Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tra, nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt cần dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa do tính thuận tiện, dễ sử dụng nên người bệnh có thể tự dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, dược chất tập trung chủ yếu ở mắt và chỉ có một phần rất nhỏ dược chất được hấp thu vào tuần hoàn máu, hạn chế được nhiều tác dụng phụ của thuốc.
Dạng bào chế tác dụng tại chỗ
Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh thường quen thuốc với hai dạng bào chế sau:
Thuốc nhỏ mắt: Là những chế phẩm lỏng (dung dịch hay hỗn dịch) vô khuẩn có chứa một hay nhiều dược chất được nhỏ vào túi kết mạc với mục đích chẩn đoán hay điều trị các bệnh về mắt.
Một dạng dùng nữa của thuốc nhỏ mắt là dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng. Thuốc nhỏ mắt là dạng bào chế phổ biến nhất, chiếm trên 70% các chế phẩm thuốc dùng cho mắt.
Thuốc mỡ tra mắt: Là dạng thuốc bán rắn vô khuẩn, thường được điều chế với hỗn hợp tá dược vaselin trắng, lanolin và dầu khoáng. Dược chất trong thuốc mỡ tra mắt có thể tan trong hỗn hợp tá dược (thuốc mỡ kiểu dung dịch) hoặc phân tán trong hỗn hợp tá dược với kích thước tiểu phân dưới 75m (thuốc mỡ kiểu hỗn dịch).
So với thuốc nhỏ mắt, sinh khả dụng của dược chất từ dạng mỡ tra mắt thường vượt trội do: thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc mắt kéo dài, ít bị pha loãng bởi nước mắt, không bị loại trừ theo ống mũi lệ, thuốc được giải phóng từ từ do tác động của mỗi lần chớp mắt.
Tuy nhiên, dạng mỡ tra mắt có nhược điểm làm mờ mắt tạm thời mỗi khi tra thuốc nên thường phải dùng vào buổi trưa, tối…
Video đang HOT
Và những nguy cơ…
Trong số các loại thuốc tác dụng tại chỗ dùng cho mắt, đáng lưu ý nhất và cũng được sử dụng thông dụng nhất là 2 loại: kháng sinh và corticosteroid.
Thuốc kháng sinh dùng cho mắt thường bị người sử dụng coi thường, ví dụ chlorocid 0,4%. Thiếu máu bất sản là biến chứng nguy hiểm nhất do dùng chlorocid nhỏ mắt.
Mặc dù chlorocid ít hấp thu vào máu nhưng những bệnh nhân có tiền sử bản thân hay gia đình suy tuỷ thì không nên dùng. Hoặc với thuốc nhóm quinolon như ciprofloxacin thường gây ra kết tủa tinh thể, cảm giác dị vật ở mắt, sung huyết, sưng mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…
Lưu ý các kháng sinh dùng đồng thời có thể gây kháng chéo, dị ứng chéo như chloramphenicol không dùng đồng thời với gentamycin, tetracyclin, sulfadiazin,…
Trên thị trường có rất nhiều thuốc nhỏ – tra mắt chứa corticosteroid, thường thấy là các loại thuốc sản xuất trong nước được sử dụng rất rộng rãi và có thể thấy ở mọi nơi, đặc biệt các vùng nông thôn như: polymycin phối hợp dexamethason (polydexa), chloramphenicol phối hợp hydrocortison (chlorocid-H), mỡ hydrocortison…
Đặc điểm chung là giá rẻ, dễ tìm, dễ mua nên người dân hay tự ý mua thuốc về tự sử dụng mà không hỏi ý kiến thầy thuốc. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho mắt như tăng nhãn áp (glocom hay còn gọi là thiên đầu thống), đục thuỷ tinh thể, viêm giác mạc nông, loét giác mạc, bội nhiễm, nhiễm nấm mắt, chậm lành vết thương…
Học sinh hay sử dụng máy vi tính cần lưu ý là dùng thuốc sẽ có cảm giác dễ chịu, mắt cảm giác sáng ra. Nhưng nếu dùng kéo dài như vậy đến một lúc nào đó nhìn mờ dần, cơ mắt teo đi, khi đi khám thì đã muộn.
Cách nhỏ thuốc nước
- Để lọ nhỏ thuốc cách lông mi 3- 4 cm.
- Nhỏ 1-3 giọt thuốc nước vào góc trong của mắt.
- Kéo mi dưới xuống cho thuốc phân bố đều khắp mắt.
- Lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh sống mũi và hai mi.
- Tránh đầu lọ thuốc chạm vào lông mi vì gây nhiễm bẩn cho lọ thuốc.
Nếu phải nhỏ 2 – 3 loại thuốc khác nhau, cần tránh nhỏ chúng cùng một lúc vì chúng sẽ pha loãng nhau ra và rất dễ lãng phí thuốc. Tốt nhất, mỗi thuốc nhỏ cách nhau 20 – 30 phút, đây là khoảng thời gian đủ để thuốc trước đã ngấm vào mắt. Thuốc nước thường nhỏ 3 – 4 lần hoặc 6 – 8 lần trong ngày, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Cách tra thuốc mỡ
- Mở khe mắt của bệnh nhân bằng cách: dùng ngón trỏ để mở mi trên, ngón cái kéo mi dưới cho lộ kết mạc ra.
- Tay phải bóp một thỏi thuốc mỡ chừng 2cm.
- Giữ mi trên không cho chớp vội vì nếu buông mi trên ra trước, thuốc mỡ sẽ dính vào mi trên gây lãng phí, đồng thời thuốc mỡ không ngấm được vào trong mắt.
Thuốc mỡ tra mắt tốt nhất là tra vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.
Theo SK&ĐS
Chăm sóc da khi làm việc nhiều với máy tính
Làm việc thường xuyên với máy tính dễ khiến da bị mất nhiều nước, hấp thu tĩnh điện làm tắc nghẽn lỗ chân lông... Các bước nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ làn da.
Bước 1: Luôn mang theo kem dưỡng và nước xịt khoáng
Bức xạ từ các máy tính dẫn đến sự mất nước ở da mặt, vì vậy, hãy thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm hoặc phun nước xịt khoáng để cân bằng độ ẩm cho da. Tốt nhất là trước khi đến cơ quan và đầu buổi chiều.
Trong lúc thoa kem nhẹ nhàng massage cho đến khi da mặt hấp thu hoàn toàn các chất dưỡng. Bí quyết này sẽ giúp da luôn tươi tắn, mịn màng, không có cảm giác nhờn, trắng sáng.
Hấp thu tĩnh điện từ các máy tính khiến da mặt bắt bụi, nó sẽ cắm sâu vào các lỗ chân lông, lâu dần hình thành mụn trứng cá, mụn đầu đen, thậm chí gây ra nhiều vấn đề về da.
Sau khi ngừng làm việc trên máy tính, bạn nên rửa mặt với nước ấm và sữa rửa mặt để tẩy sạch bụi bẩn. Đừng quên sau đó dùng kem dưỡng cho da.
Bước 3: Dùng kem dưỡng vào buổi tối
Đêm là thời điểm tốt làm đẹp và tái tạo lại làn da, loại bỏ những nhân tố gây hại bởi sự xâm nhập của bức xạ máy tính. Dùng kem dưỡng chống nhăn da, ngăn lão hóa sớm, và mang lại cho da vẻ đẹp tự nhiên khi bắt đầu ngày mới.
Nên chọn kem dưỡng có chứa nhiều collagen và nên thoa sau khi rửa mặt, và chuẩn bị lên giường.
Bước 4: Mặt nạ mắt 1 lần/ngày
Vùng da mắt là phần dễ bị tổn thương nhất của khuôn mặt do làm việc nhiều trên máy tính và chịu ảnh hưởng của bức xạ, cũng như mệt mỏi khi phải nhìn máy tính nhiều.
Trước khi đi ngủ 20 phút, hãy đắp mặt nạ cho mắt. bằng cách dùng kem dưỡng riêng cho mắt hoặc dưa chuột, trà túi lọc... Bí quyết này chống nhăn cho da rất hiệu quả.
Bước 5: Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tuy da mặt có thể tự sửa chữa và tái tạo sau một giấc ngủ, tuy nhiên mỗi sáng sau khi thức dậy bề mặt da còn đọng lại nhiều bã nhờn và tế bào chết, nếu không kịp thời làm sạch những tế bào này sẽ lưu lại trên bề mặt và gây tắc lỗ chân lông, làn da trở nên thô ráp.
Một đến hai tuần/lần, sử dụng các chất tẩy tế bào chết, hoặc đi matxa để làn da tươi mới hơn.
Theo PLXH
Tàn phế, suy thận... mới biết bị đái tháo đường 67% người Việt Nam biết mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là do biến chứng. Đa số chỉ phát hiện bệnh khi đã quá muộn và quá nặng, bị mù, suy thận, loét tứ chi... Những biến chứng khủng khiếp Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, ngụ ở TP.HCM) nhập BV Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác,...