Để hạn chế gia tăng bệnh không lây nhiễm
Ông P.V.H., 55 tuổi, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, biết mình bị bệnh đái tháo đường type 2 trong lần bị đau ruột thừa. Còn trước đó, do ít ốm đau nên hầu như ông không đi khám bệnh, mặc dù thời gian gần đây ông giảm cân khá nhanh.
Lấy máu xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Ảnh chụp tháng 10/2020).
Ông H. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường trên địa bàn tỉnh. Phần lớn trong số họ biết mình bị bệnh khi đi khám, chữa các bệnh khác. Chính bởi vậy, những người bị bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nhanh các bệnh không lây nhiễm trong thời gian qua.
Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện đang quản lý, điều trị ngoại trú cho hơn 2.000 bệnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày, nơi đây có khoảng 100 bệnh nhân điều trị các bệnh tim mạch. Bệnh viện Bãi Cháy cũng có hàng nghìn trường hợp đái tháo đường điều trị ngoại trú; mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân điều trị ung thư…
Ngoài lượng bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn, số người mắc các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng cũng khá lớn, nhưng bản thân người mắc chưa biết mình bị bệnh. Cụ thể, năm 2020, trong đợt khám sàng lọc cho 1.500 người dân từ 45 đến 60 tuổi tại các xã: Hải Lạng, Đông Hải (huyện Tiên Yên); Tân Lập, Dực Yên, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà), đoàn giám sát của CDC tỉnh đã phát hiện 198 trường hợp bị bệnh đái tháo đường, 699 trường hợp tiền đái tháo đường.
Xạ trị điều biến liều (IMRT) điều trị ung thư cho người bệnh. Ảnh: Nguyễn Hoa
Còn đợt khám sàng lọc cho 1.700 người trên 40 tuổi tại xã Phong Dụ, Yên Than, Điền Xá (huyện Tiên Yên) và xã Đại Bình (huyện Đầm Hà), đoàn đã phát hiện 474 người bị tăng huyết áp, 385 người tiền tăng huyết áp. Khám sàng lọc ung thư vú cho 400 phụ nữ từ 35 tuổi trở lên tại các xã Đông Ngũ (Tiên Yên), Quảng An (Đầm Hà), kết quả siêu âm có 74 trường hợp có hình ảnh bất thường tuyến vú. Tất cả các trường hợp bất thường đều được tư vấn khám chuyên khoa.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Trung tâm Y tế Tiên Yên, bệnh không lây nhiễm thường là các bệnh mạn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và tiến triển chậm, như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch (nhồi máu cơ tim và đột quỵ…), các thể ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản)…
Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe và các yếu tố môi trường không thuận lợi.
Khám tim mạch cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Trước thực trạng bệnh nhân bị các bệnh không lây nhiễm không ngừng gia tăng, ngành Y tế cũng đã tập trung nhiều hoạt động để kiểm soát các bệnh này. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các bệnh không lây nhiễm được đẩy mạnh.
Công tác tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên y tế về bệnh không lây nhiễm được tăng cường. Năm 2020, CDC tỉnh tổ chức 11 lớp tập huấn cho 376 cán bộ tham gia hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại 11 huyện, thị xã, thành phố. CDC tỉnh cũng phối hợp cùng Bệnh viện Bãi Cháy tổ chức 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về bệnh ung thư cho 376 học viên là cán bộ tham gia hoạt động phòng chống bệnh ung thư tại 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh…
Sở Y tế còn cấp cho phòng tư vấn các đơn vị: Phòng Y tế Uông Bí, Phòng Y tế Cẩm Phả, Phòng Y tế Móng Cái, CDC tỉnh với tổng số 900 kim, 900 que và 1 máy thử đường huyết; cấp 950 lọ kit thử nhanh và 100 lọ dung dịch phụ thử muối I-ốt cho 13 huyện thị…
Mặc dù vậy, để hạn chế bệnh không lây nhiễm trên địa bàn phụ thuộc rất lớn vào ý thức của mỗi người dân. Theo chương trình giám sát của ngành Y tế cho thấy, các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: Hút thuốc lá (hoặc thuốc lào), thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý.
Bởi vậy, người dân cần hạn chế những yếu tố nguy cơ nói trên, đồng thời thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn để sớm phát hiện bệnh ngay giai đoạn đầu, từ đó góp phần giúp công tác điều trị dễ dàng hơn, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và hạn chế thấp nhất những biến chứng của bệnh gây ra.
Lơ là kiểm soát đường huyết: hệ lụy khôn lường
Những con số thống kê gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng đái tháo đường ở nước ta.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm, chỉ sau tim mạch và ung thư. Tuy diễn tiến âm thầm và thường không có triệu chứng, đái tháo đường lại rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy đâu là cách phòng ngừa những hệ lụy của đái tháo đường?
Nước ta hiện có khoảng 3,8 triệu người mắc đái tháo đường và con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF). Đây chỉ mới là bề nổi của tảng băng bởi có đến 70% người mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán, điều trị hoặc không biết mình mắc bệnh.
Điều này dẫn đến việc không theo dõi, kiểm tra, quản lý tốt đường huyết và điều trị kịp thời. Vì vậy, có đến 50% người mắc đái tháo đường tuýp 2 khi nhập viện đã có nhiều biến chứng nặng nề.
Tỷ lệ kiểm soát tốt đường huyết còn rất thấp
Theo một nghiên cứu mới đây, chỉ có 1/3 người mắc đái tháo đường ở nước ta kiểm soát tốt mức đường huyết của mình. Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi đường huyết không ổn định, quá cao hoặc quá thấp đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như hạ đường huyết hay các biến chứng liên quan đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh.
Ảnh minh họa
Hạ đường huyết hay gặp nhất ở những người mắc đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc viên tăng tiết insulin và điều trị bằng insulin. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường và có thể dẫn đến mờ mắt, khó tập trung, suy nghĩ lẫn lộn, nói lắp và buồn ngủ. Đường huyết ở mức thấp quá lâu có thể dẫn đến co giật, hôn mê và đôi khi gây tử vong.
Đái tháo đường còn gây nên hàng loạt các vấn đề sức khỏe như dễ bị nhiễm trùng, xơ vữa động mạch, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, tăng nhãn áp gây mù lòa. Thống kê cho thấy gần 70% người mắc đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch và khoảng 50% người mắc đái tháo đường gặp biến chứng suy thận.
Chưa hết, người mắc đái tháo đường còn có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 lần người bình thường do những áp lực liên quan đến việc điều trị bệnh và kiểm soát đường huyết. Ngược lại, trầm cảm khiến người bệnh không quan tâm, chăm sóc sức khỏe đúng cách, làm đái tháo đường càng trở nên khó kiểm soát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Nhu cầu cấp thiết
Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp người mắc đái tháo đường nắm được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có ý thức tuân thủ tốt việc điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để giữ đường huyết ở mức an toàn, tránh nguy cơ phát triển biến chứng. Thông tin về chỉ số đường huyết cũng giúp bác sĩ theo dõi được tình hình người bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Ảnh minh họa
Tuy vậy, nhiều người vẫn e ngại khi phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nguyên nhân là vì phương pháp kiểm tra phổ biến hiện nay bao gồm nhiều thao tác, đòi hỏi người dùng phải chích máu ngón tay gây đau và bất tiện.
Hơn nữa, phương pháp này chỉ cung cấp chỉ số đường huyết tại một thời điểm nhất định, ví dụ như chỉ số đường huyết lúc đói chứ không cho biết bức tranh chi tiết về sự thay đổi đường huyết trong ngày.
Thực tế này cho thấy, rất cần có phương thức đo và theo dõi đường huyết đơn giản, thuận tiện hơn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho cả người mắc đái tháo đường và bác sĩ.
Đây sẽ là cơ sở để người bệnh có thể chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động và bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường.
Giảm lượng muối bằng chế độ ăn phù hợp Tại Việt Nam, theo điều tra năm 2015, mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày là 9,4 gram (nam 10,5 gram và nữ 8,3 gram). Nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân mình có ăn mặn. Các chuyên gia khuyến cáo, việc giảm lượng muối ăn hằng ngày sẽ hạn chế các nguy cơ mắc bệnh. Nhiều tác...