xây dựng thương hiệu là công cụ hữu hiệu để các ngành, DN phát triển bền vững và cải thiện năng lực cạnh tranh. Nếu vận dụng hiệu quả, đây sẽ là “chìa khóa” để hàng Việt khẳng định vị thế tại thị trường trong và ngoài nước.
Kinh tế Việt Nam 2021: Sẽ là năm tăng trưởng trong khó khăn
Dịch Covid-19 tiếp tục là một biến số khó lường khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trở nên khó khăn hơn. Nỗi lo về những tác động của làn sóng thứ tư dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế đang dần hiện hữu.
Kinh doanh thất thu mùa cao điểm
Ông Nguyễn Văn Vịnh, chủ một DN vận tải ở quận Hoàng Mai cho biết, đầu năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát đúng thời điểm trước Tết đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu giảm 60 - 70%. Nay dịch bệnh lần thứ tư trở lại đúng dịp 30/4 - 1/5, hoạt động vận tải bị đình trệ sẽ khiến công ty thiệt hại rất lớn.
Các công ty du lịch cũng "đứng ngồi không yên". "Dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, các tour du lịch vẫn diễn ra bình thường, ổn định, nhưng trong tháng 5 và tháng 6 sẽ rất khó khăn vì dịch Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp hơn" - Giám đốc Công ty Ascend Travel Dương Mai Lan cho biết. Cũng gặp nhiều khó khăn sau đại dịch, chị Nguyễn Lan Anh - Giám đốc kinh doanh của một DN phân phối hàng tiêu dùng cho biết, mọi năm vào thời điểm này, doanh số bán hàng của công ty thường tăng đến 30% do nhu cầu mua sắm đồ dùng cho mùa Hè, thậm chí hơn, nhưng từ năm 2020 đến nay tình hình vô cùng khó khăn. Do khó khăn, người tiêu dùng chi tiêu rất ít, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng thực sự thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày.
Khu bốc xếp hàng xuất khẩu tại Cảng Đình Vũ, Hải Phòng. Ảnh: Công Hùng
Theo Tổng Cục Thống kê, do tác động của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đang tăng cao, ở mức cao nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây. Và 4 tháng đầu năm, số DN rút khỏi thị trường đã cao kỷ lục là 51.496 DN, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số thống kê trên đã phản ánh khó khăn và biến động của nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, những ngành nghề như dịch vụ du lịch, karaoke, bar, vũ trường, vận tải... tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Trên thực tế, một số địa phương đã quay trở lại biện pháp tạm dừng kinh doanh với những loại hình dịch vụ này khi thông tin dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Áp lực tăng trưởng từ quý II
Theo kịch bản điều hành tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2021, để đạt mức tăng trưởng cả năm 6,5%, các quý phải đạt mức tăng trưởng lần lượt là 5,12%; 7,1%; 6,71% và 6,67%. Cập nhật kịch bản tăng trưởng sau khi bùng phát dịch Covid-19 đầu năm nay (GDP quý I/2021 đạt 4,48%, thấp hơn mục tiêu đã được đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ là 5,12%), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tính toán, trong 3 quý còn lại, phải có 2 quý tăng trưởng hơn 7%. Như vậy, áp lực tăng trưởng xuất hiện ngay từ quý II với yêu cầu phải tăng trưởng 7,19%, cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với kịch bản điều hành. ây là nhiệm vụ rất thách thức.
Trong đợt dịch Covid-19, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, sức tàn phá ghê gớm của dịch không chỉ là sức khỏe mà còn là kinh tế, xã hội. Sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế cũng như thị trường lao động được dự báo là vẫn còn đang tiếp diễn.
Phải nhìn rõ thực tế rằng, đến năm 2021 kinh tế chắc chắn cũng sẽ không thể quay trở lại giống trước dịch, ít nhất cũng phải đến năm 2022 mới có khả năng hồi phục. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong quý II và những tháng cuối năm 2021 phụ thuộc khá nhiều vào việc khống chế dịch bệnh."Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực chế biến chế tạo và dịch vụ mà trong đó các hoạt động kinh tế có liên quan đến yếu tố nước ngoài như xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và du lịch đóng vai trò quan trọng, nhưng vì các hoạt động này rất có thể chỉ tăng trở lại vào nửa cuối của năm 2021, một sự tăng trưởng ở mức 6% có thể sẽ khó khăn" - ông Thành bày tỏ.
So với kết quả đạt được của năm 2020 (2,91%), mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức 6 - 6,5% đang ở mức khá cao. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp. Vì diễn biến của dịch Covid-19, nên theo tính toán của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, năm 2020 nền kinh tế mất đi khoảng 500.000 tỷ đồng. Do đó, kế hoạch 2021, chính ông Ngân đã đề xuất Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản kinh tế. Kịch bản tốt nhất là dịch Covid-19 được kiểm soát, vaccine phát huy hiệu quả và kinh tế thế giới phục hồi, nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 6,7 - 6,8%. Một kịch bản khác là vaccine không hiệu quả, dịch Covid-19 có thể tái phát, kinh tế thế giới suy thoái kép, nền kinh tế trong nước chỉ đạt mức tăng trưởng 4 - 4,5%.
Không chỉ các chuyên gia kinh tế, Báo cáo Chính phủ, lần nào Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng nhắc đến những rủi ro do dịch Covid-19 đến nền kinh tế. Không những thế, còn là những rủi ro liên quan đến xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, bất ổn chính trị toàn cầu...
Mở rộng các gói hỗ trợ
PGS.TS Phạm Thế Anh chia sẻ, động lực tăng trưởng trong quý tiếp theo vẫn là xuất khẩu, đầu tư công còn các lĩnh vực khác chưa thể phục hồi ngay được với tình hình hiện nay mà sẽ được cải thiện dần dần. Đầu tư công vẫn tiếp tục đà của năm trước, xuất khẩu vẫn đang tốt nhờ sự năng động, hiệu quả của khu vực FDI trên thị trường quốc tế. Cán cân thương mại hàng hóa vẫn xuất siêu 1,29 tỷ USD trong 4 tháng.
TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần tập trung sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; tập trung khâu đột phá chiến lược trên tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư. Cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục cải cách thể chế để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút thêm đầu tư khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư mới cùng với hội nhập sâu rộng được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình cải cách này.
Tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ..., theo ông Doanh, đặt phát triển công nghệ làm chìa khóa cho tăng trưởng là bước đi đúng đắn mà Việt Nam đang thực hiện, chẳng hạn như kế hoạch phủ sóng 5G do chính DN trong nước cung cấp là tín hiệu tốt.
Để vực dậy nền kinh tế sau "bão" Covid-19, nhiều chính sách hỗ trợ DN được triển khai. Khảo sát của nhóm nghiên cứu của trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đánh giá tác động của dịch Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với các DN cho thấy, chỉ khoảng 20% DN được điều tra là nhận được gói hỗ trợ Covid-19 lần 1 của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong tháng 2/2021, Bộ KH&ĐT đã có văn bản xây dựng đề cương, dự kiến một số giải pháp, yêu cầu các bộ liên quan, cho ý kiến để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Trên cơ sở kiểm tra các giải pháp đạt được trong năm 2020 để đề xuất các giải pháp mới, các kiến nghị trong năm 2021.VCCI cho hay, các DN mong muốn các bộ, ngành, địa phương có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các DN. Theo các DN, ở gói hỗ trợ kinh tế lần 2 những điều kiện thụ hưởng cần sát thực tế hơn.
Các khu công nghiệp phải chủ động diễn tập các tình huống theo mức độ dịch bệnh lây lan Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 19/TB-VP ngày 14-5-2021 về kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội tại phiên họp số 110, diễn ra ngày 13-5-2021. Ban Chỉ đạo thành phố yêu cầu, để chuẩn bị tốt việc...