Để đón ‘Avengers: Endgame’, hãy điểm lại 7 khoảnh khắc âm nhạc bạn mãi mãi không quên của vũ trụ Marvel
Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) đã tạo ra một bộ phim có giá trị trong một thập kỷ, bao gồm cả Avengers: Endgame. Những bộ phim này có một số bài hát kinh điển và mang tính biểu tượng.
Thor: Ragnarok (2017): “ Immigrant Song” – Led Zeppelin
“Immigrant Song” là một bài hát năm 1970 của ban nhạc rock người Anh Led Zeppelin , được xây dựng dựa trên một đoạn riff lặp đi lặp lại. Ca khúc này được viết trong chuyến đi trình diễn của nhóm Led Zeppelin tại Iceland, Bath và Đức vào mùa hè năm 1970. Buổi diễn khai mạc tại Reykjavík, Iceland đã tạo cảm hứng cho ca sĩ Plant viết bài này.
Ca khúc đã xuất hiện trong Thor: Ragnarok (2017). Đạo diễn Taika Waititi nói rằng các cuộc đàm phán để sử dụng bài hát trong phim đã lấy toàn bộ thời lượng sản xuất của bộ phim.
Iron Man (2008): “Iron Man” – Black Sabbath
“Iron Man” là một bài hát của ban nhạc heavy metal Anh Black Sabbath . Nó được lấy từ album phòng thu thứ hai của họ, Paranoid , phát hành năm 1970. Sau đó, nó đã được đưa vào bản tổng hợp những bản hit hay nhất ban đầu của họ We Sold Our Soul for Rock ‘n’ Roll (1976), cũng như tất cả các bản tổng hợp hit lớn nhất tiếp theo.
Ca khúc này đã xuất hiện trong Iron Man (2008).
Guardians of the Galaxy (2014): “ Escape (The Pina Colada Song)” – Rupert Holmes
“Escape (The Pina Colada Song)” là một bài hát được viết và thu âm bởi ca sĩ người Mỹ gốc Anh Rupert Holmes cho album Partners in Crime. Đây là đĩa đơn chính cho album, bài hát pop được Billboard giới thiệu cho các đài phát thanh vào ngày 29 tháng 9 năm 1979, sau đó được thêm vào danh sách phát radio nổi bật của Hoa Kỳ vào tháng 10.
Ca khúc đã xuất hiện hoành tráng trong một phân cảnh của Guardians of the Galaxy (2014).
Captain Marvel (2019): “ Just a Girl” – No Doubt
“Just a Girl” là một bài hát của ban nhạc Mỹ No Doubt cho album phòng thu thứ ba của họ, Tragic Kingdom (1995). Được phát hành dưới dạng đĩa đơn hàng đầu tại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 9 năm 1995, “Just a Girl” đã nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc , người đã ca ngợi lời bài hát nữ quyền và giọng hát của Stefani. Cho đến thời điểm này, ca khúc vẫn được xem là điểm nhấn trong sự nghiệp của Stefani.
Nó đã xuất hiện trong Captain Marvel (2019).
Black Panther (2018): “All the Stars” của SZA và Kendrick Lamar
“All the Stars” là một bài hát được ghi lại bởi rapper người Mỹ Kendrick Lamar và ca sĩ người Mỹ SZA. Marvel Studios đã xác nhận tin tức và tiết lộ rằng Lamar đã được đạo diễn của “Black Panther”, Ryan Coogler, chọn để sản xuất album nhạc phim.
“All the Stars” đã nhận được nhiều giải thưởng và đề cử bao gồm một đề cử cho Ca khúc gốc hay nhất tại Giải Quả cầu vàng lần thứ 76 và Giải thưởng Hàn lâm lần thứ 91 , cũng như nhận được bốn đề cử tại Giải thưởng Grammy lần thứ 61 bao gồm Bản thu của năm và Ca khúc của Năm.
Iron Man 2 (2010): “Shoot to Thrill” của AC/DC
“Shoot to Thrill” là một bài hát của ban nhạc hard rock AC / DC nước Úc. Lời bài hát “Shoot to Thrill” là một phép ẩn dụ cho quan hệ về dục. Ca khúc đã xuất hiện trong một phân cảnh của Iron Man 2.
Guardians of the Galaxy (2014): “Cherry Bomb” của The Runaways
“Cherry Bomb” là một đĩa đơn hard rock chịu ảnh hưởng của punk năm 1976 của ban nhạc The Runaways. “Cherry Bomb” cũng được xếp hạng 52 trong 100 bài hát Hard Rock hay nhất của VH1.
Bài hát đã xuất hiện trong Guardians of the Galaxy (2014) của Marvel Studios , trong những khoảnh khắc mở đầu của chuỗi trận chiến đỉnh cao của bộ phim.
Theo Tin Nhạc
Giới trẻ Mỹ đam mê punk rock: 'Ngông', nổi loạn và khó được chấp nhận
Ở một số nơi xa xôi của thành phố Los Angeles (Mỹ), những thanh niên gốc Latin đang định hình một sân khấu âm nhạc mới. Đó là sân chơi của những bạn trẻ nổi loạn và cá tính.
Los Angeles (Mỹ) là nơi có truyền thống lâu đời về punk rock. Thể loại này bắt đầu phát triển mạnh từ cuối những năm 1970. Thời đó, những tên tuổi như Black Flag, the Germs, X, Fear... tạo được tiếng vang khi theo đuổi nền âm nhạc khá kén người nghe.
Cho đến giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, câu chuyện về những ban nhạc theo đuổi đam mê punk rock bắt đầu lắng xuống, gần như ít người nhớ đến nó. Người ta nhắc đến chúng như một phong cách thời trang hơn là thể loại nhạc thịnh hành.
Tuy nhiên, đã gọi là văn hóa thì có tính thời điểm. Một thế hệ punk rock mới đang được hình thành: Họ là những thanh niên mới lớn, có độ tuổi từ 17-20, nổi loạn và cá tính.
Âm nhạc của người thích nổi loạn
Tại nhiều chương trình nhạc punk ở Los Angeles, phần lớn nghệ sĩ trình diễn và khán giả theo dõi đều có gốc Latin, một phần do sự thay đổi dân số diễn ra trên đất Mỹ, phần vì loại nhạc này khá kén người nghe.
Nhạc punk không được phổ biến ở các nơi sầm uất, các nhà sản xuất chủ yếu tổ chức biểu diễn ở những nơi xa thành phố. Theo đó, Xa lộ Tiểu bang 110, Xa lộ Tiểu bang 10, South Gate, Compton... là nơi có nhiều ban nhạc trình diễn nhất thành phố Los Angeles.
Đáng chú ý, họ còn rất trẻ, là những gương mặt thuộc thế hệ 10X đời đầu và 9X đời cuối, mang trong mình nhiệt huyết mang rock đến gần mọi người.
"Nổi loạn" là yếu tố không thể thiếu trong các ca khúc punk rock.
Thành viên của các nhóm nhạc cho rằng bản thân đang cảm thấy chán nản trước nền âm nhạc chính thống. Đây là điều thôi thúc họ kế thừa và sáng tạo thứ văn hóa tự do và phóng khoáng.
"Ban nhạc cổ điển Led Zeppelin khiến tôi bị lôi cuốn. Từ đó, tôi biết rằng mình có thể lấy những thứ đã học để viết nên những bản nhạc cuốn hút", Martin Castro (17 tuổi) chia sẻ.
Chris Ramirez cá tính từ trang phục đến tính cách, nổi loạn như những gì thể hiện qua các ca khúc punk rock.
Martin Castro là thành viên chơi guitar của nhóm Diversity. Các ca khúc họ sáng tác đều có tiết tấu nhanh, mãnh liệt. Cùng với Martin, Albert De La Rosa (17 tuổi) đã mang đến những bài hát mang đậm tính thời sự, phản ánh cuộc sống đời thực.
"Chúng tôi không phải một ban nhạc chính trị", Enrique Murillo (18 tuổi và có nghệ danh là X-Ray) khẳng định. Anh là ca sĩ hát chính nhóm NNN, ban nhạc thành lập bởi Erique Cruss (20 tuổi). Các ca khúc của NNN đều bàn về những đề tài xã hội dưới góc độ châm biếm, mỉa mai. Vì vậy, họ thường bị đánh đồng là những kẻ "ngông", chỉ mượn âm nhạc để làm nổi.
Chris Ramirez, 19 tuổi, cho biết ban nhạc Breadcrum anh đang tham gia bị cho là kẻ đáng ghét, dị hợm. "Họ nói tôi đã phá vỡ, chế nhạo các quy tắc nhạc punk", Chris kể lại.
Điểm đến của những đứa trẻ cô đơn?
Mỗi nhóm theo đuổi dòng nhạc này có tiêu chí tuyển chọn thành viên và định hướng khác nhau. Điểm chung lớn nhất của họ là đam mê vô tận với punk rock.
Tuy nhiên, để theo đuổi ước mơ, các thanh niên này phải chịu nhiều định kiến. Phần lớn thành viên đều có mâu thuẫn với gia đình, không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Họ kết nối với nhau để giải tỏa căng thẳng, tìm cho mình những người có chung tiếng nói, khao khát khẳng định chính mình.
"Chúng tôi gia nhập ban nhạc để tìm kiếm bạn bè cùng sở thích, xây dựng cộng đồng punk rock lớn mạnh. Thậm chí, việc này đối với tôi như một loại thuốc phiện khó dứt ra được", George Becelinof (19 tuổi, tay trống của NNN) nói.
George cho biết từng có tuổi thơ không mấy tốt đẹp, bản thân không được nuôi nấng đàng hoàng, đến giờ cuộc sống cũng không mấy ổn định. Anh đến với ban nhạc để trốn chạy những căng thẳng và áp lực từ gia đình.
Antonio Garcia và George Becelinof đều có bất mãn với gia đình trước khi đến với punk rock.
Thành viên chung nhóm với George là Antonio Garcia cho biết anh cũng không có tiếng nói chung với bố mẹ, phải đi tìm những người cùng đam mê âm nhạc. "Tôi không muốn xuất hiện tại ngôi nhà của mình, nơi tôi đã lớn lên trong nhiều ưu phiền", Antonio nói.
"Cha mẹ nghĩ tôi không làm được trò trống gì"
Đam mê của các bạn trẻ với punk rock không phải lúc nào cũng được chấp nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Thành viên 17 tuổi của Diversity cho rằng ba mẹ không thích thể loại nhạc anh đang theo đuổi. "Họ ghét punk rock. Họ nghĩ rằng tôi là kẻ gây rối, theo đuổi dòng nhạc này vì tôi thất nghiệp, không làm được trò trống gì", Martin nói.
Aurora Zavala thể hiện rõ tinh thần punk rock từ cách ăn mặc cho đến phong cách trang điểm.
Aurora Zavala (20 tuổi) chia sẻ gia đình cô là thuộc đối tượng sùng đạo, luôn phàn nàn về cách ăn mặc, thậm chí đả kích với những bộ trang phục của cô.
"Tôi không thích Albert hát dòng nhạc này. Tôi sợ nó sẽ nhiễm thói xấu của bọn trẻ ngoài kia", mẹ của Albert De La Rosa nói khi biết con mình tham gia các nhóm tự phát.
Những ý kiến trái chiều về punk rock gây tranh cãi nhiều thập kỷ qua, bị đánh đồng là thiếu tinh tế và không tạo được ấn tượng với số đông người yêu âm nhạc. Trên thực tế, từ những thể loại nhạc dù thờ ơ với chính trị hay các ca khúc gắn liền với thời cuộc đều có điểm chung duy nhất: cảm xúc. Vì vậy, các thanh niên trẻ cho rằng "chỉ cần có đam mê, họ sẽ thành công và dần được chấp nhận".
Các bạn trẻ tham gia vào các nhóm nhạc punk rock để thỏa mãn cái tôi đầy tự do và phóng khoáng dù có nhiều tranh cãi.
Với các bạn trẻ được cho là "dị biệt" này, họ đã tìm ra nơi để giải tỏa tinh thần. Họ nổi loạn trong cách ăn mặc, hoang dại trong từng ca khúc và cá tính trong từng câu chữ. Thế nhưng, các nhóm nhạc này vẫn có giới hạn và không vượt xa những gì đã đặt ra ban đầu.
Họ đã tìm được đám đông có cùng cá tính, sẵn sàng lắng nghe và cùng nhau xây dựng cộng đồng punk rock ngày càng lớn mạnh, mong muốn xóa bỏ định kiến và được công nhận như mọi thể loại nhạc khác: lành mạnh và văn minh.
Theo The New York Times
Khi ban nhạc không thể chịu đựng được những bài hát nổi tiếng nhất của họ Có những ca khúc làm nên tên tuổi của một ban nhạc, nhưng không có nghĩa là họ thích bài hát đó. Radiohead - "Creep" "Creep" là bài hát, phát hành vào tháng 9 năm 1992, rồi sau đó được đưa vào album đầu tay của nhóm, Pablo Honey (1993). Khi mới phát hành, "Creep" không có được thứ hạng cao tại các...