Đề cử giải Nobel Hòa bình của ông Trump vẫn được giữ lại
Một số thành viên đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển từng đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình năm 2021 vẫn ủng hộ đề cử này.
Tháng 11/2020, các nghị sĩ Thụy Điển là Bjrn Sder, Mattias Karlsson, và Tobias Andersson, đã đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình. Bên cạnh đó, 11 nghị sĩ châu Âu khác từ đảng Nhân dân Đan Mạch, đảng Bảo thủ Anh, đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan, đảng Fidesz của Hungary cũng đứng sau đề cử.
“Trong chính sách đối ngoại, ông ấy đã thành công đối với hòa bình thế giới và xứng đáng có giải Nobel Hòa bình. Việc ông ấy cư xử bất ổn sau cuộc bầu cử không nên xóa đi điều đó”, ông Bjrn Sder nói. “Chắc chắn đó sẽ là một di sản buồn đối với Trump, hành vi của ông ấy sau khi thua cuộc bầu cử còn nhiều điều phải bàn. Nhưng bạn phải tách bạch mọi thứ. Trong chính sách đối ngoại, ông ấy đã thành công và xứng đáng một giải thưởng hòa bình”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: NPR)
Video đang HOT
“Bất chấp sự kiện lộn xộn ở Washington D.C, động cơ của những điều ông ấy làm không thay đổi về bản chất” , ông Tobias Andersson nói. “Donald Trump có thể là một người gây tranh cãi với một phong cách tranh luận gây tranh cãi đối với chính trị trong nước. Nhưng không có đánh giá nào có thể phủ nhận những nỗ lực khổng lồ ông ấy đã làm cho một thế giới hòa bình hơn”, theo Mattias Karlsson.
Dù vậy, cũng có những người đã đề cử cho Tổng thống Trump cảm thấy ông không còn phù hợp. Chính trị gia đảng Tiến bộ Na Uy Christian Tybring-Gjedde, người từng đề cử Trump cho giải Nobel Hòa bình hai lần, cho rằng tình trạng của Tổng thống Mỹ “đang ngày càng tệ đi” từ cuộc bầu cử.
Vào thời điểm được đề cử, Trump được ca ngợi vì “hướng tới hòa bình và các cuộc đàm phán hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, ở Balkan, và giữa Israel với một số quốc gia láng giềng”.
Hiện ông Trump đang phải đối mặt với những chỉ trích dữ dội sau khi một nhóm người biểu tình ủng hộ ông xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1, gây náo loạn và có hành vi bạo lực cực đoan khiến ít nhất 5 người chết. Các ý kiến phổ biến cho rằng ông có vai trò lớn trong việc kích động làn sóng bạo lực này, và các thành viên đảng Dân chủ đang nỗ lực kêu gọi Tổng thống từ chức đồng thời thúc đẩy các thủ tục luận tội ông.
Obama từng sốc khi biết đoạt giải Nobel Hòa bình
Barack Obama bị sốc khi biết tin được trao giải Nobel Hòa bình năm 2009, đến mức tự hỏi "vì cái gì cơ chứ", cựu tổng thống Mỹ kể lại.
Trong cuốn hồi ký "Miền đất hứa" phát hành hôm 17/11, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tiết lộ rằng ông bị một cuộc gọi đánh thức vào buổi sáng tháng 10/2009. Người ở đầu dây bên kia thông báo ông đoạt giải Nobel Hòa bình.
Obama không khỏi bị sốc và đặt câu hỏi: "Vì cái gì cơ chứ". Ông nói với vợ mình là đệ nhất phu nhân Michelle Obama khi đó: "Anh sẽ nhận giải Nobel Hòa bình". "Tuyệt vời đấy, anh yêu", bà nói và ngủ tiếp.
Hồi ký "Miền đất hứa" của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama được bày bán tại New York hôm 17/11. Ảnh: AFP .
Obama nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009 từ Ủy ban Nobel Na Uy vì "những nỗ lực phi thường nhằm tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc" chỉ một thời gian ngắn sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu, trong bối cảnh các cuộc chiến đang diễn ra ở Iraq và Afghanistan. Obama đã đến Oslo, Na Uy, để nhận giải.
Cựu tổng thống Mỹ viết trong hồi ký rằng khi chứng kiến đám đông bên ngoài phòng khách sạn, ông đã nghĩ về tầm quan trọng của thời điểm đó trong lịch sử. "Ý tưởng rằng tôi, hoặc bất kỳ ai có thể mang lại trật tự cho sự hỗn loạn như vậy thật nực cười. Ở một mức độ nào đó, đám đông bên dưới đang cổ vũ một ảo cảnh", ông cho hay.
"Dù bạn làm gì cũng không đủ, tôi đã nghe thấy tiếng họ nói. Nhưng dù sao tôi cũng phải thử", Obama nhớ lại sau khi buổi lễ kết thúc.
Geir Lundestad, cựu thư ký của ủy ban trao giải cho Obama, cũng viết trong cuốn hồi ký năm 2015 của ông rằng Obama đã rất ngạc nhiên khi được chọn, và nói thêm rằng ông rất tiếc khi trao giải cho cựu tổng thống Mỹ.
"Không có giải Nobel Hòa bình nào thu hút được sự chú ý nhiều hơn giải thưởng năm 2009 cho Barack Obama", Lundestad viết trong hồi ký. "Ngay cả nhiều người ủng hộ Obama cũng tin rằng giải thưởng này là sai lầm. Theo nghĩa đó, ủy ban đã không đạt được những gì họ kỳ vọng".
Cuốn hồi ký khiến Lundestad phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ ủy ban. Họ cho rằng ông phá vỡ truyền thống khi đề cập các thủ tục chọn người đoạt giải Nobel, một quy trình thường được giữ bí mật trong nhiều năm.
Tổng thống Donald Trump năm ngoái nói rằng Obama không xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009. "Họ đã trao giải (Nobel Hòa bình) cho Obama nhưng ông ấy không biết tại sao mình lại giành được giải thưởng. Đó là điều duy nhất tôi đồng ý với ông ấy", Trump nói.
Hơn 700 chuyên gia kinh tế phản đối ông Trump tái đắc cử Hơn 700 nhà kinh tế học, bao gồm 7 người từng đoạt giải Nobel, đồng loạt đưa ra lời chỉ trích Tổng thống Donald Trump "ích kỉ và liều lĩnh", và các cử tri không nên bầu cho ông Trump. Tổng thống Donald Trump luôn khẳng định mình là ứng cử viên tốt hơn cho nền kinh tế. Ảnh: Getty Trước cuộc bầu...