Đề cử ông Phạm Minh Chính để bầu làm Thủ tướng
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình đề cử ông Phạm Minh Chính để Quốc hội bầu làm Thủ tướng.
Sáng 5/4, sau khi tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viện Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được Chủ tịch nước đề cử để Quốc hội bầu làm Thủ tướng. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng.
Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng.
Sau đó, Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng.
Tiếp đó, Quốc hội bầu Thủ tướng bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Video đang HOT
Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ nhậm chức.
Ông Phạm Minh Chính được đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng.
Cũng trong phiên làm việc buổi chiều, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quốc hội sau đó thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Thông cáo báo chí số 8 kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIV
Thứ sáu, ngày 2-4-2021, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tám tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Buổi sáng
Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả như sau: Có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu; có 475 phiếu phát ra; 475 phiếu thu về; trong đó có 475 phiếu hợp lệ; 435 phiếu đồng ý (bằng 90,62% tổng số đại biểu Quốc hội); 40 phiếu không đồng ý (bằng 8,33% tổng số đại biểu Quốc hội).
Sau đó, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức điện tử, kết quả như sau: Có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,17% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 446 đại biểu tán thành (bằng 92,92% tổng số đại biểu Quốc hội), 6 đại biểu không tán thành (bằng 1,25% tổng số đại biểu Quốc hội).
Cũng trong buổi sáng, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Buổi chiều
Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Tiếp đó, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả như sau: Có 469 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu; có 469 phiếu phát ra; 467 phiếu thu về; 467 phiếu hợp lệ; trong đó, có 451 phiếu đồng ý (bằng 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội); 16 phiếu không đồng ý (bằng 3,33% tổng số đại biểu Quốc hội).
Sau đó, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức điện tử, kết quả như sau: Có 440 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91,67% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 438 đại biểu tán thành (bằng 91,25% tổng số đại biểu Quốc hội), 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội), 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).
Cũng trong buổi chiều, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.
Thứ bảy, ngày 3-4-2021 , Quốc hội làm việc theo chương trình riêng.
Thứ hai, ngày 5-4-2021: Buổi sáng, Quốc hội tiến hành thủ tục bầu Chủ tịch nước; Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ. Buổi chiều, Quốc hội tiến hành các thủ tục bầu Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội nghe Tờ trình về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước và Tờ trình về việc miễn nhiệm một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại Đoàn về các nội dung này.
Quốc hội bắt đầu tuần làm việc về công tác nhân sự Sau khi dành ngày làm việc đầu tuần để thảo luận báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, các đại biểu Quốc hội bắt đầu quy trình kiện toàn nhân sự từ chiều 30/3. Sáng 29/3, các đại biểu sẽ thảo luận ở hội trường về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ. Sáng...