Để di động của bạn luôn căng đét sóng
Nhiều người dù có mang di động bên mình nhưng vẫn không thể liên lạc được với người khác vì lý do sóng điện thoại quá yếu. Hẳn nhiều bạn đọc cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh oái oăm này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài cách thức được sử dụng để dế yêu của bạn luôn thu được sóng khỏe và ổn định.
1. Luôn sạc pin điện thoại hàng ngày
Phương thức đơn giản mà lại tiết kiệm nhất chính là sạc pin điện thoại mỗi ngày. Di động của chúng ta, đặc biệt là dòng smartphone cho phép người dùng thực hiện rất nhiều thao tác như gọi điện thoại, truy cập Internet, xem video,… chính vì bị nhồi nhét quá nhiều tính năng nên dung lượng pin đã không còn được đảm bảo. Điện thoại sẽ cần tới khá nhiều năng lượng để có thể thực hiện các cuộc gọi do đó chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên khi pin chỉ còn khoảng 10% mà dế cưng của mình không thể nhận được bất kỳ cuộc gọi nào khác. Chính vì vậy, lời khuyên là hãy nhớ sạc đầy pin mỗi ngày, tuy đây là một hành động nhỏ nhưng lại rất hiệu quả để tránh cho việc pin bị cạn từ đó dẫn đến không thể bắt sóng.
Trong trường hợp phải đi xa và không muốn mang theo ổ sạc điện thoại, bạn có thể sử dụng cổng USB trên máy vi tính như một ổ sạc thay thế (chiêu này chỉ dùng được trên một số máy). Quan trọng hơn, bạn hãy nhớ tắt tất cả các ứng dụng đang chạy ở chế độ nền trên smartphone khi không cần đến để mang lại nhiều thời lượng pin hơn cho chiếc điện thoại của mình.
2. Thay đổi cách cầm máy
Ki iPhone 4 được trình làng, rất nhiều người sử dụng đã gặp phải khó khăn khi không thể bắt được sóng điện thoại. Nhiều cuộc kiểm tra đã được thực hiện để lý giải nguyên nhân này và kết quả thật bất ngờ đó là do cách người dùng cầm điện thoại trên tay. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần người dùng nắm điện thoại chặt trên tay thôi là cũng đủ khiến nó mất khả năng bắt sóng.
Video đang HOT
Hiện nay, ăng ten của điện thoại đã được thiết kế ẩn vào bên trong và không còn được đặt ở bên ngoài. Do vậy, nếu cầm điện thoại ở đúng vị trí đặt ăng ten thì bạn đã vô tình cản trở quá trình bắt sóng trên chiếc điện thoại của mình. Để xác định ăng ten đặt ở vị trí nào trong điện thoại của mình, bạn hãy thử cầm điên thoại ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời quan sát vạch sóng hiện trên màn hình. Khi đã xác định được vị trí của ăng ten, bạn sẽ biết cách tránh cầm điện thoại ở vị trí đó. Riêng với iPhone 4, các nhà thiết kế đã cung cấp loại bao bảo vệ Bumper, với loại bao này, dù bị cầm rất chặt thì iPhone cũng không hề bị mất sóng.
Trên đây là 2 cách giúp điện thoại của bạn có thể bắt sóng khỏe và ổn định hơn mà lại không phải tốn chi phí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn buộc phải chi tiền để thiết bị di động của mình có thể bắt sóng và hoạt động bình thường. Lý do chính của các trường hợp này thường đến từ sự cản trở của các tòa nhà cao tầng đang mọc lên như nấm và làm ngăn cản quá trình nhận, phát sóng của điện thoại.
3. Sử dụng thiết bị network extender
Nếu khu vực bạn đang ở không thể bắt được sóng điện thoại một cách ổn định thì bạn có thể sử dụng các dụng cụ network extender (công cụ mở rộng tầm phủ sóng) để cải thiện chất lượng bắt sóng. Network extender có tác dụng giống như một cột thu sóng điện thoại cỡ nhỏ, nó có thể đặt được gọn gàng ngay trong nhà hay trong phòng làm việc. Giá của các dụng cụ này được dao động trong khoảng từ 100 đến 300 USD (2,2 triệu tới 6,6 triệu đồng).
Người dùng cũng có thể chọn sử dụng cellular repeater (thu và phát lại sóng di động) thay vì sử dụng dụng cụ network extender. Thanh ăng ten thiết kế trên cellular sẽ tiếp nhận và truyền sóng điện thoại. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã khuyến cáo rằng cellular repeater không những cồng kềnh mà dường như khả năng bắt sóng cũng không mạnh bằng network extender.
4. Sử dụng Wi-Fi
Thay vì sử dụng mạng di động truyền thống,, người sử dung smartphone có thể sử dụng Wi-Fi như một lựa chọn thay thế. Mạng Wi-Fi của T-mobile cho phép các thuê bao sử dụng smartphone Android thực hiện được các cuộc gọi điện thoại có chất lượng ổn định như mạng cũ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Skype được cài sẵn trong điện thoại để thực hiện các cuộc gọi mà không cần đến sự trợ giúp của mạng di động truyền thống. Cách này sẽ giúp bạn đỡ tốn đi rất nhiều chi phí cho việc gọi điện thoại.
Tuy nhiên, bắt sóng điện thoại bằng cách này cũng gặp phải những hạn chế nhất định. Bạn sẽ phải bỏ chi phí để lắp đặt một mạng không dây ngoài ra, tốc độ của mạng wifi cũng chậm hơn so với mạng điện thoại thông thường.
5. Tìm kiếm nhà mạng mới
Nếu bạn đã sử dụng tất cả những cách trên mà sóng điện thoại vẫn không thể ổn định thì cách tốt nhất, là bạn nên thay đổi mạng điện thoại mà mình đang sử dụng. Mạng điện thoại nhiều khi cũng chính là thủ phạm gây ra sự bất tiện và khó chịu cho người sử dụng. Hiện tượng vạch sóng bị mất liên tục hay bất ổn, nhiều khi lại do lỗi của sóng nhà mạng mà bạn đăng ký không thể tới được nơi của bạn. Nhiều chuyên gia cũng gợi ý rằng bạn nên kiểm tra điện thoại của mình và thử sử dụng một loại điện thoại khác có khả năng bắt sóng tốt hơn.
Trên đây là những cách phổ biến để di động của bạn luôn bắt được sóng khỏe và ổn định. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc luôn thực hiện được những cuộc gọi cần thiết và kịp thời với chất lượng ổn định.
Theo ICTnew
Nokia Lumia 610 giá rẻ có thể chia sẻ sóng Wi-Fi
Là một chiếc smartphone Windows Phone giá rẻ và ra mắt sau so với hai model Lumia 800 và Lumia 710, nhưng Lumia 610 lại được trang bị tính năng mà hai sản phẩm trước không có, khi có thể chia sẻ sóng Wi-Fi cho 5 thiết bị khác.
Nokia Lumia 610 dự kiến bán ra vào tháng 4 tới với giá 255 USD, được trang bị tính năng hấp dẫn là trở thành điểm phát sóng Wi-Fi di động để 5 thiết bị khác có thể truy cập. Tính năng này cũng được tích hợp trên mẫu smartphone Lumia 900, nhưng hai model Windows Phone đời đầu là Nokia Lumia 710 và Nokia Lumia 800 không có.
Nokia Lumia 610 có màn hình 3,7 inch WVGA TFT, vi xử lý tốc độ 800 MHz, RAM 256MB và một camera 5 megapixel với độ mở F/2.2 và khả năng quay video 720p ở 30 khung hình/giây. Camera còn có khả năng dò tìm khuôn mặt, cân bằng trắng, chụp ảnh panorama và tự động canh nét.
Minh Hà
Theo Infonet.vn