Để gia đình thực sự là “tổ ấm”!
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình đang dần bị mai một.
Để gia đình thực sự là ‘ tổ ấm’,là ‘ tế bào’ lành mạnh của xã hội, là ‘ pháo đài’ chống lại và đẩy lùi các tệ nạn xã hội… đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình luôn phải có ý thức, trách nhiệm ‘giữ lửa’ và ‘thắp lửa’ cho chính ‘tổ ấm’ của mình.
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội)
Thực trạng đáng báo động…!
Gia đình là một trong những thiết chế cơ bản nhất của xã hội. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Với vai trò là “tế bào của xã hội”, gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người mà gia đình còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam; là “pháo đài” chống lại tệ nạn xã hội; tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Nếu như nước được ví là “cái nhà to” thì nhà chính là “nước nhỏ”. Điều đó có nghĩa là sự hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc đều phụ thuộc vào sự tồn tại của mỗi một gia đình. Mỗi gia đình tốt là xã hội tốt, mỗi gia đình giàu mạnh là góp phần cho xã hội phồn vinh…
Xuất phát từ những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bao đời nay, gia đình truyền thống Việt Nam được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên, với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động…
Có lẽ chính vì thế nên gia đình luôn được ví là “tổ ấm” là bến đỗ bình yên cho mỗi thành viên, là nơi mà ngọn lửa yêu thương luôn ngự trị và sưởi ấm cho mỗi người.
Thế nhưng trong thời kỳ hội nhập và phát triển, gia đình truyền thống Việt Nam đang có nhiều biến chuyển. Gia đình đôi khi không còn thực sự là “tổ ấm”, là bến đỗ bình yên của mỗi người. Cuộc sống hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc nên nhiều khi không dành thời gian đúng mức cho gia đình. Cũng vì thế, trong gia đình, sợi dây gắn kết giữa các thành viên ngày càng lỏng lẻo. Việc tìm tiếng nói chung cũng ngày càng khó khăn. Khoảng cách giữa các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái ngày càng rộng hơn. Vợ chồng nếu không biết “giữ lửa” tình cảm cũng rất dễ bị nguội lạnh.
Thời đại công nghệ số, không thiếu những gia đình hiện nay thay vì vợ chồng gặp gỡ, tâm sự, trao đổi, chia sẻ trực tiếp với nhau, lại dùng đến phương tiện hỗ trợ là các thiết bị điện tử thông minh Ipad, Iphone …với những cú điện thoại hay dòng tin nhắn ngắn ngủi, vô cảm. Không có sự chia sẻ, không tìm được tiếng nói chung, tình cảm ngày một phai nhạt… đẩy nhiều gia đình đến tình trạng ly hôn, ly thân. Nhiều gia đình cố tình duy trì nhưng chỉ như cái “vỏ”, trong đó cốt lõi của gia đình không còn.
Không chỉ có vậy, dưới tác động của những mặt trái thời kỳ hội nhập, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số thành viên trong gia đình ngày một gia tăng. Trong xã hội hiện đại, các biểu hiện tiêu cực trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng nhiều, đặc biệt là bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề nhức nhối, trong xã hội.
Nhiều năm qua, tình trạng này diễn ra không chỉ ở nông thôn, miền núi, mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực thành thị. Những câu chuyện về mâu thuẫn vợ chồng; con cái ngược đãi cha mẹ; bố mẹ xâm hại, đánh đập con cái hay anh, em ruột thịt chém, giết lẫn nhau….không còn là chuyện lạ lẫm trên các mặt báo. iều đáng nói, bạo lực gia đình hiện nay có nhiều biến đổi về hình thức và mức độ nghiêm trọng hơn.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tới hơn 50% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua một trong ba loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cũng cho thấy gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.Bạo lực gia đình đã làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng cũng làm cho cấu trúc gia đình có sự vận động, thay đổi, các giá trị cốt lõi về gia đình có nguy cơ bị mai một dần. Gia đình đương đại xuất hiện nhiều vấn đề mới mà trước kia chưa từng có. Đặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các mô hình về gia đình.
Mô hình gia đình truyền thống ngũ đại đồng đường, tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường ngày càng ít đi. Các gia đình hạt nhân chỉ có vợ chồng con cái ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại đang xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình đơn thân, gia đình không con, gia đình cùng giới, kết hôn với người nước ngoài….
Trong đó, loại hình gia đình đơn thân đang có xu hướng phát triển như một phong trào đáng báo động. Đáng ngại nhất là những người mẹ đơn thân không chỉ do hoàn cảnh xô đẩy, bất đắc dĩ phải lựa chọn cuộc sống như vậy mà hiện nay, đặc biệt là ở thành thị, nhiều phụ nữ thành đạt cũng lựa chọn lối sống này. Một phần vì họ tự tin vào bản thân, một phần vì họ mất niềm tin vào gia đình, vào bạn đời.
“Pháo đài” chống lại và đẩy lùi các tệ nạn xã hội…
Bàn về vai trò của gia đình trong thời kỳ hội nhập,TS. Trần Ánh Tuyết, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thào và Du lịch cho biết: Gia đình là nơi bảo tồn lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển mỗi thành viên trong gia đình không chỉ có trách nhiệm “giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp” mà còn phải “phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới để xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại, nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản và chủ đạo hình thành lên văn hóa của gia đình. Chức năng này gắn liền và xuyên suốt cuộc đời của mỗi người, từ giai đoạn mang thai đến khi bước đi những bước đầu tiên trong đời. Chính ông, bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình là những người đầu tiên truyền dạy, rèn luyện, giáo dục nền tảng đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình… Sự quan tâm, giáo dục của mỗi gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình thành, phát triển nhân cách mỗi người, là những giá trị chuẩn mực để tạo nên những con người sống có ích cho chính gia đình, cộng đồng và xã hội. Thực tế cho thấy, gia đình nào quan tâm, chú trọng đến giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách thì trẻ em có xu hướng trở thành người sống có đạo đức, lối sống lành mạnh và ngược lại.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm có tới hơn 50 ngàn trẻ em phải bỏ học giữa chừng để tự mưu sinh vì cha mẹ ly hôn. Thiếu sự chăm sóc và tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ các em rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, phát triển lệch chuẩn. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng tội phạm ở tuổi vị thành niên ngày một gia tăng.
Văn hóa gia đình chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con trẻ duy trì, phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; đồng thời, khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh, góp phần vào quá trình giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người.
Để gia đình thực sự là những “pháo đài”, “thành lũy” kiên cố bảo vệ các thành viên trước sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, theo TS. Trần Ánh Tuyết, trước hết, mỗi thành viên trong gia đình đặc biệt là ông, bà, cha, mẹ cần phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho con cháu noi theo. Sẽ rất khó để giáo dục trẻ khi bản thân người lớn mắc những thói hư, tật xấu. Vì thế, bản thân người lớn cũng như trẻ em trong gia đình cần phải hiểu rõ và được giáo dục về các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, các giá trị đạo đức, lối sống nhân văn, tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ông, bà, cha, mẹ cần có sự quan tâm, dành thời gian cho con cháu để không chỉ khuyên răn, dạy bảo con cháu mà còn chia sẻ với con cháu những tâm tư, tình cảm, khó khăn của tuổi mới lớn, đưa ra những lời khuyên bổ ích.Cha mẹ cũng cần có sự trao đổi thường xuyên với thầy cô giáo của con ở trường về tình hình của con để kịp thời nắm bắt, giáo dục con. Một gia đình có sự yêu thương, chia sẻ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển hạnh phúc của mỗi thành viên./.
Đằng sau những ngõ cụt núp trong cơn khát "tự do hôn nhân" - Những cái giá nghiệt ngã dùng lương tâm cả đời vẫn không thôi dằn vặt
Sau cuộc vui ấy gã đàn ông kia tiếp tục rủ Hoa tham gia vào nhiều cuộc some nữa nhưng cô đều từ chối. Anh ta còn khuyên cô nên thử cho chồng swing để tạo cảm giác khác sẽ cải thiện hôn nhân hơn.
Kì 2: Chuyện những somer chuyên nghiệp và ngõ cụt nơi trái tim
Quả thật, nếu chỉ đánh giá trên góc độ xem tivi, đọc báo hay nghe chuyện thì chưa đủ để chúng ta hiểu hết mối quan hệ kiểu CNM hay đa ái. Và có lẽ rất nhiều người có cảm giác rùng mình ghê tởm hoặc thắc mắc tại sao lại có những ông chồng, bà vợ sinh ra sở thích lệch lạc đến vậy?
Câu chuyện của 1 "somer chuyên nghiệp"
Tôi có cơ hội gặp Du vài lần qua 1 người bạn thân. Khi đề cập đến vấn đề này, cậu bạn tôi có nhắc đến Du với cái danh "tay chơi". Nếu để hiểu sâu hơn về quan hệ CNM hay đa ái thì nói chuyện với anh ta quả là cách hay. Mất 2 tuần tôi mới nhờ bạn thuyết phục và kết nối được với Du, để nghe câu chuyện trải nghiệm của chính anh ta.
Du thường xuyên đi "đổi gió" cùng người tình
Du mới từ Kiên Giang về sau chuyến công tác, mà kì thực là anh ta đi "đổi gió" với người tình. Dưới vẻ ngoài điềm đạm, lịch lãm, từ đầu xuống chân toàn đồ hiệu, Du tỏ ra khá thân thiện.
Bắt đầu câu chuyện, Du nói rằng mình sắp bước sang tuổi 40, sinh ra ở Nam Định nhưng công việc của anh phải di chuyển khắp các tỉnh thành nên chỗ nào cũng có người tình. Hiện tại, anh ta có 2 cô con gái và vợ đang mang bầu đứa thứ 3. Nếu nói về khía cạnh trong gia đình, anh ta là niềm tự hào của vợ con và bố mẹ.
Du kể về cái lần định mệnh ấy biến anh thành 1 "tay chơi chuyên nghiệp": "Tôi vốn là người đứng đắn, hồi yêu chỉ biết đến 1 mình vợ. Tôi thực sự buông thả bản thân trong 5 năm trở lại đây, khi kinh tế dư giả, có nhiều thời gian hơn. Lúc đầu tôi chỉ ngoại tình, vui chơi qua đường khi xa vợ thôi nhưng có 1 lần sinh nhật bạn của cô nhân tình, chúng tôi 'quẩy' trên bar 1 lúc rồi về khách sạn. Hôm ấy tôi khá say và cô bạn kia thì ở mãi trong Thanh Hóa ra nên tôi gọi taxi về cả luôn.
Rồi chả hiểu sao về đến khách sạn cô bạn kia say mềm ngủ luôn còn tôi với người tình đã một đêm chuếnh choáng. Khi xong việc cả 2 lăn ra ngủ thì đột nhiên tôi thấy nhột dưới chân, quay sang nhìn cô bạn của nhân tình mình chẳng còn mảnh vải trên người. Vậy là chuyện gì đến cũng phải đến với 3 kẻ say xỉn.
Đến sáng hôm sau tôi đưa cô gái cặp kè với mình đi làm thì mới biết hóa ra tất cả nằm trong kế hoạch của 2 cô ấy. Tôi chính là món quà sinh nhật mà cô nhân tình của tôi dành tặng bạn".
Du cho biết, anh ta chưa từng nghĩ mình sẽ quan hệ với 2 cô gái cùng 1 lúc. Vậy là những "cuộc chơi" sau này của Du khi thì 2 nam 1 nữ, khi lại 2 nữ 1 nam. Nhưng anh ta vẫn khẳng định: "Tôi không nghiện, thử thì thấy cũng bình thường. Tôi thích cảm giác vui chơi cùng 2 cô gái hơn vì nó khiến mình được làm 'ông hoàng'. Còn swing thì tôi không thích vì dù sao tôi vẫn muốn vợ mình là của mình thôi".
Theo như những gì Du kể, những ai tò mò mà vào các nhóm chat some, swing không với mục đích "thực hành" thì họ chỉ có thể nhìn thấy bề nổi của lối sống bệnh hoạn này thôi.
"Lúc đầu tôi cũng tham gia vào 1 nhóm thì thấy toàn người nghiêm túc. Nếu thành viên nào không sôi nổi sẽ bị nghi ngờ và kick khỏi nhóm ngay. Hơn nữa chúng tôi offline nhiều hơn. Nhóm có quy định, ai mới vào sẽ phải có 'quà ra mắt'. Quà đấy thường là thành viên sẽ rủ thêm bạn để có những cuộc vui chung. Tất cả đều trên tinh thần tự nguyện, thoải mái, chơi đẹp, lịch sự. Tôi thấy nhiều tin nhắn với phiền quá nên out khỏi nhóm. Thực ra mình đã chơi rồi thì thích tìm đâu chả được đối tác. Thường bạn tôi sẽ 'dẫn mối', toàn bạn bè, quen biết với nhau thôi", Du thuật lại.
Nhưng sau những cuộc ăn chơi rong ruổi, người đàn ông này vẫn thích sở hữu 1 cô bồ trong 1 khoảng thời gian hơn là "ăn xổi". Anh ta bảo rằng vẫn hoàn thành trách nhiệm kinh tế với vợ con. Nực cười nữa là các cô bồ của Du luôn có 1 sự quan tâm đặc biệt đến vợ anh ta trên tinh thần "ngoan ngoãn", biết thân biết phận.
Du biện minh cho sự "thả cửa" của bản thân: "Tôi bị trùng lịch là chuyện bình thường nhưng phụ nữ chính là động lực để tôi kiếm tiền đấy. Đàn ông có 2 sở thích: Dụ dỗ gái ngoan trở thành gái hư và cố biến gái hư thành gái ngoan. Với họ chẳng bao giờ là đủ đâu chứ nói gì đến chán".
Du cho biết, mỗi nhóm sẽ có quy định và cách thức hoạt động riêng nhưng anh cùng bạn bè thường chỉ giao lưu với người trong nhóm lần đầu. Sau đó thấy hợp nhau họ sẽ hoạt động riêng lẻ hoặc người nọ móc nối cho người kia.
"Nếu đã quen rồi thì thích tìm đối tác dễ lắm, vì chỉ cần đặt vấn đề là người ta hiểu mình có kinh nghiệm chưa. Cũng tùy tính từng người nhưng tôi không muốn 'bóc bánh trả tiền', với tôi bạn some nào sau đó cũng giữ liên lạc ở mức bạn bè", Du chia sẻ.
Cô gái này từng là bạn some của Du, anh ta giữ liên lạc và thi thoảng lại "đổi khẩu vị"
Theo như người đàn ông này nói, mỗi 1 lần "đổi gió" anh ta mất vài triệu, ở xa thì vài chục triệu. Nhưng anh ta khẳng định hoạt động này không hề giống mua bán dâm vì họ sẽ có những cuộc vui chung, đi chơi, mua quà cáp như những cặp đôi bình thường. Nếu hứng thú thì tiếp tục không lại "đường ai nấy đi", đơn giản, gọn nhẹ. Nhìn sự bình thản trong cách nói chuyện của anh ta mà người vô cảm cũng phải thở dài ngao ngán.
Du cho tôi xem tin nhắn của 1 cô nàng tên Thùy, bạn some của anh ta từ năm ngoái. Cô này còn nhắn tin hỏi han chuyện bầu bí của vợ Du nhưng vẫn không quên "feedback" rằng mình không thích đối tượng lần trước và đề nghị Du đổi người nếu có gặp lại.
Chưa từng swing nhưng Du kể bạn bè anh có người đã thử mối quan hệ này. Theo những gì anh quan sát: "Cũng muôn hình muôn vẻ lắm. Tôi có ông bạn thân đã swing nhưng không bao giờ dám rủ mình vì biết tính. Đàn ông mà đã có ý định này sẽ có nhiều nhóm chia sẻ với nhau. Họ còn dạy nhau cách về thuyết phục, có khi là lừa vợ.
Cô vợ của anh bạn tôi ban đầu cũng 'căng' lắm nhưng có lẽ là tâm lý sợ mất chồng, sợ hôn nhân tan vỡ hoặc có những cái chỉ vợ chồng họ mới hiểu được. Nhóm mà bạn tôi tham gia có thu chút phí để tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt ban đầu. Sau vài tiếng ăn uống, nhảy nhót, các đôi sẽ tự chọn địa điểm".
Lần "nhắm mắt sa chân" của một cô vợ từng rất yêu chồng
Hoa (Phúc Thọ, Hà Nội) đã kết hôn được 7 năm. Cô mới trải qua cú sốc tâm lý rất lớn do chính cô tạo ra. Theo như những gì Hoa kể, cô và chồng không hợp nhau chuyện chăn gối. Anh ta yếu sinh lý nhưng lại rất gia trưởng và bất ổn về mặt cảm xúc. Chính vì không thỏa mãn được 2 bên nên anh ta hay cáu gắt, bực dọc. Càng bị tự ti anh ta lại càng làm khổ vợ vào những lúc mặn nồng ấy.
Hoa không thể tâm sự được với ai nên cô đành lang thang trên các diễn đàn mạng, vì cô nghĩ tâm sự với người lạ sẽ an toàn hơn. Vợ chồng Hoa đặc biệt không bao giờ cãi nhau, kinh tế dư giả nên họ tôn trọng tự do của nhau, dần dần chẳng ai quan tâm đến ai.
"Có 1 lần vô tình bạn mình thêm mình vào nhóm zalo có tên 'Hà Nội giao lưu'. Nhóm có khoảng hơn 200 thành viên. Ban đầu mình quan sát, có được cảnh báo nhiều vấn đề 18 . Sau khi tham gia nhóm được 2 ngày thì có anh inbox riêng cho mình. Anh này để thông tin rất cụ thể, ảnh bìa chính là gia đình anh ấy", Hoa kể.
Dù Hoa biết mục đích của những người trong nhóm là những câu chuyện liên quan đến tình dục nhưng cô vẫn tò mò muốn biết. Có người thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đề nghị some hoặc swing, có người lại kín đáo trò truyện làm quen.
Điều khiến Hoa ngạc nhiên là người đàn ông kia công khai toàn bộ thông tin trên zalo, chia sẻ vợ mình hay ghen nên không có cảm giác được thoải mái. Anh ta nói chuyện nhẹ nhàng khiến Hoa bị cuốn. Cô bắt đầu mở lòng tâm sự những điều thầm kín.
Đến ngày thứ 2 thì anh ta hẹn Hoa đi cafe, sau đó chuyển sang khách sạn. Hoa có chút sợ hãi do dự nhưng trong 1 lần vô tình cô lại gặp lại anh ta, họ quyết định làm bạn.
"Mình không nghĩ sẽ có mối quan hệ với người đàn ông xa lạ. Anh ấy có nói là chồng mình không hiểu cảm giác thật sự của tình dục, khẳng định mình chưa bao giờ được trân trọng. Anh ấy vẽ cho mình nhiều viễn cảnh tươi đẹp, hỏi mình có muốn được đàn ông vây quanh, chiều chuộng, phục tùng...
Gã đàn ông đó tiêm vào đầu hoa tư tưởng: Cứ ngoại tình miễn sao không ảnh hưởng đến cuộc sống
Mình không ngờ người phụ nữ không bao giờ nghĩ đến ngoại tình như mình lại lên giường với 2 người đàn ông cùng lúc", Hoa nghẹn ngào nhớ lại.
Rất khó để người phụ nữ này diễn tả được hết những gì mà cô ấy trải qua, vừa thỏa mãn, vừa lo sợ lại vừa thấy ghê tởm chính mình. Nó không đơn thuần là ngoại tình nữa mà chính cô ấy cũng cảm nhận được bản thân đang "dẫm bùn".
Sau cuộc vui ấy gã đàn ông kia tiếp tục rủ Hoa tham gia vào nhiều cuộc some nữa nhưng cô đều từ chối. Anh ta còn khuyên cô nên thử cho chồng swing để tạo cảm giác khác sẽ cải thiện hôn nhân hơn.
Khác với Du trong câu chuyện trên, Hoa lại luôn sống trong dằn vặt khi nghĩ đến con. Kí ức ngày hôm ấy quá đáng sợ với cô.
Cho đến giờ đã gần 6 năm trôi qua, khó khăn lắm Hoa mới kể được 1 phần nào câu chuyện. Cũng may cô đã kịp quay đầu khi nhận ra giá trị gia đình là cần cùng nhau đối diện khi có vấn đề chứ không phải trốn tránh. Tuy nhiên, đã 1 lần bước chân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tinh thần.
"Những người từng có suy nghĩ muốn thử mối quan hệ cởi mở như thế chỉ giải tỏa sự tò mò, cảm giác nhất thời chứ không giải quyết được gì cả. Mình đã lên các diễn đàn tâm sự, gặp bác sĩ tâm lý và có nhiều người chung suy nghĩ sợ hãi và rối loạn như vậy", Hoa kể.
Từ những trải nghiệm đã đi qua, người phụ nữ này khẳng định, không thể coi chuyện quan hệ ngoài hôn nhân hay tình dục cởi mở là 1 trò thử nghiệm hay lối thoát khi bế tắc. Bởi chưa tính đến vấn đề sức khỏe, hệ lụy hạnh phúc gia đình, công việc, các mối quan hệ khác thì chính bản thân bạn sẽ sống trong tâm lý dằn vặt đến suốt đời.
Du và Hoa chỉ là 2 người trong cái xã hội thu nhỏ đáng sợ ấy nhưng không có 1 lý do nào hợp lý cho những mối quan hệ ngoài hôn nhân dù 1 trong 2 có chấp nhận hay không. Người đàn ông như Du, biết được bản thân đang đi ngược đạo đức nhưng anh ta vẫn dấn thân vào những cuộc vui với lý do không ảnh hưởng ai, vẫn tròn trách nhiệm với vợ con. Trong khi đó anh ta không muốn "chia sẻ" vợ mình với người khác nhưng lại thoải mái bình luận, ủng hộ những cuộc vui đổi vợ, đổi chồng của bạn bè.
Còn Hoa, cô ấy đã nhận ra mình sai nhưng không phải cái sai nào cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bởi có những thứ ăn sâu vào tâm khảm, sẽ khiến bạn day dứt, ám ảnh cả đời.
Đạo đức, luân lý do con người tạo ra là để tuân theo, để có 1 cuộc sống lành mạnh, văn minh, hạnh phúc. Những con người luôn bao biện mình đi theo sự tự do cá nhân, trung thực trong mối quan hệ thực chất đang vấy bẩn thứ thiêng liêng gọi là tình yêu, hôn nhân gia đình. Đây thật sự là lối sống, tư tưởng, cách nhìn vô cùng bệnh hoạn, lệch lạc. Chúng ta, những người đang cùng phát triển trong 1 xã hội văn minh, hiện đại cần hội nhập 1 cách có chọn lọc, đừng để những thú vui tầm thường làm băng hoại đạo đức.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
(Còn tiếp...)
Thử "dạy dỗ" mẹ chồng và cái kết đầy bất ngờ đối với nàng dâu 9X Bị áp đặt mọi thứ và 'tranh việc' nhà, nàng dâu 9X quyết tâm 'dạy dỗ' mẹ chồng để trở thành một người vợ, người mẹ đúng nghĩa. Lấy chồng vào nhà con một, lại ở thành phố. Ai cũng bảo Hà (sinh năm 1991) số hưởng, chồng làm tại một tập đoàn lớn, lương tháng cao ngất ngưởng... Bố mẹ chồng đều...