Để đoàn thanh niên là đội dự bị tin cậy của Đảng
Có người cho rằng mình phải thật sự xứng đáng mới vào Đảng, khi vào Đảng cũng không tạo được khác biệt. Có người cũng suy nghĩ khi vào Đảng thì phải xứng đáng và phải làm được gì đó cho Đảng, nếu không thì không nên vào Đảng…
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Năm nay tròn 50 năm thực hiện Di chúc của Người, các cấp ủy, tổ chức đảng cần phải nhận diện rõ những nguyên nhân khiến thanh niên không mặn mà vào Đảng, để có giải pháp thu hút thanh niên phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng với động cơ trong sáng, vì lý tưởng, vì lợi ích đất nước, dân tộc.
Thanh niên giảm sút niềm tin, lý tưởng
Đảng ta luôn xem Đoàn Thanh niên cộng sản là đội dự bị tin cậy. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đặt niềm tin, kỳ vọng lớn lao, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ.
Nghị quyết 25-NQ/TW (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định thanh niên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Đảng tiếp tục nhấn mạnh, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc.
Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, việc tập hợp, thu hút thanh niên vào tổ chức đoàn đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, niềm tin, lý tưởng trong một bộ phận thanh niên giảm sút nghiêm trọng. Cùng đó, một số người trẻ không muốn vào Đảng, cá biệt có những người vào Đảng nhưng không vì động cơ đúng đắn.
Ở giai đoạn trước đây, được đứng vào hàng ngũ của Đảng đối với mỗi người là sự kiện thiêng liêng. Nhưng, giờ đây nhiều người trẻ xem việc vào Đảng không quan trọng. Có một bộ phận người trẻ hiện nay thờ ơ với quyền lợi của đất nước và dân tộc, không quan tâm đến chính trị, không thích vào Đoàn, vào Đảng.
Môi trường quân đội giúp thanh niên trưởng thành trong nhận thức. Ảnh: VIỆT DŨNG
Hiện cũng có những người dù sinh ra trong những gia đình giàu truyền thống cách mạng, qua thực tiễn công tác được đánh giá rất cao, nhưng vẫn “ngại” vào Đảng. Đồng thời có những người hoạt động rất năng nổ và được chú ý bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp Đảng thì họ từ chối.
Trong số này, có người cho rằng mình phải thật sự xứng đáng mới vào Đảng, khi vào Đảng cũng không tạo được khác biệt. Có người cũng suy nghĩ khi vào Đảng thì phải xứng đáng và phải làm được gì đó cho Đảng, nếu không thì không nên vào Đảng. Ở một góc độ nào đó có thể xem những ý kiến, trăn trở này là chính đáng. Song, thực tế vẫn có tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng lên tiếng.
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Video đang HOT
Đi tìm và mổ xẻ nguyên nhân của tình trạng nhiều người trẻ không muốn vào Đảng là không khó. Đó có thể từ sự phức tạp trong việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch hay nội dung sinh hoạt đơn điệu, hoặc là điều kiện về việc làm… Nhưng có lẽ, có một nguyên nhân mà nếu không thẳng thắn nhìn nhận và khắc phục kịp thời sẽ làm tình trạng “nhạt Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị” ngày càng gia tăng.
Thông thường, khi người ta trẻ, trong lòng sẽ tràn đầy nhiệt huyết với lý tưởng cao đẹp, mong muốn cống hiến và đóng góp cho cộng đồng. Thế nhưng, trước những điều mắt thấy, tai nghe có thể làm những người có lòng tự trọng cảm thấy bị xúc phạm và hổ thẹn.
Thử nhìn những năm gần đây, hàng loạt cán bộ cao cấp “ngã ngựa” bởi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Có những người ngày hôm trước được xem là “anh hùng” với nhiều lời tán thưởng nhưng không lâu sau là những sai phạm tày đình được kết luận, rồi đứng lù lù trước vành móng ngựa.
Những yếu kém của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền, ngày càng lộ rõ chân tướng trước bàn dân thiên hạ. Vậy, người trẻ sẽ nghĩ gì khi thường xuyên nhìn thấy, nghe thấy những câu chuyện ấy?
Nhưng trái ngược với tình trạng nêu trên là một bộ phận người trẻ vào Đảng với động cơ không trong sáng. Họ sẽ tìm đủ cách, miễn sao được kết nạp vào Đảng. Do đó, đối với những trường hợp vào Đảng không phải vì lý tưởng mà là “vì chiếc ghế quyền lực”, thì sau đó, bằng những con đường ngoắt ngoéo khác, họ tìm cách vào các vị trí lãnh đạo. Đây cũng là nguyên nhân mà trong thời gian qua, nhiều người trẻ đứng trong hàng ngũ của Đảng đã không giữ được phẩm chất đảng viên. Họ bị thoái hóa biến chất, tham nhũng, trục lợi. Điều này cho thấy, nếu vào Đảng với động cơ không trong sáng rất dễ khiến người ta làm bậy khi có chức, có quyền.
Trong thực tiễn có những cái là vạn biến nhưng vẫn có những cái bất biến. Trong vấn đề này, đòi hỏi cái bất biến về “lý tưởng cao đẹp của mỗi người trẻ khi phấn đấu vào Đảng”. Vì thế, mỗi đoàn viên, thanh niên phải thật sự phấn đấu, có lý tưởng, có khát khao cống hiến trước khi phấn đấu vào Đảng.
Cùng đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thanh niên các cấp phải hướng dẫn đoàn viên, thanh niên xây dựng động cơ phấn đấu vào đảng đúng đắn, quan tâm đánh giá đầy đủ sự phấn đấu, cống hiến của mỗi người, để kết nạp được những người thật sự xứng đáng, ưu tú vào Đảng.
Đặc biệt, ngoài công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng đang tiến hành đã đem lại niềm tin cho một bộ phận người trẻ, thì các cấp ủy, chi bộ khi bồi dưỡng, kết nạp Đảng cần tránh các biểu hiện tiêu cực như bỏ qua người tốt, trung thực, thường phản biện.
Đồng thời, những đảng viên đi trước cần phải nêu gương, gương mẫu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó không phải là định vị đặc quyền, đặc lợi của đảng viên, mà là mỗi đảng viên đi trước muốn cho người ta theo mình thì “phải là mực thước cho người ta bắt chước”.
Những năm qua, tổ chức Đoàn đã thực nhiều chương trình, cuộc vận động để bồi dưỡng lớp thanh niên có lý tưởng, nhiệt huyết với sự nghiệp của đất nước, bằng nhiều hình thức sáng tạo như: học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến nghị quyết. Các đợt sinh hoạt chính trị cũng thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia.
Theo Trung ương Đoàn, từ năm 2012-2017, hơn 654.000 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng (chiếm hơn 66% tổng số đảng viên mới kết nạp). Trong nhiệm kỳ 2015-2020, có trên 11.000 cán bộ đoàn trúng cử vào cấp ủy đảng cùng cấp; gần 10.000 cán bộ đoàn trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
VŨ TRUNG KIÊN
Theo SGGP
Điều đặc biệt ở món quà Tổng bí thư, Chủ tịch nước tặng ông Kim Jong-un
Hình ảnh chim bồ câu trắng cùng cành ô liu trong bức tranh tặng ông Kim Jong-un không chỉ là món quà lưu niệm mà còn gửi gắm nhiều ước vọng.
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Triều Tiên, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao cho ông Kim Jong-un món quà là một bức tranh phủ vàng.
Bức tranh khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay Thủ tướng Kim Nhật Thành trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên ngày 8 - 12/7/1957.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng Chủ tịch Kim Jong-un bức tranh phủ vàng. Ảnh: KCNA
Món quà ý nghĩa này do công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chế tác.
"Đối với chúng tôi, đây không phải là câu chuyện kinh doanh, mà là trách nhiệm của doanh nghiệp với với đất nước. Món quà lưu niệm phải làm sao tạo ấn tượng với các chính khách nước ngoài khi tới thăm Việt Nam", bà Cao Thị Ngọc Dung chủ tịch HĐQT công ty PNJ chia sẻ.
Ngay khi biết thông tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều và thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, bà Dung đã đưa ra yêu cầu cho các nhân viên lên ý tưởng về một món quà.
Chỉ ít ngày sau, ít nhất 30 ý tưởng về món quà lưu niệm được nghĩ ra. Từ đây, công ty đã lựa chọn ra 3 tác phẩm ưng ý nhất.
"Lãnh đạo Bộ Ngoại giao gợi ý là đưa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ tướng Kim Nhật Thành trong chuyến thăm Triều Tiên năm 1957 vào trong món quà lưu niệm. Đó không chỉ là dấu mốc lịch sử mà còn thể hiện khát vọng hòa bình của 2 nhà lãnh đạo Việt Nam và Triều Tiên", bà cho hay.
Sau khi được sự chấp thuận từ Trung ương, Bộ Ngoại giao đồng ý giao cho công ty PNJ trách nhiệm chuẩn bị món quà lưu niệm là bức tranh tặng cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Không chỉ là quà lưu niệm
Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, việc làm sao thể hiện được mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Triều Tiên lại vừa thể hiện khát vọng hòa bình trong bức tranh là điều không hề dễ dàng.
Thời gian từ lúc nhận trách nhiệm tới thời điểm tặng quà chỉ vẻn vẹn 10 ngày. Những nhân viên giỏi nhất ở các đội thiết kế, sáng tạo, cùng lãnh đạo PNJ được yêu cầu cùng "nhập cuộc".
Bà Cao Thị Ngọc Dung. Ảnh: Như Sỹ
Từ hàng chục ý tưởng, cuối cùng, công ty PNJ quyết định lấy hình ảnh chim bồ câu trắng và nhánh ô liu bên cạnh hình ảnh chủ đạo là Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành.
"Chim bồ câu trắng và nhánh ô liu đều là biểu tượng cho khát vọng hòa bình. Việt Nam luôn hướng tới hòa bình và đất nước chúng ta là điểm đến an toàn của thế giới", bà Cao Thị Ngọc Dung giải thích ý nghĩa của món quà lưu niệm.
Để món quà được hoàn hảo, ngoài tư duy, ý tưởng, việc chọn nguyên liệu chế tác cũng quan trọng không kém.
Sau nhiều cuộc làm việc nhóm, các nghệ nhân giỏi nhất của PNJ đã quyết định chọn hợp kim là chất liệu tạo hình và phủ lớp vàng lên trên.
Món quà lưu niệm đầy ý nghĩa
Với cành ô liu, các viên đá quý xanh được lựa chọn để gắn lên những chiếc lá, thể hiện sự tươi mới, hy vọng nền hòa bình cho thế giới.
Trước đó, trong hội nghị cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng năm 2017, PNJ đã thiết kế, chế tác 300 bộ huy hiệu APEC Vietnam 2017 và quà tặng lưu niệm là tranh hoa sen dát vàng trao tặng các lãnh đạo, phu nhân các nguyên thủ, quan chức cấp cao các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Vietnamnet
Tăng cường hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào Chiều 5-3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Lào do Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam - theo TTXVN. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao kết...